
Chuyến về quê đầu tiên của tôi là khi ông nội tôi mất vì tai biến não. Đó là ngày 28 tết đầu năm 1964. Ông nội tôi mất lúc khuya nhưng vì phương tiện thông tin và đi lại ngày ấy rất kém nên đến 11g trưa nhà tôi mới nhận được tin do người chị họ lặn lội từ thị xã Gò Công lên đến nơi thông báo. Nhà tôi luôn là điểm đến đầu tiên của mọi bà con từ quê nên chắc chắn cũng là gia đình nhận được tin đầu tiên của bà con ở Sài Gòn.
Đó cũng là cái tết đầu tiên sau khi ba tôi ra tù nên gia đình chuẩn bị tết khá sớm. Thế là mẹ tôi phải đem nồi thịt kho Tàu và nồi khổ qua hầm cho nhà dì Ba bên cạnh trong sự tiếc nuối của anh chị em chúng tôi để tức tốc về quê cho kịp lúc.
Ngày xưa người ta hay nói cha mẹ già bất khả viễn du có lẽ là vì vậy, những người con đi làm ăn xa không kịp về thọ tang cha mẹ là bình thường.
Các hãng xe đò hồi đó cũng cạnh tranh nhau dữ lắm. Nghe ba tôi kể hồi những năm 1940 họ cạnh tranh nhau đến nổi chẳng những không lấy tiền xe mà còn phát mỗi hành khách một khúc bánh mì thịt. Trong trí nhớ mờ nhạt của mình tôi không nhớ xe đò mình đi là của hãng xe nào nhưng cữa sổ thì không phải bằng kính mà là bằng gổ lá sách. Sáng đi thì lạnh lắm vì không kín gió, đến trưa thì nóng chãy mở.
Bến xe đò đi Gò Công ngày xưa ở Ngã Bãy. Từ đó đi qua cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường rồi bắt đầu vô tỉnh lộ 50 để đi về Gò Công theo phía Cần Giuộc, Cần Đước. Đi hướng này thì Sài Gòn đến thị xã Gò Công chỉ có 58 km, nếu đi qua ngỏ Mỹ Tho thì phải 103 km gần gấp đôi.
Chiếc cầu bắc ngang qua sông đối với lũ trẻ thành thị luôn gây ấn tượng lạ lẩm và hấp dẫn. Qua nhiều chuyến về quê sau này chúng tôi cứ đếm và ghi nhớ riết rồi thuộc lòng thứ tự của nó. Lần lượt là cầu Chà Và, Nhị Thiên Đường, Ông Thìn, Cần Giuộc , Chợ Trạm, Cần Đước rồi tới bắc Cầu nổi sau đó phãi qua cầu Sơn Qui mới đến thị xã Gò Công.
Hồi đó chỉ cần qua khỏi cầu Nhị Thiên Đường là bắt đầu thấy cảnh đồng quê ruộng lúa rồi, qua chiếc cầu đó là tôi bắt đầu đắm mình trong không khí trong sạch của đồng quê và bắt đầu ngủ gà gật, thỉnh thoảng thức dậy hỏi anh chị coi tới cầu nào rồi và náo nức trông đợi cho mau đến. Đối với chúng tôi ngày đó, Gò Công là nơi xa xôi ghê lắm, hai chữ “về quê” luôn hấp dẫn và là sự kiện quan trọng của cã nhà.
Vốn là người tiết kiệm, mẹ tôi luôn dậy sớm nấu món gì đó để ăn và đem theo ăn dọc đường cho đở đói chứ hiếm khi nào mua gì đó để ăn dọc đường dù chỉ là ly nước. Chúng tôi háo hức mong chờ đến độ dậy từ 3 – 4 giờ sáng, trước cã mẹ tôi dậy chuẩn bị thức ăn. Trời tờ mờ sáng là cã nhà đã có mặt ở bến xe Ngã Bãy với đầy đủ túi xách đựng theo mọi thứ và đương nhiên tất cã đều mặc áo lạnh “đồng phục” do mẹ tôi may.
Không như sau này đã có ụ nổi lớn bằng bê tông, hồi đó mỗi lần xe chạy xuống phà không thể chạy trực tiếp lên phà mà mỗi chiếc xe đò phải chạy xuống một bệ nổi nhỏ bằng gổ, sau đó những người công nhân bến phà dùng sức người quay cã cái ụ nổi đó cho đầu xe hướng về phía chiếc phà, rồi xe mới chạy lên trên phà, cứ lần lượt từng chiếc một nên thời gian qua phà rất lâu, lúc đó người ta cũng không gọi là qua phà mà gọi là qua bắc, cho đến nay có nhiều người vẫn quen gọi là Bắc Cầu Nổi chứ không gọi là Phà Mỹ Lợi như tên gọi chính thức của nó.
