* Trang này được xem 3028 lần
* Trang này được xem 3028 lần
Mẹo Vặt
Thành phần mật ong có tới 75% là đường fructose và glucoz, các khoáng chất như sắt, phosphor, calci, lưu huỳnh, magne, đồng, kẽm… và các vitamine như B1, B2, B3, B5…
Ngoài ra, mật ong còn chứa rất nhiều chất kháng khuẩn vì vậy được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như mụn, nhọt, các vết thương, vết loét.
Để chữa đau cổ họng, bạn có thể uống hỗn hợp mật ong hòa với nước ép gừng.
Thứ đồ uống này còn giúp bạn giảm triệu chứng của cảm lạnh như ho, chảy nước mũi…
Một số ứng dụng khác của mật ong
Làm đẹp
Sữa rửa mặt mật ong
Trộn 1/4 chén mật ong, 1 muỗng sữa rửa mặt, 1/2 chén glycerine ( có bán tại cửa hàng dược phẩm ), dùng bông rửa mặt thoa đều hỗn hợp trên lên da, rửa lại bằng nước ấm và để da khô tự nhiên.
Tẩy da chết bằng mật ong chocolate
– 2 muỗng mật ong
– ½ tách tinh dầu hạt nho
– 6 muỗng chocolate nguyên chất, nghiền nhuyễn ( hoặc có thể thay bằng bột cacao )
– 2 tách muối ăn kiêng
( Lượng nguyên liệu này đủ dùng cho 2 lần )
Trộn mật ong với tinh dầu hạt nho, sau đó cho tiếp chocolate và muối, quấy đều cho đến khi có được một hỗn hợp tơi mịn.
Xoa hỗn hợp tẩy da chết bằng mật ong này lên cơ thể và xoa đều, sau đó dùng khăn bông thấm nước ấm lau sạch hoặc xả sạch với nước.
Toner/Lotion mật ong
Xay nhỏ một trái dưa leo ( bỏ vỏ ), vắt lấy nước cốt, thêm 2 muỗng mật ong và trộn đều, giữ dung dịch này trong chai thủy tinh sạch. Thoa đều hỗn hợp lên mặt và cổ đều đặn sáng tối, để khô sau đó rửa mặt sạch.
Giữ dung dịch này trong ngăn mát tủ lạnh để có thể sử dụng trong vòng 1 tuần.
Kem dưỡng ẩm cho da khô
– 2 muỗng mật ong
– 2 muỗng bột cacao hòa tan
– 5 giọt tinh dầu cam bergamot
– 5 giọt tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu trà
Trộn đều các thành phần trên. Thoa đều lên mặt sau khi đã rửa sạch và lau khô mặt.
Loại kem dưỡng ẩm được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên này có thể được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng nó có thể bị đông đặc lại. Để sử dụng cho lần thứ 2, bạn đun nóng hỗn hợp trong khoảng 10 giây, quậy đều rồi bôi lên mặt như bình thường.
Mặt nạ từ mật ong
Rửa sạch mặt bằng nước ấm, có thể đặt lên mặt khăn ấm khoảng 10 phút giúp lỗ chân lông nở ra để các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu vào da nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Đắp mặt nạ khoảng 15 – 20 phút.
Sưu tầm * Trang này được xem 5965 lần
ANZAC Day – ngày 25 tháng 4 là ngày lễ trọng đại cuà Úc. Nó được đánh dấu kỷ niệm sự hợp tác quân sự lớn nhất giữa Úc Đại Lợi (Australia) và Tân Tây Lan (New Zealand). Hai quốc gia đã cùng nhau tham gia vào cuộc chiến “Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”. Một sự thật hiếm hoi là cả hai quốc gia có chủ quyền riêng nhưng cùng chung một ngày lễ tuởng nhớ.
ANZAC được viết tắt từ chữ Australia và New Zealand Army Corps.
Chiến dịch tấn công Gallipoli
Gallipoli được tìm thấy ở một phần đất châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, với biển Aegan về phía tây. Gallipoli nằm ở phần phía Đông của Thổ Nhĩ Kỳ, với các biển Aegean với phương Tây và eo biển Darndenelle Đông. Chiến dịch Gallipoli trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là trên bán đảo Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một Gallipoli ở Ý.
Năm 1915, quân đội Úc và New Zealand hình thành một phần quân đội của Đồng minh, đoàn trinh sát đặt ra chỉ tiêu kiểm soát những bán đảo Gallipoli , theo một kế hoạch của Winston Churchill là để mở đường tới Biển Đen cho các lực lượng hải quân Đồng minh. Mục tiêu là để kiểm soát Constantinople, thủ đô của Đế chế Ottoman, Ottoman là một đồng minh của Đức trong cuộc chiến tranh. (Ottoman cai trị một đế chế rộng lớn xuyên lục địa từ 1299 đến 1922. Đế chế Ottoman kéo dài từ Hungary ở phía bắc Somalia ở phía nam, và từ Algeria ở phía tây Iran ở phía đông).
Các lực lượng ANZAC đã tấn công tại Gallipoli vào ngày 25 tháng tư, bị sự kháng cự mãnh liệt từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, với sự chỉ huy của Mustafa Kemal (sau này được gọi là Atatürk). Những gì đã được lên kế hoạch một cuộc tấn công táo bạo để lọai Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi cuộc chiến tranh, nhưng cuộc tấn công nhanh chóng trở thành một bế tắc, và cuộc chiến đã kéo dài trong tám tháng.
Vào cuối 1915, các lực lượng Đồng minh đã được sơ tán, sau khi cả hai bên đã bị thương vong nặng nề và chịu đựng những khó khăn rất lớn. Số quân đồng minh thương vong bao gồm 21.255 từ Vương quốc Anh, khoảng 10.000 lính chết từ Pháp , 8709 từ Úc, 2721 từ New Zealand, và 1358 từ Ấn Độ thuộc địa Anh. Tin tức tại Gallipoli đã bị một tác động thật sâu sắc đến Úc và New Zealand tại quê nhà. Từ đó 25 tháng tư nhanh chóng biến thành ngày mà Úc và Tân Tây Lan luôn nhớ đến sự hy sinh của những người đã chết trong cuộc chiến tranh. Mặc dù các chiến dịch Gallipoli đã thất bại trong mục tiêu quân sự của Úc và New Zealand. Nhưng “huyền thoại ANZAC” đã trở thành một phần quan trọng của bản sắc kiêu hùng cả hai quốc gia cho đến ngày nay.
Úc và cuộc chiến Việt Nam 1962 – 1975
Sự can thiệp quân sự của Australia, trong chiến tranh Việt Nam là dài nhất so vơí bất kỳ sự tham chiến nào trong lịch sử Úc. Sự xuất hiện của quân đội Úc, trong tháng Bảy và tháng Tám năm 1962 là sự khởi đầu của sự tham gia của Australia trong chiến tranh Việt Nam.
Ngày 18 tháng 8 năm 1966, trong rừng cao su tại Long Tân, Phước Tuy, Bà Riạ Vũng Taù. Quân đội Úc, những người lính đã tham gia vào một trận chiến khốc liệt (Có yêu cầu tìm hiểu thêm xin vào các trang web “Battle of Long Tan”). Sự tham gia của quân đội Úc trong chiến tranh VN, đã được chính thức tuyên bố kết thúc khi Thủ Tướng Úc đã đưa ra một công bố vào ngày 11 – 1 – 1973. Các binh lính chiến đấu duy nhất còn lại ở Việt Nam là một trung đội bảo vệ đại sứ quán Úc tại Sài Gòn.
