Monthly archives for Tháng Chín, 2014
Thunia
Nguyễn Chí Dân, lớp Cơ Khí Chế Tạo Máy (CK80), hiện sống ở Brisbane, Úc.
* Trang này được xem 5329 lần
Tâm tình về tết Trung Thu
Xin chào các Huynh Đệ,
Đêm Trung Thu, Sáu Nổ tui ngồi nhấm nháp tách trà ngắm nhìn ra đường xá xem trẻ con xách lồng đèn đi chơi, lòng nghĩ bâng quơ và bổng thèm có những người bạn thân để trò chuyện lúc nầy. Lẹ lẹ, Nổ mở máy gỏ vài dòng thư để dông dài với Huynh Đệ cho vui và cũng là thay lời nhớ thăm.
Tết Trung thu với các Huynh đệ bây giờ chắc ít nghĩ đến nhiều vì tuổi tác đã đi qua và cũng phần theo tập tục xứ người chẳng có ngày này. Bên nầy, tết Trung Thu vẩn thường lệ diễn ra hằng năm, vẫn tết trẻ thơ, đặc trưng với bánh trung thu, lồng đèn nhưng trẻ con bây giờ có vẻ thờ ơ, lạnh nhạt không như bọn mình khi xưa nôn nao chờ đợi. Diễn biến hoàn cảnh thời đại đã thay đỗi ảnh hưởng ý nghĩa cũng xoay theo. Ngày xưa thời bọn mình, mua lồng đèn phổ biến đơn sơ là giấy kiếng đủ màu dán lên khung tre với nhiều hình dáng, có khi còn tự kiếm vật liệu để “chế”. Hâm hở hãnh diện khoe chiếc lồng đèn trong tay, rồi cùng bè bạn trong xóm tung tăng dạo chơi “khắp phố phường”, trong đêm ánh đèn lung linh khắp nơi, thắp sáng từ ngoài phố đến tận cùng ngõ hẽm những bài hát cho đêm trung thu với tiêng trống nhộn nhịp “thùng thùng” vang lên trong radio phát ra văng vẳng, càng làm trẻ con thêm hứng khởi, vui thêm với huyền thoại chị Hằng, chú Cuội, cây đa. Đúng là cái tết dành cho trẻ con dù là trong thời chiến tranh nhiều lo nghĩ, lo sợ.
Sau năm 75, thời “bao cấp” cả đất nước khốn khó. Đêm Trung thu trẻ con chỉ có mấy cái lon sửa bò đụt lổ thay cho lồng đèn với miếng bánh in chai cứng, vẫn rước đèn kéo dài trong đêm….vẫn vui trung thu (con nít không nghĩ nhiều, nên dễ vui hơn người lớn). Còn bây giờ, đến thời đủ ăn đủ mặc, vật chất khá dồi dào, tết Trung thu, bánh trái đủ loại, lồng đèn đủ kiểu với ánh sáng điện tử chớp nhoáng, rực rở bao màu sắc, vậy mà đêm Trung thu diễn ra thật nhạt nhẻo, sinh hoạt vui chơi không kéo dài được lâu, dường như trẻ con không tha thiết cho lắm, cũng lồng đèn trong tay nhưng đầu hôm chỉ xách ra trước nhà quơ quơ vài cái rồi xách vô nhà treo lên, chẳng tụ năm tụ bảy đi dạo gì cả. Thú vui của nó đang chờ trên laptop, iPad và cũng chẳng ngó ngàng gì đến cung trăng. Trách sao được, vì trẻ con bây giờ ít đứa biết đến sự tích chú “Cuội già ôm một mối mơ”….ai kể đâu mà biết !!!. Có thể nói Trung thu giờ chỉ còn cái xác thôi, phần hồn đả mất đi.
Nói thì nói chơi thôi, quy luật dòng đời luôn đỗi thay và tâm hồn ta cứ quay lại chốn củ mới thấy thay đỗi này. Nhưng khoảng 1, 2 năm nay, Nổ ghi nhận có điều hơi lạ là con nít bây giờ đả chán đèn điện tử, quay lại với lồng đèn xếp bằng giấy thắp đèn cầy tuy ánh sáng lờ mờ nhưng lại có vẻ mộc mạc, ấm áp hơn và điều lạ hơn trên phương tiện thông tin người ta đả cho phát lại các bài hát bất hủ dành riêng cho ngày trung thu trước đây. Trước giờ các bài hát nầy không cho phép hát vì thuộc chế độ củ, vì vẩn vơ ca hát cho huyền thoại mặc dù nội dung chỉ là ngợi ca “ánh trăng sáng rằm” và thay vào đó là những bài Trung thu có lòng yêu nước của thiếu nhi. Nhận thức đả thay đỗi, phải trả lại cho tuổi thơ những gì của tuổi thơ và lòng mình thật run động khi bất ngờ nghe lại những bài hát nầy.