Đến những năm 1968 trỡ đi, gia đình tôi không đi xe đò về quê nữa mà dùng xe gắn máy. Nhà tôi có 3 chiếc xe gắn máy đủ để chở 8 người về quê, ba tôi dẫn đầu bằng chiếc Brigestone, theo sau là hai người chị với Honda dame và PC.
Đầu những năm 1970 đã có nhiều người dùng phương tiện này đi về quê. Khi đó hệ thống đánh lữa của xe gắn máy còn sữ dung vít lữa nên xe gắn máy hay bị pan dọc đường, thỉnh thoảng lại thấy có người dừng lại xắn tay áo chùi vít lữa, bugi. Các đời xe cup về sau dùng mạch điện tử IC đánh lữa tự động nên it thấy cảnh hí hóay sửa chửa như trước.
Nếu về quê vào dịp tết thì nhằm mùa khô cũng không sao nhưng nếu vào dịp hè mà lở gặp trời mưa thì ôi thôi. Từ ngoài lộ lớn đi vô trong làng phải nói là con đường đau khổ. Là đường đất nên sau khi mưa độ một tiếng đồng hồ thì bắt đầu trơn trợt kinh khủng, khó có thể ngồi trên xe mà chạy. Nếu đi xe đạp thì phương án tốt nhất là chấp nhận cho xe cởi người nghĩa là vác xe lên vai rồi đi bộ nhưng đi xe gắn máy thì đành chịu. Phải xuống xe đẩy bộ, cha phía trước dắt, con phía sau đẩy. Lúc này xe nặng dữ dội vì bùn sình cứ quết lên đính đầy trên vè xe, cũng không thể nổ máy xe vì bánh xe cứ quay một chổ, chỉ còn cách duy nhất là đẩy mà thôi, cứ một lát thì phải dừng lại bẽ cây dọc đường để khựi bớt bùn lầy mới có thể đẩy tiếp được. Vừa đi vừa nghỉ mệt đến hơn một tiếng mới vô đến nhà.
Bây giờ thì đường được trãi nhựa đến tận cữa nhà nên đi về quê thuận lợi hơn xưa rất nhiều. Ngày xưa đi xe đò tới thị xã, sau đó đi xe lam về tới đầu làng rồi cuốc bộ vô tới nhà. Nếu tính từ lúc thức dậy lúc 4 giờ sang cho tới lúc bước vô nhà là 2 giờ trưa thì đoạn đường Sài gòn Gò Công quê tôi 58 km phải mất 10 tiếng đồng hồ.
Đám tang ông nội tôi là đám tang người thân đầu tiên mà tôi được quan sát từ đầu đến cuối. Vì đi lại khó khăn và ngay dịp tết nên cã nhà chúng tôi ở cho đến khi mở cữa mả xong mới trỡ lên Sài Gòn.Từ đám tang này tôi được biết thêm về một số tập tục ma chay giổ quãy ngày xưa.
Như mọi trẻ nhỏ khác, trong đám tang thì thủ tục gây ấn tượng nhất là lể động quan. Ở Sài Gòn do khoảng không gian chật hẹp nên lể động quan được tiến hành sơ sài nhưng ở thôn quê thời đó, lể động quan được làm rất bài bản và hấp dẫn.
Tôi đã xem nhiều lể động quan nhưng phải nói rằng lể động quan đám ma ông nội tôi có vẻ đúng như sự tích của lể động quan mà tôi tìm đọc sau này.Cũng có thể lúc đó ông nội tôi là ông cả trong làng chăng ? Vì tôi nghe mọi người ở dưới quê gọi ông nội tôi là ông cả Cang .
Sau khi lên Sài Gòn, thấy ba tôi có mảnh vải đen nhỏ gài trên áo, biết được đó cũng là hình thức đeo tang, tôi cũng đòi cho được để gài trên áo đi học, khi đó cãm thấy oai với bạn bè lắm, giống như là đeo huy chương vậy .
Chuyện kể rằng xưa có bà mẹ nghèo có hai đứa con trai rất có hiếu. Do gia cảnh khó khăn nên người con lớn đã bỏ nhà đi lưu lạc và cuối cùng trỡ thành đầu lỉnh của một sơn trại. Người em còn nhỏ ở lại cùng mẹ, khi lớn lên cũng làm ăn tấn tới trỡ thành một viên ngoại giàu có . Khi bà mẹ già mất đi người em đang chuẩn bị ma chay chu đáo cho mẹ. Đồng thời người anh lớn cũng vừa được tin mẹ mất liền đem theo đám lâu la trỡ về.