Kỷ niệm lần đầu ngày ANZAC
25 Tháng Tư đã chính thức được đặt tên là ANZAC Day vào năm 1916. Nó được đánh dấu bằng một loạt các lễ nghi và dịch vụ ở Úc, một cuộc diễu hành qua London, và một ngày thể thao trong trại Úc tại Ai Cập. Tại London, hơn 2.000 quân đội Úc và New Zealand diễu hành qua các đường phố. Một tiêu đề báo chí lúc bấy giờ ở London gọi là “hiệp sĩ của Gallipoli”. Cuộc tuần hành được tổ chức trên khắp nước Úc, ở Sydney, đoàn xe của xe ô tô mang thương binh từ Gallipoli và các y tá đã từng tham gia cuộc chiến. Đối với các năm còn lại của chiến tranh, Ngày ANZAC được sử dụng như một cơ hội cho các cuộc biểu tình yêu nước và các chiến dịch tuyển dụng, và cuộc diễu hành phục vụ các thành viên của AIF đã được tổ chức ở hầu hết các thành phố (AIF được viết tắt từ chữ Australia Imperial Force là tên cho tất cả các tình nguyện viên lực lượng quân đội, cử đi chiến đấu ở nước ngoài trong Thế chiến lần thứ nhất và Thế chiến lần thứ hai).
Nghi lễ ngày ANZAC
Ngày ANZAC năm 1920 đã trở thành ngày quốc gia kỷ niệm 60.000 người đã chết trong chiến tranh. Đến giữa những năm 1930, tất cả các nghi lễ gồm có: Vào lúc bình minh là buổi cầu nguyện, tuần hành trên đường phố và họp mặt cựu chiến binh. Với sự ra đời của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ANZAC Day cũng phục vụ kỷ niệm cuộc sống của người Úc đã chết trong cuộc chiến tranh đó. Trong những năm tiếp theo, ý nghĩa của ngày đã tiếp tục được mở rộng để bao gồm Úc thiệt mạng trong tất cả các hoạt động quân sự, trong đó Úc đã được tham gia. Úc cũng đã được tham gia trong các cuộc xung đột tại Hàn Quốc, Việt Nam và gần đây bao gồm cả Afghanistan và Iraq.
Anzac Day là một ngày lễ quốc gia và là một trong những ngày long trọng nhất trong năm của Úc. Cuộc tuần hành của các cựu chiến binh từ tất cả các cuộc chiến tranh trong quá khứ, cũng như các thành viên phục vụ hiện tại của Lực lượng Quốc phòng Úc và dự trữ, cùng với các cựu chiến binh đồng minh được hỗ trợ bởi các thành viên của Hướng đạo sinh Úc và các nhóm dịch vụ mặc đồng phục, được tổ chức tại các thành phố, thị xã trong cả nước.
Ngày Anzac được truyền hình trực tiếp trên màng ảnh vô tuyến truyền hình cộng với lời bình luận. Những sự kiện thường theo sau là các cuộc tụ họp của các cựu chiến binh, tổ chức tại nơi công cộng hoặc trong một RSL câu lạc bộ, thường bao gồm một trò chơi cờ bạc truyền thống của Úc. Hàng năm vào khõan 15.000 người dân Úc, tham gia cuộc hành hương đến Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm ngày ANZAC. Đối với tất cả các cựu chiến binh từng tham gia “Thế chiến lần thứ nhất và thế chiến lần thứ hai” cùng những cưụ chiến binh tham gia những cuộc chiến gần đây. Ngaỳ ANZAC là ngày rất quan trọng thời quá khứ của các cựu chiến binh. Ví nó cũng đánh dấu cho những huy chương mà họ được khen tăng thêm được một tuổi. Điều quan trọng nhất cuả các cựu chiến binh,ngày ANZAC là: Thời gian để họ tưởng nhớ đến cá nhân và tất cả bạn bè của họ, đã cùng nhau chung vai, sát cánh một thời oanh liệt, sống và chiến đấu cho lý tưởng tư do và cho một trật tự mới cuả thế giới.
* Trang này được xem 2924 lần
Úc và Tân Tây Lan kỉ niệm Ngày ANZAC (Australian and Newzealand Army Corpts) vào ngày 25 tháng 4 hàng năm để tưởng nhớ những thành viên của Quân đội Úc và Tân Tây Lan đổ bộ vào Gallipoli của Thổ Nhĩ Kì trong Thế Chiến thứ I. Ngày ANZAC cũng là ngày nghỉ lễ công cộng của Quần đảo Cook, Niue, Samoa và Tonga.
Năm nay 2012 “ANZAC Day” vào thứ tư 25 tháng 4 người dân Úc và Tân Tây Lan có một ngày nghỉ giữa tuần… Các bạn mình cùng làm bánh Anzac Biscuits nha….
Anzac Biscuits là một loại bánh ngọt phổ biến ở Úc và Tân Tây Lan (New Zealand) có từ World War I do các người vợ, người mẹ, chị, em, bạn gái….. của những người lính làm để gởi ra ngoài mặt trận gồm những nguyên liệu thông thường nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ được lâu trong qúa trình vận chuyển bằng tàu thủy . Đầu tiên bánh có tên “Biscuits Soldier” sau đó bánh được đem ra thị trường với tên “ANZAC Biscuits”. Hiện nay Anzac Biscuits có mặt ở khắp các supermarket trên toàn nước Úc và Tân Tây Lan.
Sau đây là cách làm
INGREDIENTS (NGUYÊN LIỆU):
•1+ 1/4 cups plain flour, sifted
•1 cup rolled oats
•1/2 cup caster sugar
•3/4 cup desiccated coconut
•2 tablespoons golden syrupt or treacle
•150g unsalted butter, chopped
• 1/2 teaspoon bicarb soda
• 2tablespoons warm water
METHOD (CÁCH LÀM):
-Trộn đều bột mì+coconut+oats+đường vào một tô lớn
– Đặt chảo lên bếp cho bơ+syrupt vào để nhỏ lửa cho bơ chảy tan đều với syrupt
-Hòa tan baking soda vào nước ấm ,sau đó đổ vào chảo bơ quậy đều ,lúc này hỗn hợp sẽ nổi bong bóng .Tắt bếp. Đổ hỗn hợp bơ này vào tô bột
-Trộn đều tất cả cho nguyên liệu hòa quyện với nhau
-Viên tròn viên bột cỡ trái chanh nhỏ và ấn dẹp xuống
-Bỏ lên khay nướng đã lót baking paper
-Nướng với nhiệt độ 180°c khỏang 15-20phút hoặc cho đến khi bánh vàng đều
Xong rồi …..Bây giờ mời các bạn cùng ngồi nhâm nhi bánh với ly trà xanh hay ly cafe nóng nhá.
Chúc các bạn một ngày nghỉ thật vui.
* Trang này được xem 2000 lần
Tôi đến Tiệp Khắc (là Czechoslovakia, sau này tách ra làm hai là Czech và Slovakia) đầu năm 1985 cùng với Nguyễn anh Tài (trước đây tên là Huỳnh ngọc Cẩn). Chúng tôi được đưa đi Tiệp sau 5 năm làm giáo viên tại trường Cao Thắng, thế là tạm thời chúng tôi bắt đầu mất dạy.