Tuy Trung thu không còn cho tuổi già tụi mình nửa nhưng mỗi khi nhìn ánh đèn, chiếc bánh, trí nhớ lại nôn nao tìm về năm tháng cũ, nhớ lại khoảnh khắc vui sướng khi cầm lồng đèn trong tay la hò dạo bước.Trung thu mang nổi vui cho trẻ thơ và cũng mang đến cho tuổi già niềm vui ký ức.
Có ai còn nhớ lồng đèn hồi xưa của mình không,,,,!!??
Đọc cho vui, cho nhớ. Chúc các huynh đệ khỏe mạnh, an lành.
Sáu Nổ Trần Công Khanh
* Trang này được xem 2975 lần
THƯ GỞI ĐỨA CHÁU
Sự khác nhau về suy nghĩ và quan điểm sống của cha mẹ và con cái thường gây nên những xung đột tình cãm trong gia đình. Nhất là khi cha mẹ sống trong nước còn con cái thì đi du học thì mức độ còn lớn hơn nhiều. Phần lớn vẫn là do hai phía không cố gắng hiểu nhau. Gia đình tôi cũng gặp trường hợp tương tự. Đó là lý do tôi đã viết lá thư dưới đây cho đứa cháu của mình, hy vọng cũng là sự đóng góp cho các trường hợp tương tự ở gia đình một số bạn trên web này
THƯ GỞI ĐỨA CHÁU
Bé Trung thương của cậu !
Chú 8 đã trở qua Mỹ được một tuần và vì bệnh và chưa quen giấc nên mệt mỏi ghê gớm nhưng vì không còn ngày phép nào nên vẩn phải đi cày suốt tuần qua, mail cho con là mail đầu tiên sau khi trở về đó.
Chú 8 đã đọc kỹ mail cũa con và chú 8 đã bị xốc thật sự vì những lời lẽ trong mail, vì vậy chú 8 cũng hiểu ba mẹ con sẽ bị xốc đến cở nào khi đọc những lời lẽ cũa đứa con thân yêu cũa mình, đứa con mà hình như nó vừa rời khỏi vòng tay mình không bao lâu.
Đối với chú 8 thì việc con nhuộm tóc, xỏ lổ tai lổ mủi hay đeo bông tai thì cũng chẳng có gì là ghê gớm cã vì chú 8 đã và đang sống ở môi trường mà con đang sống hiện nay.
Chú 8 cũng hiểu rỏ những diển tiến tâm lý cũa con thời gian đầu khi tiếp xúc với một thế giới khác, một thế giới rộng mở, phong phú và tự do khiến cho con luôn luôn có sự so sánh đánh giá giữa củ và mới giữa bảo thủ và tự do giữa hiện đại và lạc hậu giữa những xét nét chi li và sự cởi mở phóng khoáng, cũng là lần đầu tiên con thật sự sống một cách độc lập, thoát khỏi sự ràng buộc khiến cho tâm hồn con như bay bổng, dường như quá khứ đã lui về đâu đó xa lắc rồi, có thể nói là con chỉ còn biết đến hiện tại và mơ về tương lai mà thôi.
Hãy bay đi con ! hãy mơ mộng đi con ! mổi người đều cần những khoảng thời gian như thế để làm nên sự trải nghiệm cho bản thân, đó cũng giống như tình yêu vậy, cuộc đời chúng ta thật không may nếu không có được những tháng ngày hạnh phúc như vậy.
Sự “từng trải” cũng chỉ là những trải nghiệm về cuộc sống về diển tiến tâm lý, trạng thái, về cảm giác được mất , hỉ nộ ái ố bi lạc dục nhưng như vậy củng chưa gọi là “từng trải” đâu mà còn phải rút ra được những kinh nghiệm sau đó, phải phân tích từng điểm một các nguyên nhân nào đã đưa đến kết quả đó, tại sao như vậy mà không phải là kết quả khác v. v… sau nhiều lần và nhiều sự kiện giống và khác nhau đó thì ta đã bắt đầu có sự “kinh nghiệm, từng trải ” và đối với cuộc đời dài thì đó cũng chỉ mới là “bắt đầu” mà thôi.Trong nhiều trường hợp thì kinh nghiệm và từng trải cũa người này cũng chỉ đáng là sự hiểu biết sơ sài cũa người khác thôi.