Với suy nghĩ quyền huynh thế phụ, người anh muốn đem quan tài của mẹ lên sơn trại an táng, còn người em thì quá thương mẹ nên không chấp nhận mà muốn an táng mẹ mình tại trang viên. Thế là xãy ra xung đột, người anh thì có đám lâu la võ nghệ cao cường, thường mặc đồ màu đen , đôi khi còn vẽ mặt vằn vện giống với kẻ cướp, người em thì có đám gia đinh cường tráng thường mặc quần áo màu nâu hoặc trắng, không vẽ mặt vằn vện nên trông hiền lành hơn. Hai bên đánh nhau kịch liệt, mổi phe có từ 10 đến 12 người. Cuối cùng thì phe người anh chiến thắng và dành được quan tài đưa ra khỏi nhà. Khi tiến được vào trong nhà, trong khi đám người áo đen đứng trực hai bên quan tài thì kẻ đầu lỉnh là người anh cầm đuốc đi nhìn từng vật dụng trong nhà và vừa khóc vừa kể lại những kỷ niệm của mình và cha mẹ liên quan đến vật dụng đó ( trước khi lể động quan diễn ra họ đã xem qua một số vật dụng và chuẩn bị trước lời lẽ sao cho hay và cãm động, lúc đó họ quả thật là một diển viên ) . Cuối cùng đến trước quan tài, người anh quỳ lạy và xin mẹ cho đeo khăn tang ( chỉ người cầm đầu mới được đeo khăn tang ). Sau đó mới thống lỉnh lủ lâu la đưa quan tài đi ra.
Trong tiếng chiêng, trống, chập chả vang lừng, những pha đấu võ ngoạn mục từ trước khoảng sân rộng lấn dần vào trong nhà, cho đến tiếng khóc kể nỉ non của người đầu lỉnh áo đen trong tiếng cò nhị nảo nuột. Lể động quan kéo dài đến gần một tiếng đồng hồ. Đó cũng là biểu trưng của một gia đình có cha mẹ hiền con thảo.
Ở Sài Gòn sau này không còn lể động quan như vậy mà chỉ còn giữ được hình thức đội mai táng mặc quần áo đen, có khi người cầm đầu cũng xin quấn khăn tang nhưng chỉ có như vậy rồi đưa quan tài đi chứ không còn làm đầy đủ tuồng tích như trước nữa.
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng không hiểu sao tôi mê về quê lạ lùng, giữa việc đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang và về quê thì tôi luôn chọn về quê. Ở đó tôi có những người bạn đồng lứa, có khoảng trời mênh mông, có thời gian thoải mái vui chơi và quan trọng nhất là thoát khỏi sự ràng buộc kiểm soát của cha mẹ.
Một phương tiện giao thông ngày nay hầu như biến mất, đó là xe ngựa. Tôi nhớ cảm giác lạ lùng khi được đi xe ngựa thưỡ đó. Tiếng móng sắt gỏ lộp cộp, thành xe tròng trành qua lại theo sự gập ghềnh của con đường, thỉnh thoảng còn nghe tiếng hí của chú ngưa. Giống ngựa kéo xe là giống nhỏ con, chân ngắn và dai sức nhìn thấy tội nghiệp chứ không như giống ngưa hùng dũng to khỏe như ngựa của trường đua Phú Thọ.
Xe ngựa lúc đó cũng có bến bải đàng hoàng như bến xe lam sau này vậy, nếu bến xe lam thường có những vệt dầu nhớt để lại thì bến xe ngựa có những đống ” dầu nhớt ” của con ngựa để lại và một ít cỏ khô vương vải cho nên bến xe ngựa luôn có mùi đặc trưng của nó. Tuy là có bến bải nhưng do nhu cầu của khách thì xe ngựa cũng có thể đến rước khách tận nhà, nhất là nhà vườn có nhu cầu đem rau cải củ quả đến chợ làng mổi sáng sớm.
Trẻ con về quê hay gặp những ” tai nạn ” lặt vặt mà người lớn không gặp. Đó là bị vịt rượt, nhất là những con vịt xiêm mà miền bắc gọi là con ngan. Loại vịt này rất mạnh khỏe và dữ tợn, lúc nhỏ tôi hay bị nó rượt chạy có cờ nhưng đến khi được 7-8 tuổi thì cuộc rượt đuổi đó đã chấm dứt khi một lần tôi đủ can đãm đứng lại và cho nó một đá. Đúng là khi người ta vượt qua được nổi sợ hải một lần thì sau đó không còn sợ nữa, giống như sau này khi tôi đã được nắm tay bạn gái rồi thì nổi sợ hải người đẹp cũng thật sự biến mất.