Ôi cảm giác mất dạy thật là sung sướng, không còn giáo án, không còn soạn bài giảng bài, không còn phải chuẩn bị dụng cụ, sắt thép cho học sinh…..nhưng cũng cảm thấy đau buồn và ít nhiều mất mát khi phải xa rời các em nữ học sinh thân yêu. Điều này mong các bạn thông cảm vì khi đó chúng tôi chỉ hăm mấy xuân xanh thôi, vì bận rộn suốt ngày ở trường, đâu có thời gian và cơ hội tiếp xúc bên ngoài nên đành phải tập làm quen việc tiếp bước nhà văn nguyễn thị Hoàng mà sống trong “Vòng Tay Học Trò” thôi.
Khi ấy việc đi nước ngoài là rất khó khăn, trong nước rất nghèo, người ta chỉ mong cơ hội đi bất cứ nước nào ngoài VN để kiếm thêm tiền. Thời đó con ông cháu cha cũng chỉ được xin vào các cơ quan nhà nước làm việc, có điều họ chọn được các nơi dể sống như lương thực, hải quan, bách hóa tổng hợp v.v….ngoài ra nếu khá hơn thì chạy một suất đi nước ngoài là các nước XHCN châu âu dù đó là đi học đại học hay hợp tác lao động hoặc thực tập sinh như chúng tôi mà thôi. Vì vậy tôi đã gặp và quen biết với con các vị bộ trưởng tài chính, tổng cục trưởng dạy nghề, chủ tịch tỉnh Tây Ninh, phó chủ tịch tỉnh Long An, con của các vị chức sắc khác v.v….. Nếu ngày đó như những năm sau này khi kinh tế phát triển thì những mối quan hệ đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để làm ăn giao dịch mua bán chính trị nhưng chúng tôi chẳng để ý gì đến chuyện đó. Ai chơi được thì chơi, nếu không thì chào hỏi qua loa rồi mạnh ai nấy sống. Vì vậy các chỉ tiêu đi nước ngoài cũa TP và các tỉnh phía Nam thường bị Hà Nội và các tỉnh phía Bắc dành lấy với lý do đơn giản là trể hạn tập trung. Lúc đó theo thủ tục thì phải có chứng nhận lý lich cũa công an TP sau khi đã cắt hộ khẩu, lương thực, mà thời gian chờ chứng nhận theo quy định là 2 tháng, trong khi họ chỉ gởi thông báo cho trường một tháng trước đó mà thôi. Việc cắt hộ khẩu, lương thực và mua vé xe lửa cũng không dễ dàng gì…vậy mà cuối cùng chúng tôi cũng kịp thời đến nơi đúng hạn định.
Lý lịch của chúng tôi đã nhờ con của giám đốc Sở CA đem về nhà cho ba anh ta ký (khi đó anh ta hay đến nhà tôi vì anh ta học bách khoa chung với người cháu cũa tôi) còn phương tiện di chuyển thì không đi xe lửa mà đi máy bay bằng vé theo tiêu chuẩn cũa An Ninh QG. Thế là chúng tôi một lần nữa rời Sài Gòn thân yêu vào đầu tháng 12 năm 1984. Đến Hà Nội được vài hôm thì chúng tôi bắt đầu nhớ học trò yêu dấu quá đổi nên bàn nhau phải tìm cách trở về, mà phải trở về một cách chính thức thì mới mong nhập lại hộ khẩu lương thực. Như đã nói trên, người ta dành giật nhau để đi nên các cán bộ tiếp nhận hồ sơ được vị nể và nịnh nọt ghê lắm, chỉ thiếu một chi tiết cần bổ sung trong hồ sơ là coi như cơ hội đi đứt vì thời hạn đã gần kề. Thời đó thì chưa có việc đút lót nhiều như sau này, chỉ là một vài gói trà hoặc thuốc lá. Khi ấy tới lượt mình chúng tôi bước vào, một tay vẫn thọc túi quần, tay còn lại cầm hồ sơ thảy “xạch” trên bàn mà không hề khúm núm hay lịch sự chi cả vì hy vọng nhờ thế sẽ bị ghét bỏ mà bị bác hồ sơ…… Nhưng trời bất dung gian các bạn ạ! Với thái độ đó họ tưởng chúng tôi là con của cớm gộc từ Sài Gòn, chẳng những không ghét mà lại tỏ thái độ nhún nhường hết mình, thay vì nhận thuốc lá hoặc quà cáp thì họ lại mở hộc bàn lấy thuốc lá mời chúng tôi hút. Thay vì sau đó phải ở lại nơi tập trung là Hà Bắc để chờ ngày đi thì chúng tôi từ chối thẳng thừng mà tuyên bố sẽ trở về Hà Nội….vậy mà họ cũng vui vẻ chấp nhận. Thế là chúng tôi đành ra đi mà cõi lòng tan lát (lúc này thật ra chúng tôi đều có người yêu, riêng tôi thì một ngày trước khi đi còn kịp làm đám dạm ngỏ thay cho đám hỏi với nàng) Thật là “cố ý trồng hoa hoa chẳng nở, vô tình vun liễu liễu xanh um”.
Ở Hà Nội chúng tôi được cho vào ở nhà khách của bộ cơ khí luyện kim, khoảng một tuần sau thì bao nhiêu tiền bạc đem theo đã hết sạch mà ngày đi thì chẳng biết bao giờ. Một lần nữa chúng tôi lại làm nư, lần này đến bộ cơ khí luyện kim để mượn tiền, đương nhiên việc này không dể dàng vì làm gì có khoản tiền nào dành cho việc đó, thế là chúng tôi mè nheo đủ kiểu và dọa rằng nếu không có tiền để sống thì chúng tôi sẽ quay về Sài Gòn với yêu cầu cấp cho chúng tôi một giấy chứng nhận để chúng tôi có thể nhập hộ khẩu và lương thực. Vì đã chịu nhiều tai tiếng về việc dành lấy tiêu chuẩn đi nước ngoài cũa các tỉnh thành phía Nam nên lần này họ kiên quyết cho chúng tôi đi bằng mọi giá. Cực chẳng đã một chú tên Bích công tác tại văn phòng Bộ phải đứng ra làm giấy mượn tiền cho chúng tôi và sẽ đòi lại trường Cao Thắng sau. Chúng tôi đã ở Hà Nội đến hơn một tháng với vài lần mượn tiền như vậy, những lần sau, khi chúng tôi ló mặt lên là chú Bích liền chuồn qua cửa khác….nhưng làm sao thoát khỏi sự truy bắt tỉnh táo và thông minh của hai thằng lì như chúng tôi cho được thế là đành phải xì tiền….
Qua Tiệp chừng 1 năm thì N. A. Tài cho tôi biết rằng có đoàn của điện tử Bình Hòa sẽ sang, trong đó có Thái thị Trinh (người yêu cũa Tài từ khi nàng còn học Cao Thắng) và…….Tất thị ngọc Lan nữa. Đống tro tàn tưởng đã tắt nay lại bùng cháy. Thời điểm đó, do đã đi dạy được 5 năm và đã có người yêu nên tôi không còn nhút nhát nữa mà hình như ngày càng trơ trẽn, trâng tráo và trắng trợn hơn.