Vì kiến thức là mênh mông vô tận. Chú 8 nói những điều này với con chắc con cũng hiểu chú 8 muốn dẩn dắt đến điểm nào trong câu chuyện này. Thật sự con đã chưa đủ sự từng trải để hiểu được chính cha mẹ cũa mình rồi con ạ!
Những thay đổi về ngoại hình cũa con chỉ làm ba mẹ con bất ngờ và không hài lòng nhưng những lời lẽ phản ứng cũa con đã làm ba mẹ con đau lòng gấp trăm lần.
Chú 8 chợt nhớ một truyện ngắn mà mình đọc từ rất lâu rồi nhưng cảm xúc vẩn như in trong đầu, trong đó tả một con gà mái bị què chân. Dỉ nhiên là nó bị cả đàn xô vào hiếp đáp, luôn luôn là đối tượng để sỉ nhục cũa mọi thành viên, nó chỉ được ăn khi cả đàn đã no nê thừa mứa và thế là nó cứ lầm lủi một mình, lảng tránh tiếp xúc với cả bầy, vẻ mặt luôn bạc phếch và cam chịu đến tội nghiệp, cuộc sống cô đơn và tủi nhục đó tưởng chừng theo nó suốt kiếp.
Bẳng đi thời gian dài không ai thấy nó, bổng một hôm nó xuất hiện cùng với một đàn con xinh xắn, con gà mái tội nghiệp ngày nào nay ngẩng cao đầu hảnh diện vì đàn con cũa mình, vì để kiếm mồi cho đàn con mà nó đã dám đánh đuổi tất cã những chú gà khác dám léng phéng đến gần đàn con cũa nó.
Một hôm trên bầu trời xuất hiện một con diều hâu, cã đàn hoảng hốt chui trốn vào bụi, chỉ còn lủ gà con chẳng biết sợ sệt cứ tíu tít giữa sân, thế là con diều hâu lao xuống, bất ngờ từ đâu con gà mẹ què chân đó xuất hiện và chống trả kịch liệt bảo vệ đàn con mình, dù thương tích đầy mình nhưng nó vẩn chống cự mảnh liệt đến độ con diều hâu đành phải tháo lui. Từ đó nó đã trở thành anh hùng dưới mắt cã bầy, mọi mồi ngon nó đều dành được cho con cũa nó như là sự tưởng thưởng xứng đáng cho chiến công vừa qua.
Thời gian lại trôi qua, đàn con nay đã lớn, con gà què đó cũng già hơn, một hôm đang mổ một con giun đất, miếng ăn chưa được vào miệng thì nó bị một con gà dành lấy và đuổi đánh bất ngờ, vì què chân nên nó té lăn cù sang một bên, đến khi hoàn hồn nó vừa định trả đủa thì người ta thấy nó khựng lại một cách ngơ ngác rồi lùi dần và sau cùng bỏ đi vì kẻ cướp miếng mồi đó là…… một trong những đứa con cũa nó ngày nào.
Kể từ hôm đó con gà què tội nghiệp lại trở về với sự cô đơn cam chịu với vẻ mặt bạc phếch, trở lại thành đối tượng để sỉ nhục cũa cã đàn…..
Con à ! hai việc khác nhau nhiều nhưng chú 8 lại liên tưởng đến nó sau khi đọc mail cũa con và nghĩ về cảm giác cũa ba mẹ con thôi. Con có thấy rằng mình đã rất tự cao và hổn xược khi vội vàng phán rằng ba mẹ con là “ấu trỉ” hay không? đó là từ ngử rất nặng nề mà ngay cả với bạn bè cũa mình chú 8 cũng không dám nói thẳng với họ, là người có học và có hiểu biết thì chẳng ai nói như vậy cã, con đủ hiểu biết để dùng lời lẻ khác kia mà? Muốn bay cao hơn, xa hơn người ta còn phải biết kiềm giử mình, còn phải biết mình là ai, từ đâu đến và mục đích cuối cùng là gì.