Tôi quyết định sẽ gặp lại người xưa với lý do cao cả đầy tính hy sinh là hộ tống bạn thân đi vào vùng đất địch ……he.he.he…..he.he.he……
* Trang này được xem 1423 lần
Cuối năm 1977 trường Cao Thắng làm lể tốt nghiệp cho công nhân khóa đầu tiên, tất cã đều được phân công tác về các nơi trong TP, còn chúng tôi gồm 20 người được chọn để tiếp tục học giáo viên dạy nghề ở ngoài Bắc( tôi vốn đã rất mừng tưởng không còn phải đi học nữa nay lại bị tiếp tục)
Thành phần gồm
– Nguyễn văn Ngọc & Nguyễn việt Trúc lớp Phay Bào
– Nguyễn anh Tài, Tạ ngân Hiệp, Trần tấn Dũng, Lê thế Dục,Nguyễn vĩnh Ba, Lê tấn Nhã lớp Tiện
– Nguyễn văn Tân, Dương văn Đồng, Nguyễn phương Lâm, Nguyễn văn Sỷ, Hồ nhựt Thành, Nguyễn đăng Hùng lớp Nguội
– Tống văn Trong, Đặng trung Dũng, Nguyễn tin Lành, Trần quốc Dũng, Lử thành Long, Lâm văn Toàn lớp Kỷ nghệ Sắt
Chặng đường dài 1729 km, từ ga Sài Gòn( lúc đó là cuối năm 1977 ga Sài Gòn vẩn còn nằm ở trung tâm Sài Gòn, cửa chính hướng về công trường Quách thị Trang ) chúng tôi đã đến Hà Nội vào buổi sớm mai lạnh và đầy sương mù, đoàn tàu mệt mỏi từ từ vào ga Hàng Cỏ sau 3 ngày đêm vượt qua hơn 100 ga lớn nhỏ. Chuyến đi thật sự vẩn chưa kết thúc vì điểm đến không phải là Hà Nội mà là gần Thái Nguyên, nơi cách Hà Nội 60 km về hướng bắc. Vừa bước ra khỏi ga Hàng Cỏ thì xe buýt cũa trường nơi chúng tôi sẽ học đã chờ sẳn sàng trước cổng, sau khi chào hỏi giáo viên đi đón đoàn, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình bắc tiến cũa mình.
Trường Việt Đức nằm tại huyện Phổ Yên Tỉnh Bắc Thái, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía nam. Trong thời chiến tranh lạnh giửa hai phía Đông và Tây Đức luôn có sự cạnh tranh ngầm, nếu trong Nam có trường Việt Đức do Tây Đức tài trợ thì ngoài Bắc cũng có trường Việt Đức do Đông Đức giúp đở. Trong thời gian này cã hai đều được trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhất VN và có cã chuyên gia Đức hổ trợ bên cạnh. Cuộc hành trình cuối cùng đã kết thúc khoảng 12g trưa cùng ngày. Tại đây đã chuẩn bị sẳn sàng mọi thứ để tiếp nhận chúng tôi, những thanh niên đến từ Sài Gòn cũng đương nhiên được xem là đại diện cho thanh niên cã miền Nam.
Hai tuần sau khi chúng tôi đến thì đoàn giáo sinh cũa trường Don Bosco cũng đến và sát nhập vào gọi chung là lớp Giáo Sinh 4. Chúng tôi được gọi là giáo sinh còn lại các lớp khác đều là học sinh công nhân, tuy rằng tuổi tác cũng như nhau, trong số học sinh có rất nhiều bộ đội vừa ra khỏi cuộc chiến tranh để trở lại học, vì vậy toàn trường đều gọi chúng tôi là thầy ngay cã các giáo viên đang dạy chúng tôi cũng rất tôn trọng mà gọi chúng tôi như vậy.Giờ đây chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới, trong môi trường mới với một cung cách mới nhưng trong chúng tôi luôn ngầm tự hào mình đến từ một thành phố lớn nhất và năng động nhất cã nước, trong bất kỳ hoàn cảnh nào chúng tôi đều cố gắng giử gìn thể diện cũa người miền Nam . Chúng tôi đã cố gắng, cố gắng và cố gắng….. cuối cùng chúng tôi đã tự hào nói rằng mình đã làm được điều đó một cách xuất sắc. Chúng tôi đã học giỏi nhất, chơi văn nghệ giỏi nhất, chơi thể thao giỏi nhất. Dù hầu hết đều lớn lên tại Sài Gòn chưa từng phải lao động vất vả nhưng chúng tôi lao động cũng không hề thua kém bất kỳ lớp nào và đương nhiên chúng tôi nhận được sự thương yêu và nể trọng cũa giáo viên và học sinh toàn trường, kể cã dân chúng xung quanh vùng cũng rất quý mến. Họ không gọi là GS4 mà họ chỉ gọi là giáo sinh miền Nam. Miền Bắc lúc bấy giờ đối với chúng tôi vừa quen lại vừa lạ, có lẽ những vần thơ điệu nhạc, những áng văn tuyệt tác mà chúng tôi đọc đã từ lâu thấm dần vào tâm hồn mình.
Hà Nội với 36 phố phường, với những mái ngói củ kỷ với hồ Tây, hồ Gươm, tôi cứ tưởng tượng đến những nhân vật trong các mẩu truyện cũa nhóm tự lực văn đoàn, cũa Vũ trọng Phụng, cũa Nguyễn công Hoan, Nam Cao đang sống lại trước mắt mình, dường như cảnh vật không thay đổi chút nào so với Hà Nội cũa thời trước 1945. Chúng tôi cũng đã từng lặng người ngắm nhìn đồi sim tím chiều hoang biền biệt nơi miền trung du Việt Bắc cũa Hữu Loan. Chúng tôi cũng được ngắm nhìn “cô hái mơ” trong khí trời lặng lẽ và trong trẻo. Chúng tôi cũng cãm nhận được nơi Hồ Zếnh đặt lời bài thơ bất hủ ” Trên đường về nhớ đầy, chiều chậm đưa chân ngày……….nhớ nhà châm điếu thuốc khói huyền bay lên cây” Lúc ấy tôi mới hiểu rằng thật là thú vị khi được đắm mình trong không gian sống cũa các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỉ nơi họ hình thành những tác phẩm để đời. Khi ấy ta cãm nhận đầy đủ hơn và cãm xúc sâu lắng hơn rất nhiều so với bình thường.
Miền Bắc trước đó tất cã đều tập trung cho chiến tranh nên họ ưu tiên hơn cho việc phát triển công nghiệp nặng, những nhà máy chế tạo máy công cụ, khu luyện cán thép, nhà máy cơ khí v.v…. xem ra về công nghiệp nặng đã đi trước miền Nam vào thời điểm 1975 (khu CN Biên Hòa lúc đó chỉ có vài nhà máy lắp ráp chứ không chế tạo như VIKYNO, VINAPRO, nhà máy song Châu Mỹ Châu chỉ nấu lại phế liệu chứ không hề luyện thép từ quặng)…..nhưng công nghiệp nhẹ và công nghiệp tiêu dùng cũa miền Bắc lúc bấy giờ thì thật là thê thảm. Hàng tiêu dùng cho nhu cầu thường nhật thiếu thốn và lạc hậu ghê gớm.