Ba mẹ con đâu có sống trong môi trường con đang sống? ba mẹ con cũng chưa được nhìn thấy những gì con đang nhìn, ở mổi góc độ khác nhau ở sự trải nghiệm khác nhau sẽ cho cái nhìn khác nhau, trách nhiệm cũa con là cần phải giải bài sao cho ba mẹ con đồng cảm như con, chỉ như vậy thì con mới chứng tỏ rằng mình là người có hiểu biết ( thí dụ như một người chỉ biết con ngựa và con cọp nên khi con diển tả con ngựa vằn là con vật bốn chân có vằn đen trên lưng thì đương nhiên mọi người sẽ nghĩ rằng đó là con cọp, thế là con cho rằng họ ấu trỉ mà không nghĩ rằng mình diển tả kém cỏi , vậy thì sự ấu trỉ thuộc về ai?)
Con càng không hiểu và đánh giá thấp tình thương cũa ba mẹ con khi con cho rằng ba mẹ chỉ lo sỉ diện gia đình hơn là lo cho con. Chú 8 muốn nói thẳng với con rằng những gì ba mẹ con có được ngày hôm nay so với mức độ sử dụng cho bản thân mình thì ít ỏi tới độ mà chú 8 cảm thấy xót xa, chú 8 cứ luôn nói với ba con rằng hãy hưởng thụ thành quả lao động cũa mình đi vì cuộc đời không còn bao nhiêu nữa, mình lo cho con cái ăn học như vậy là đủ rồi hãy để nó tự bươn chải, nó đã có đầy đủ điều kiện ăn học hơn mình ngày xưa nhiều lắm rồi, vậy mà ba mẹ con cứ tiếp tục sống cần kiệm như vậy mà không chút tiếc thân mình ( chú 8 hy vọng sau cơn bệnh nặng vừa qua cũa ba con, ba mẹ con sẽ thay đổi phần nào cách sống đó )
Công nhận với con rằng tấm áo không làm nên thầy tu, vẽ bên ngoài không quan trọng bằng chất lượng bên trong, thành quả công việc sẽ là đánh giá tốt nhất về phẩm chất con người. Những điều này ai cũng biết cã, kể cả những học sinh học phổ thông cũng hiểu dể dàng……nhưng con đang suy nghỉ ở góc độ người lao động chứ không ở góc độ người thuê lao động. Nếu con hiểu rằng 85 % con người được đánh giá và chọn lựa qua cái nhìn đầu tiên thì con đã không dám nói mạnh như vậy đâu. Là một người thực tế ba con đã nói rất đúng về điều đó ở góc độ cũa người tuyển lao động, với bộ dạng nhuộm tóc xỏ lổ tai và xâm mình thì nếu xin việc ở nước ngoài trong lỉnh vực kinh tế thì có lẻ chỉ thiệt mất 20% cơ hội thôi nhưng đến xin việc tại VN chắc chắn con đả mất 85% cơ hội nhận việc làm ( đã không nhận được việc làm thì làm gì có cơ hội chứng tỏ tài năng ? ) ngoại trừ con xin làm việc trong lỉnh vực thời trang thì OK còn nếu ở lỉnh vực chính trị, ngoại giao, pháp luật thì khả năng thành công là zero ngay cả ở bên Mỹ này !
Trong mail con có đề cập đến những đứa cháu khác trong gia đình, chú 8 công nhận rằng con là đứa cháu gần gủi và được chú ý nhiều hơn những đứa cháu khác, kể cã chú 8 cũng có cãm giác đó nhưng chú 8 thấy cũng cần thiết làm rỏ điều này…chẳng có ai là tốt hơn hay xấu hơn ai cả, chỉ có những người phù hợp hơn người khác trong mặt này hay trong mặt khác mà thôi, mà trong cuộc sống thì có nhiều mặt khác nhau lắm. Tú, Duân, Ngô, Nam, Thục Anh mổi đứa đều có những điểm nổi trội hơn con ở những mặt khác. Mổi người sẽ cảm nhận về điểm tốt đẹp theo thang điểm khác nhau phù hợp với ý thích cũa mình.
Ngày còn trẻ chú 8 cũng có những cãm xúc như con đang trải qua hiện nay, ngày đó chú 8 cũng có hiểu biết về nhiều mặt và tỏ ra sâu sắc hơn nhiều những đứa bạn cùng thời, những tác phẩm văn học cũa Balzac, Tonstoi, doctorepski, Alexanduma, Victor hugo v.v….chú 8 đã đọc qua trước tuổi 20, chú 8 cãm thấy mình hiểu biết nhiều lắm và ngầm tự hào về điều đó, chẳng những vậy chú 8 còn có sức khỏe rất tốt và chơi giỏi nhiều môn thể thao nữa……nhưng càng sống lâu chú 8 càng cãm thấy mình vẩn còn thua sút nhiều người quá, càng cãm thấy mình còn thiếu nhiều yếu tố để thành công. Chắc con cũng đọc truyện Tề Thiên Đại Thánh rồi đó, TÔN NGỘ KHÔNG là người hiểu biết rộng rải, chính cái tên cũa nó đã làm cho nó luôn thấu hiểu rằng kiến thức là mênh mông bất tận, càng hiểu nhiều bao nhiêu thì càng thấy mình hiểu biết quá ít, càng “NGỘ” ra rằng sự hiểu biết cũa mình chỉ là con số “KHÔNG” so với vô vàn kiến thức cũa cuộc đời. Đó cũng là lý do tại sao những người hiểu rộng luôn luôn là người khiêm tốn vì họ thực sự hiểu rằng kiến thức cũa họ chẳng bao giờ đủ thì làm sao dám huênh hoang được, họ không giả vờ khiêm tốn đâu !
Con đã đi xa, con đã có được điều kiện mà một số anh em con không có được, con hãy cố gắng thu hoạch thật nhiều kiến thức cho bản thân và kinh nghiệm sống và giao tiếp với mọi người, những kiến thức con có được ngày hôm nay sẽ chẳng là bao nhiêu so với ngày mai. Có thể không bao lâu nữa con đọc lại những lời lẽ cũa con ngày hôm nay con sẽ thấy buồn cười và hối hận vì nó.
Chú 8 muốn nói thêm với con rằng mọi tập quán và suy nghĩ cũa con người trong xã hội được hình thành dần dần sao cho phù hợp với sự phát triển cũa xã hội đó nhưng ở một xã hội khác thì đôi khi lại không còn phù hợp nữa, có lẽ ít nhiều con đã gặp khó khăn và không phù hợp trong xã hội hiện tại và con đang cố gắng tự thay đổi cho phù hợp, con sẽ cãm thấy sao cha mẹ không hiểu mình đang phải hàng ngày đối phó với bao nhiêu khó khăn đó, còn ba mẹ con thì lại e sợ con thay đổi như vậy rồi khi trở về con sẽ gặp khó khăn trong xã hội hiện tại ở VN. Chú 8 thì không hề e ngại cho con điều đó vì chú 8 hiểu rằng một người có hiểu biết thì sẽ sống tốt và tồn tại được với bất cứ hoàn cảnh nào, con người là một loại động vật hoàn chỉnh luôn biết cách thay đổi mình cho phù hợp với môi trường xung quanh .
Mổi người đều có quyền suy nghĩ và sống cho chính bản thân mình, mổi người đều có quyền quyết định lấy cuộc đời mình, mọi hạnh phúc hay đau khổ đều do bản thân mình gánh chịu, chú 8 rất hiểu điều đó, chú 8 cũng hiểu rằng đôi khi cuộc đời buộc ta có những quyết định làm buồn lòng người thân yêu cũa mình cũng chỉ vì hạnh phúc cũa riêng mình mà thôi nhưng nếu biết trân trọng tình cãm cũa những người thân yêu đó thì những lời thuyết phục nhẹ nhàng sẽ làm giãm bớt nổi buồn phiền cũa họ để họ tin rằng quyết định đó thật sự là sẽ mang đến hạnh phúc cho mình.
Chúng ta là con người, đang sống trong xã hội loài người, nếu những người thân xung quanh buồn phiền thì chính chúng ta cũng khó cãm thấy hạnh phúc được chính vì lẽ đó đã là con người thì cũng cần phải biết hy sinh phần nào bản thân mình để cuối cùng được hạnh phúc trọn vẹn hơn viên mản hơn.
” Hạnh phúc trong sự hy sinh ” hình như câu này đều có trong đức tin cũa Phật giáo và Thiên chúa giáo, điều đó chứng tỏ hạnh phúc ở tầm cao hơn mà chỉ có con người mới hiểu nổi .
* Trang này được xem 1032 lần