Nơi chúng tôi đến ở học lại nằm vùng quê ngoại tỉnh nên nhiều người chưa từng biết hộp quẹt ga là gì, lúc đó T N Hiệp cầm hộp quẹt ga bốc phét nói với bà chủ quán ” cái này trong nam gọi là tên lữa “,các vật dụng bình thường chúng tôi đem theo sử dụng cũng được họ nhìn một cách ngạc nhiên lạ lẩm. Khi đó nhiều người chưa biết kem đánh răng mà họ dùng loại thuốc đánh răng được chế tạo trông giống như cục vôi mà chúng ta dùng để đánh xi ra giày ba ta trắng. Hồi đó không biết anh chàng nào trong lớp có đem theo cã giấy “Kiss Me”, thế là trong một lần đó chúng tôi rủ nhau 5-6 đứa choàng giấy vòng khắp người như hoa hậu, mặt mày cười toe toét hiên ngang băng qua sân bóng đá tiến về WC, các hs trong trường ngơ ngác không biết giấy gì mà dài thế? (hành động thiệt là thô bỉ nhưng lúc đó tuổi trẻ không suy nghĩ nhiều chỉ làm cho khoái chí thôi). Thời gian dần trôi qua những gì đem theo có dè sẻn lắm rồi cũng cạn kiệt chúng tôi bắt đầu thiếu thốn còn hơn HS tại chổ, vì họ còn nhận được viện trợ cũa gia đình còn chúng tôi thì không. Chúng tôi bắt đầu lâm vào cơn đói triền miên mà tiền lương thì chỉ có 38 đồng, tiền cơm mổi tháng phải đóng là 21 đồng. Nhu yếu phẩm chúng tôi được mua theo tiêu chuẩn thì không đáng kể, khi có khi không hình như cũng hết 6 đồng rồi. Với 11 đồng còn lại dỉ nhiên chưa bao giờ trong suốt 2 năm học chúng tôi dùng tiền đó để mua cá thịt vì còn nhiều nhu cầu khác nữa, cho nên tôi không biết giá cã thịt cá ra sao. Tôi nhớ một hộp sữa là 5 đồng (Lê tấn Nhã nhờ có viện trợ từ gia đình thỉnh thoảng có mua sữa nên tôi mới biết giá, lúc đó hắn có cho tôi uống một lần….ôi chao uống vào thấm tới đâu nghe như bổ tới đó). Một lon lạc (đậu phộng rang) là 2 đồng( hình như không to bằng lon sữa bò bình thường vì đã được chế lại cho nhỏ đi). Một chén chè là 1 hào, một chén lạc là 5 hào (chén là loại chung nhỏ xíu để uống trà bắc mà trong Nam thường gọi là chung mắt trâu). Một trái chuối là 5 hào (1 đồng là 10 hào).
Cửa hàng quốc doanh cũng có bày bán một số vặt vảnh, phần lớn đều có dòng chử “Hàng bày không bán” chúng tôi thường thêm vào câu “hàng bán không bày”.
Như đã nói trên, chúng tôi luôn bị cái đói hành hạ, tôi nhớ có một ngày chủ nhật đẹp trời, sau khi lỉnh lương (11đồng), tôi và Dũng, Dục,Tài bước vào cửa hàng ăn uống quốc doanh tại Phố Cò, hôm đó có bán khoai tây chiên xếp lẩn với vài cọng rau xà lách,chúng tôi chẳng ngại ngùng gì những ánh mắt xung quanh, tiền ta ta cứ xơi, thế là cứ chén liền tù tì mổi em 6 bát. Lúc đó nhìn rất giống các hảo hán giang hồ trong phim Tàu, trước mặt mổi người chồng bát cao nghều nghệu (nếu cái bát được chế tạo mỏng và tròn đều thì không đến nổi cao như vậy). Vậy là tháng đó 4 đứa chúng tôi chỉ còn 5 đồng cho tất cã nhu cầu còn lại.
Người ta thường nói no dồn đói góp thật là đúng, mặc dù tiêu chuẩn lương thực cũa chúng tôi đến 21 kg/ tháng nhưng do thiếu thịt cá rau củ quả nên luôn luôn cãm thấy đói. Thời gian đầu khi nhìn thấy học sinh sau khi ăn cơm thường vòi vỉnh xin thêm một chút cơm cháy hoặc cái bánh bột mì áp chảo, mổi lần như vậy bị mấy bà cấp dưởng chửi như té tát vào mặt nhưng họ vẩn cứ nhăn nhở cười miển sao xin cho được thì thôi. Chúng tôi nhìn cảnh đó mà nói với nhau rằng tại sao lại vô liêm sỉ thế !, không biết nhục nhả, vì miếng ăn mà phải hạ mình đến như vậy sao? Chúng tôi đã thật sự xem thường họ và ngầm hảnh diện về tư cách cũa mình……nhưng về sau chúng tôi bắt đầu cố tình đi ăn cơm trể để xung quanh hầu như không còn ai, lúc đó mấy bà cấp dưởng như hiểu ý bèn hỏi “các thầy có dùng thêm chút bánh không? hoặc còn phần cơm khách này chưa ai ăn này thầy có dùng thêm không?” thế là chúng tôi vội vàng gật đầu mà đỏ mặt… dần dần hình như cũng chẳng còn đỏ mặt nữa….. Chúng tôi cứ tiếp tục như vậy mà cho rằng mình vẩn còn “thanh cao” lắm. Sau những lần đó chúng tôi không bao giờ dám tỏ ra xem thường hành động cũa những học sinh này nữa, trong thâm tâm chúng tôi đều hiểu rằng mình thật sự chẳng khác gì họ cã, chẳng qua “vị thế” mình khác họ nên mình có điều kiện hành xử có vẻ lịch sự hơn mà thôi.
Cha vợ tôi là sỹ quan học tập cải tạo, khi trở về ông có kể chuyện khi tới phiên mình nấu cơm, sau khi chia cơm thì còn vài miếng cơm cháy, lúc đó có nhiều người học tập chung đứng bên ngoài hàng rào xin, ông quăng ra và họ đã dành nhau, đánh nhau đến chảy máu. Có người nghe chuyện đó họ có vẽ không thể tin nổi chuyện xảy ra như vậy trong quý vị sỉ quan. Nhưng tôi thì tin vì sau những gì tôi đả trải qua, bị cái đói cái thiếu thốn hành hạ lâu ngày con người sẽ dần dần trở nên nhụt chí như vậy. Người ta có thể tranh đấu bằng cách tuyệt thực, một hai hôm đầu thì có thể dùng ý chí để vượt qua đến hôm thứ ba thì không còn cảm giác đói nữa mà lâm vào trạng thái lâng lâng không còn cảm giác thèm khát và sau đó họ có thể tiếp tục cho đến khi chết. Nhưng sự đói khát và thiếu thốn kéo dài ngày này qua ngày khác, tháng này qua năm khác sẽ dần dần ăn mòn ý chí cũa họ, vượt qua điều đó thật sự không dể dàng, chỉ có những người từng trải qua cảnh huống trên mới đủ tư cách nói rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn”…. nhưng tôi tin rằng ai đã vượt qua cảnh huống đó rồi sẽ không bao giờ dám nói câu đó cả.
Có những điều thuộc về bản năng cũa con người, chúng ta không phải là thần thánh nên chúng ta sẽ hành xử đúng với bản chất thật sự cũa con người, những nhà khoa học đã chứng minh rằng khi bị tra tấn, lúc đầu người ta có thể dùng ý chí để chống lại nhưng đến lúc nào đó, suy nghĩ duy nhất lúc đó là làm sao để không còn đau đớn nữa chứ không ai có thể vượt qua được. Cá biệt có người vượt qua được nhưng không vì họ chịu đựng được sự đau đớn hơn người mà vì họ luyện tập và chuẩn bị khai báo điều gì đó từ trước và khi đến lúc gần như mê đi thì họ vẩn lẩm bẩm khai báo điều đó một cách vô thức mà thôi.
Sau cái đói là cái lạnh, chúng tôi cũng nghe nói là sẽ lạnh nhưng cũng không ngờ lại lạnh đến như vậy, mổi đứa đem theo một hoặc hai cái mền nhưng cũng chỉ là loại mền mỏng trong Nam chứ không đứa nào có chăn bông (đúng là loại mà các nước xứ lạnh sử dụng). Ăn uống thì thiếu thốn mà đêm ngủ thì không được giử ấm, phòng ốc thì trống trên trống dưới đâu có kín gió chúng tôi chẳng ai có loại quần áo đông xuân là loại quần áo thun mặc lót ôm sát người, đứa nào cũng may cái mền thành cái bao rồi chui vào sau khi đã mặc tất cã quần áo nào dày nhất, tôi và một số anh em khác còn lấy giấy báo lót vào quần áo thêm, cốt sao sống sót qua mùa đông, khi đó chúng tôi mới hiểu câu thơ “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế” là như thế nào.
Về điện thì cũng may là những năm đó cũng không đến nổi thiếu, thỉnh thoảng cũng cúp điện chút đỉnh nhưng nước thì không hề có nước máy để tắm rửa hay giặt giủ gì cã ( nước máy chỉ dùng cho nhà bếp nấu ăn mà thôi ). Chúng tôi dù trời lạnh cắt da vẩn cứ phải ra giếng tắm giặt, dùng gàu cột dây rồi thòng xuống múc nước mà tắm, gàu thì dùng chung cho cã lớp, mà cái gì chung chạ thì thường rất tệ hại, khi thì gàu lủng khi thì đứt dây rơi tòm luôn xuống giếng, lại còn mượn qua lại giữa các lớp rồi “quên” trả.
Nhìn chung trong cuộc sống vật chất thì thiếu thốn rất nhiều, sau này so sánh thì chẳng kém sỷ quan đi học tập chút nào cả. Điều kiện học tập thì ngược lại, chúng tôi có đầy đủ các máy móc thiết bị dụng cụ vật tư cần thiết để sử dụng, nghề tiện phay bào thì vô số dao cụ và đồ gá cực tốt, nghề hàn thì bị “bắt buộc” mổi ngày phải hàn cho hết số lượng đủa hàn quy định trong ngày khiến các chú nghề hàn thiếu điều muốn mù mắt. Chúng tôi như cá gặp nước khi tiếp cận với nguồn cung cấp dụng cụ học tập như vậy cộng với những môn lý thuyết nghề nghiệp rất sâu so với yêu cầu khiến cho cã lớp đều tiến bộ nhanh chóng về lý thuyết lẩn thực hành nghề nghiệp.
Ngoài ra còn được học về giáo dục học, tâm lý học, triết học….những môn đó thật sự là nền tảng cho những kiến thức sống sau này cũa tất cã chúng tôi. Và chúng tôi cũng đã yêu, cũng chỉ là những mối tình thoáng qua thôi chứ không phải sâu sắc gì cã vì khi đó hầu như không ai tính đến chuyện lâu dài khi tuổi mình còn trẻ, chưa có sự nghiệp gì nhưng phải nói rằng trong vấn đề này chúng tôi có nhiều lợi thế so với học sinh ngoài đó. Đơn giản là vì chúng tôi lịch thiệp hơn, khi tiếp xúc với thanh niên ở ngoài bắc lúc đó chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi bạn học nam nữ với nhau họ nói chuyện xưng hô mầy tao chi tớ tỉnh bơ, lại còn ký đầu đá đít giống như là nam với nam vậy, trong Nam thì chỉ khi nói về ngôi thứ ba và người đó không có mặt ở đó thì có thể sử dụng từ “thằng, con” nhưng ở ngoài bắc lúc đó thì dùng từ này xả láng dù đương sự ở ngay đó. (Hình như kiểu cách này ở các lớp trung học phổ thông hiện nay cũng phổ biến khắp cã nước rồi thì phải). Thật may mắn cuối cùng khi chúng tôi trở về không hề để lại tai tiếng gì cã.
Ngày chúng tôi làm lể tốt nghiệp, cã trường đều được nghỉ và liên hoan, dỉ nhiên cũng có những giọt nước mắt lưu luyến tiển đưa, những lời hứa hẹn sẽ quay lại, những lá thư kín đáo trao tay, tất cã dần dần đi vào quên lảng khi chúng tôi trở về Sài Gòn với cã tương lai rộng mở trước mắt. Chúng tôi thật sự còn quá trẻ….
trucdieu1234@yahoo.com
Nguyễn việt Trúc
* Trang này được xem 9412 lần
Ngày đó khi CT5 vẩn còn là CT5 thì tụi CT tụi tui cảm thấy các nàng xa vời với mình lắm vì các bạn lớp T đã vô trường từ năm lớp 8 nên đã trở thành ma cũ từ lâu còn mình thì mới toanh như các nàng thì có gì để mà thi thố, đua chen. Những môn học cũa CT5 thì quí tộc hơn, còn tụi tui thì chân lắm, tay bùn, đầu ổ quạ ……thế rồi sau đó CT5 đã trở thành ĐT2 .
Khi được tin các nàng sẽ xuống thực tập ở xưỡng cơ khí ( nguội và máy dụng cụ chung xưởng) chúng tôi lòng khấp khởi vui mừng như được tin chủ nợ đột ngột qua đời, mừng như vô tình lượm được cái bóp, mừng như học hạng bét mà không bị đòn, mừng như người yêu đòi nắm tay mà không đòi ăn chè, mừng như đi nhậu mà không phải trã tiền, mừng như bị chó cắn vào đít mà không rách quần ….nói chung là mừng hết lớn .
Hôm đó đứa nào cũng chải chuốt hơn, anh thì biểu hiện vẻ mặt tươi vui yêu đời ra vẽ ta đây sẳn sàng trải lòng với mọi người, anh thì ngậm điếu thuốc lệch trên môi đóng vai kẻ ngang tàng khí phách, anh nọ biểu diển vẻ sâu lắng trầm tư như đang nặng lòng cho cuộc sống thế nhân, anh kia ra dáng nghệ sỉ miệng lẩm nhẩm bài hát ngoại quốc thời thượng mà không biết là tiếng nước nào, có anh lại ra dáng suy tư đầy trí tuệ như đang tìm một định luật thay thế cho định luật Newton, còn lại một vài anh thì cắm đầu lầm lủi bước đi như hy vọng lượm được cái gì quý giá hoặc mặt la mày lét thậm thà thậm thụt . Dỉ nhiên tui là người nằm trong số còn lại này .
Cơ hội chỉ đến với ai biết tạo ra nó và có chuẩn bị để nắm bắt lấy nó, còn dạng như tui thì chỉ biết nhờ vào trời mà thôi mà tui thì thật sự không hề có đối tượng nào để theo đuổi cho nên như thế nào gọi là có cơ hội thì tui cũng không thực sự rỏ ràng lắm, chỉ cần có ai đó nói với mình một đôi câu có vẻ hơi riêng tư một chút là đủ thấy sung sướng lắm rồi.
Các bạn CT5 đọc đến đây chắc cũng thấy tội nghiệp cho tui quá hén ! thậm chí đọc đến đây trong số quí vị có thể có người tiếc rằng phải chi lúc đó hạ cố ban cho hắn một nụ cười hay giả vờ hỏi chuyện gì gì đó chắc là thằng bé sung sướng lắm.
Tui nhớ hồi đó, tui đọc ở đâu đó, có một nhà văn gì đó, người nước nào đó nói rằng phụ nữ sẳn sàng làm dáng với bất kỳ kẻ nào, dù kẻ đó họ không hề để vào mắt, thậm chí đó là kẻ ăn mày……Trời ơi ! chẳng lẽ mình còn tệ hơn ăn mày hay sao mà tui mỏi mòn trông đợi cũng chẳng ai thèm ban cho tui một nụ cười…nhưng ánh mắt thì thật sự là có các bạn ạ !
Nàng là Vũ thị kim Loan, hình như được khá nhiều người theo đuổi, đối với tui thì hình như ai cũng xinh xắn dể thương cã, vì vậy sự yêu thích là tình cãm tự nhiên giống như lớn lên là phải….. mọc râu vậy.
Một hôm có thằng bạn trong lớp báo cho tui biết ” ê Trúc ! con V T K Loan nhà ở đường Lê đại Hành gần nhà mầy đó, mầy biết không? ” Tui xin lổi vì cần phải lập lại đúng nguyên văn cũa thằng bạn chứ tui nào dám dùng từ “con” thô thiển tục tằn như vậy để gọi người đẹp.
Mặc dù với vẽ bề ngoài thì tui rất thích đóng vai Lệnh hồ Xung ngang tàng khí phách, dù có yêu nhưng vẩn phớt tỉnh ăng lê nhưng tâm tính tui lại giống như gã Đoàn Dự trong Lục mạch thần Kiếm vậy, nghĩa là tui luôn xem các mỹ nữ tỷ tỷ là đối tượng để ngưỡng mộ và tôn thờ thì làm gì dám dùng từ ngử báng bổ nàng như vậy.
Nhà nàng ở phía đó thì tui biết vì đã có lần tui vô tình đi về chung đường và thấy nàng , tui nhút nhát không dám vượt qua nên đành lẻo đẻo đạp xe phía sau, khi tới trường đua Phú Thọ thì nàng đi thẳng đường 3/2 ( Trần quốc Toản cũ ), còn tui thì quẹo phải đường Lý thường Kiệt( đường Nguyễn văn Thoại cũ ), bao nhiêu lần như vậy mà tui cũng không đủ can đãm đi theo cho biết nhà nàng ở đâu.
Mặc dù tui cũng biết rằng đối với lủ trẻ con tụi tui thời đó thì nếu tỏ ra biết nhiều thông tin về các nàng thì sẽ được mọi người nể phục lắm nhưng đành chịu khi mình đã không dám vượt qua sự…. sợ hải người đẹp….
Hồi đó khi thực tập xưởng xong thì mọi người thường đến rửa tay phía WC duy nhất bên cạnh xưởng nguội, tụi tui cũng chỉ mong “vô tình” gặp các nàng rửa tay nơi đó thôi nhưng không hiểu sao khi thì các nàng về sớm, khi thì tụi tui ra trể, thoắt chốc mà 4 tuần thực tập cũa các nàng bay biến gần hết.
Hôm ấy khi hết giờ học xưởng, vừa bước ra khỏi WC (bên cạnh xưởng nguội ngay tháp nước ) với tâm trạng ” nhẹ nhàng bay bổng ” tôi vừa bước xuống bậc tam cấp thì trực giác cho biết có… nguy hiểm, bất chợt nhìn lên thì thấy nàng cũng tình cờ ngước mắt lên nhìn thấy tui ( hình như nàng đứng giử đồ, chờ bạn khác đang rửa tay ).
Tui không biết khi bị tia Laser chiếu vào mắt thì như thế nào nhưng lúc đó tui thật sự bị choáng váng, suýt tí nữa thì tui đã bước hụt chân và té lộn cổ xuống đất. Kể ra nếu tui thật sự té thì với tốc độ và khoảng cách như rứa thì chắc tui sẽ gục ngay dưới chân nàng, như vậy nếu có chết dưới chân mỹ nữ thì cũng được thành con quỹ phong lưu kể cũng hảnh diện lắm lắm.
Vậy mà tui không té lại cãm thấy lâng lâng như đi trên mây vậy. Dầu cho “nơi gặp gở cũa tình yêu” xem ra không được hửu tình cho lắm nhưng tui sẽ bịa với bạn bè rằng tui đã gặp nàng ở nơi nào đó, nàng đã nhìn tui như thế nào, nàng đã nói với tui cái gì v.v…..
Vừa lúng túng bước đi vội vàng, vừa cúi gằm mặt xuống mà đầu óc tui hoạt động dữ dội để thành hình gấp câu chuyện “tình” cũa tui cho bạn bè biết mặt thì bổng tui chợt bàng hoàng đến lặng người đi….. quỷ thần thiên thánh địa ơi !
Giữa chốn đông người chợt nghe “lòng” lạnh giá
Trời đất ơi !…quên kéo phẹc mơ tuya.
trucdieu1234@yahoo.com
Nguyễn việt Trúc
* Trang này được xem 7058 lần
Những ngày đó không hiểu sao thường hay trình diễn văn nghệ thi đua với các trường khác, lần nào cũng được học sinh các trường đi theo ủng hộ đông đão, nếu không có lớp CT5 mà chỉ toàn đực rựa thì ngay cã với HS trong trường chắc cũng phải trã tiền “nhuận nhãn” kèm theo vài lời van vỉ may ra họ mới chịu ghé mắt ( trường Petrus Ký cũng có phong trào rất mạnh nhưng vì toàn đực rựa nên chẳng bao giờ thi thố văn nghệ văn gừng chi cã )
Tui đương nhiên cũng có mặt trong số ủng hộ viên bát nháo đó . Sau đêm trình diễn, như thường lệ Chi Đàm thường nhận công việc phân công tài xế đưa các nàng ca, nghệ sỉ ra về .
Tài xế thường là các hội viên hoặc đoàn viên chi hội trường chứ cũng không dám phân công người khác vì hội viên và đoàn viên phải có trách nhiệm với sinh hoạt thanh niên . Một điều ngẩu nhiên là hôm đó không có ai nhà gần phía khu vực Chợ Lớn cã, cuối cùng chỉ còn Tất T N Lan là chưa có người chở, khi ấy Chi Đàm hỏi tui có đưa về được không ?
Mặc dù chờ đợi điều này đã lâu nhưng tui nghe hỏi mà bủn rủn cã người, trong một thoáng chừng một vài giây oxy không thèm chạy lên nảo bộ, tui nghe choáng váng cã người vì lời đề nghị ” hợp lý” trên ( hình như hiện tượng này trong văng hộc gọi là “hạnh phúc choáng ngợp” ), thế là tui nở nụ cười vô duyên cố hửu mà gật đầu .
Cần phải nói thêm là khi ấy tui còn bị cà lăm dử dội lắm chứ không phải như bây giờ đã giảm được …3 phần trăm rồi, vì vậy tui chỉ dám gật đầu thôi chứ làm sao d…d..dá….dám ….n…n…nói .
Thế là tui lẳng lặng ngồi lên yên và nàng cũng lẳng lặng ngồi phía sau, mọi việc diển tiến chẳng hề thơ mộng chút nào như tui hằng mong ước …..
Chiếc xe đạp thổ tả mà tui đã sơn lại màu vàng choé là hộp sơn tui lượm được, với tay nghề sơn vụng về trông thảm hại còn hơn lúc chưa sơn . Vốn dỉ dĩa xe đã mòn và dây sên đã giản bây giờ nó bắt đầu phát huy tác dụng “phản chủ” . Đoạn đường từ nhà văn hoá thanh niên đến nhà nàng ( đối diện dưỡng đường Đời Tân đường Trần hưng Đạo) cũng không phải là quá dài thế mà tui và nàng đã leo lên rồi lại leo xuống chừng mười mấy lần vì sút dây sên, nếu lúc đó có ai theo dỏi chắc hẳn họ tưỡng rằng tụi tui bị câm vì tui thì không dám mở miệng còn nàng thì ….chẳng hiểu sao cũng chẳng nói tiếng nào, tui chỉ biết cười và cười mà thôi, nhân đây tui cũng muốn xác định là tại tui cười chứ không phải răng tui bị hô mà có nụ cười thường trực đâu !
Cuối cùng thì cũng đến trước ngỏ hẻm nhà nàng, lúc này nàng mở miệng rằng “cám ơn anh” Trời ạ ! nếu không nhờ vịn chiếc xe đạp phản chủ chắc tui đã té quị xuống trước mặt nàng rồi, lúc này tui buộc phải mở miệng “ch..ch..chị về”.
Tui nghĩ lại thấy sao mình khờ quá, nếu không dám nói gì khác thì có thể nói “ừ Lan về” hay câu gì đó tương tự đằng này dùng chử lại dùng chử Chị là tự mình tạo thêm khoảng cách xa thêm chút nữa, sau này khi bình tỉnh lại tui phân tích rỏ tình huống lúc bấy giờ mới chợt nhận ra rằng những ngày đó tui ở suốt trong trường đâu có về nhà, không hề thay quần áo mà hình như cũng….quên tắm, trong trường hợp đó tui vì nhút nhát và cà lăm nên không dám nói ….còn nàng ngồi phía sau chắc chắn là thở không nổi thì lấy gì mà nói, hèn gì khi xuống xe thấy nàng mặt mày xanh lè như đ….nhái
Ôi cơ hội tuyệt vời như vậy đã bị bỏ qua trong vô vàn nuối tiếc, từ sau đêm “thơ mộng” kinh hoàng đó tui không hề có ý định đối diện với nàng một lần nào nữa, thây nàng từ xa tui vội vàng lẩn đi chổ khác ngay.
trucdieu1234@yahoo.com
Nguyễn việt Trúc
* Trang này được xem 1428 lần
Tui là thằng một nhóc khờ khạo và nhút nhát, từ khi nghe bài hát Mộng Chiều Xuân cũa Thảo vào buồi chiều cuối năm 1974 bổng nghe lòng xao xuyến chi lạ, ngay giây phút đó tui biết rằng mình đã thực sự chia tay với tuổi thơ cũa mình để bắt đầu bước vào thế giới cũa những mộng mơ thầm kín về tình cảm nam nữ.
8 Cơ có nói rằng “4 Lập ngày xưa chỉ biết cười khi được hỏi tới” thật là cám ơn những lời ý tứ đó, thiệt ra có thể nói chính xác là 4 Lập ngày xưa chả biết gì để mà nói . Vâng ! tui đã khờ lại còn nhát thì chỉ đành cười chứ biết sao ….nhưng gã đàn ông trong tui đã bắt đầu thức dậy.
Dầu chỉ dám nhìn lén các nàng từ xa nhưng có ai cấm được hắn bắt đầu mơ mộng khi nhìn các nàng bạn học cùng cấp, dầu trong lòng vô cùng mặc cảm về vị thế cũa mình so với các huynh đệ đồng môn nhưng có ai hiểu được hắn luôn ngầm so sánh mình với kẻ khác để rồi chua chát tự kết luận rằng …..mình chẳng là đếch gì cã, cuối cùng hắn tặc lưỡi khẳng định rằng vấn đề là cơ hội, chỉ có cơ hội mới làm thay đổi được tình thế tệ hại này. Hắn tự nhủ, chẳng phải gã khố rách áo ôm Chử Đồng Tử nhờ cơ hội tuyệt vời mà quơ được nàng Tiên Dong hay sao ? lười biếng như Chử đ Tử nằm chôn mình dưới cát mà còn gặp cơ hội vàng như vậy thì hắn siêng năng hơn một chút có lẽ không đến nổi kém may đâu, chẳng phải C Đ Tử và nàng Tiên Dong nếu so về môn đăng hộ đối thì cách xa hàng ngàn cây số còn mình và các nàng đâu có cách xa bao nhiêu, vả lại biết đâu càng về sau mình càng đẹp trai thì sao ? thế là hắn cứ tiếp tục sống và tự huyển hoặc mình như vậy……và một ngày kia ông trời đã mỉm cười với hắn….
trucdieu1234@yahoo.com
Nguyễn việt Trúc
* Trang này được xem 1309 lần
Đối đáp cùng Nguyễn Việt Trúc
Cõi tạm Hoạ tiếp bài thơ bạn trang ktctuc.net Ừa thôi kệ cỏi đời là tạm Trôi theo cuộc sống đang thanh thản Vầng trăng thưởng nguyệt là hư ảo Đi tìm bóng giả trong vô vọng NTKH CT5 Ghé vườn lan Hi… Đức Mão dạo này chảnh lắm nha … Đức Mão vào vườn chọn lấy lan ha…ha… Chuẩn bị ăn dép của chủ vườn nha … NTKH CT5 Hoạ tiếp cùng Nguyễn Việt Trúc Các bạn thân mến! thế là đã qua tuổi 50 cã rồi, bạn nào luyến tiếc chút thời trai trẻ đã qua và muốn tìm lại những gì đã mất nhưng bị “ràng buộc” thì tui gởi cho bạn đó chút chia xẻ chia buồn bài thơ dưới đây, bài thơ mang tên tui Nguyễn Việt Trúc TB : Cụm từ “ngắm gà khỏa thân” là tui đạo thơ cũa người khác nó mang ý nghĩa là khi chết rồi thì được cúng con gà luộc mà gà luộc thì đương nhiên không có quần áo Bài thơ hay quá hà … cho Kim Hoa hoạ tiếp trả lời nha … Ngày xưa khờ dại lở yêu .. NTKH CT5 Đối đáp vui chuyện hói đầu Nguyễn Việt Trúc TẠ ngân HIỆP Chúc tất cả các bạn vui vẻ cuối tuần Kim Hoa Hi … anh Trúc & Hiệp ới ơi … Trả lời thế này được chưa … Sáng nghe các anh bàn … quyết chí hỏi gương … xong giờ thấy mừng qúinh tối ngày soi gương hoài nè … hi … hi … Minh Sáng Sáng nghe Trúc Hiệp làm ngay Họa theo bạn Nguyễn Viết Trúc Bạn nhớ người yêu Bạn Trúc bên sông nhớ bóng ai … NTKH CT5 Mối tình thơ dại Trời đông tuyết kín nẻo đường làng … NTKH CT5 Họa theo bài thơ Ngô Đình Duy Tìm trong trí tình bạn xưa Soi tim vặn trán tra hình … NTKH Họa tiếp theo Nguyễn Viết Trúc Cuộc đời & chiếc lá … Lả tả rơi bay chiếc lá vàng Thu kia đến để lá rơi sầu Luật hởi bù trừ tạo hoá gây Phân chia cái cảnh bốn mùa này NTKH CT5 Xé nháp NTKH CT5 Tám tháng ba Lẻ ra ngày tám tháng ba “Anh Giặt Dùm Mình ..?? Chiếc Áo Của Anh ..?? ” NTKH CT5 Dã ngoại không thành Nhận điện tin vui nghĩ dưỡng hay Tình hình cấp bách đổi ngày nhanh NTKH CT5 Thức giấc Thức giấc Cái tuổi năm mươi đã trải qua Cố giử ngăn sao bỏ chẳng màng Phải trả cho xong cảnh mộng này NTKH CT5 Tâm sự của anh Nhắc khẽ Nhận ra … NGƯỜI ĐI KẺ Ở |
* Trang này được xem 4051 lần