Với lủ gà thì không đáng sợ như vậy nhưng lại đáng ghét theo kiểu khác, tuy nó không rượt đuổi mình nhưng tôi hay bị nó phản bội bất ngờ. Đừng nhìn vẻ hiền lành, ngơ ngác nghiêng nghiêng đầu dòm dòm ngó ngó của nó mà tưỡng bở. Nó sẽ bất ngờ mổ một phát vào mục ghẻ trên chân mình mà không có dấu hiệu gì báo trước. Con nít chạy chơi bị té ngã là bình thường, do vậy đầu gối chân tay luôn có vết trầy sướt và ghẻ, vậy mà bất ngờ cái mỏ cứng như sắt của nó cứ nhè chổ đó mà mổ vào, có lẽ nó tưỡng cái màu nâu đỏ của mục ghẻ là con ruồi hay sâu bọ chi đó, thật là điên tiết khi bị như vậy vì nó rất nhanh nhẹn mình không thể đá nó như con vịt xiêm chậm chạp kia.
Hồi đó việc chăn nuôi gia súc không kỹ lưỡng như sau này, gà, vịt, heo chỉ nhốt vào chuồng vào mỗi chiều tối, còn ban ngày thì cứ thã chạy rong khắp nơi. Có lần cã đám đang ngồi trên bộ ván vậy mà con heo khoãng cã trăm ký từ đâu chạy vô nhà chui xuống ván rồi đội lên làm nghiêng ngã cã bộ ván nặng nề có 5- 7 người trên đó. Sau lần đó tôi nghiệm được sức mạnh của con heo, thế là một trò chơi mới đã nãy sinh. Tôi thường đi theo rình con heo để bất ngờ nhãy lên cỡi trên lưng nó. Thú thật là chưa bao giờ tôi thành công trọn vẹn, vì vừa nhãy lên chưa kịp nắm hai lổ tai của nó thì nó đã phi nước đại làm tôi té lăn cù. Lần thành công nhất là cỡi được vài mét vì nắm được một lổ tai của nó. Khi lên Sài Gòn kể lại cho lủ nhóc hàng xóm làm tụi nó phục lăn vì tôi diễn tả như là cao bồi cởi ngựa chứ đâu có kể chuyện cao bồi bị té.
Một chuyện phiền phức nữa là việc ăn nói và xưng hô khi về quê. Bây giờ ít có việc kiêng cữ tên gọi của ông bà như ngày trước. Do kiêng cữ vì sợ phạm húy nên nhiều danh từ phải nói trại đi chứ không được nói đúng tên gọi của nó khiến cho lần đầu bị rầy la cứ ngơ ngẩn chẳng biết mình sai lầm cái gì. Ông bà tôi có người tên là Tương, Đinh, Đậu nên thay vì gọi là nước tương thì dưới quê tôi gọi là nước mắm chùa, tương tự cây đinh gọi là cây chốt, đậu bắp gọi là bắp tây, chè đậu xanh đậu đen gọi là chè nhưn xanh nhưn đen. Cũng may ông bà tôi không có ai tên là Cơm, nếu có thì không biết phải sửa chửa ra sao cho phải lẽ, chẳng lẽ gọi là ăn cớm thì lại tưởng được ăm cốm dẹp .
Đã vậy chỉ gọi theo thứ nên con cháu không biết tên của ông bà cô dì chú bác cậu mợ chi cả. Có một lần đang đi trên đường, có một ông già hỏi tôi mầy là con cháu ai, tôi trã lời ” con là cháu của bác Ba con ” ông già đó hỏi ” bác ba mầy tên gì, chứ ở đây có mấy chục ông thứ ba lận ” tôi đành ngọng không trã lời nổi, may sao tôi nhớ người ta gọi ông nội tôi là ông cả Cang nên tôi mới thoát được câu hỏi cắc cớ của ông già đó.
Quê hương với tôi là những chiếc cầu cây nho nhỏ, là những buổi trưa nắng chang chang đi mò cua bắt ốc, là những lần trèo cây hái trái, là những lần tát đìa rồi sau đó là ngụp lặn trong bùn sình để bắt cá , nó còn là mùi rơm rạ oi nồng, mùi lúa non thơm ngát, là những lần tắm ao, những lần đánh trận giả mà súng thì bằng bắp chuối, cũng đào công sự, đội rơm hoặc lá cây để ngụy trang.
Lần đầu trước những trò chơi lạ lẩm đó, tôi còn bở ngở vụng về như con gà công nghiệp,đúng kiểu dân Sài Gòn nhưng những lần sau thì thành thạo không kém gì lủ trẻ con dưới quê.
Ở trong xóm thì tôi thường là người bày trò cho cã đám nhưng về quê thì chỉ có thể chạy theo tụi nhóc khác, tụi nó có kinh nghiệm nên bày nhiều trò lạ lùng hấp dẫn mà chỉ có thôn quê mới có như đi bắt dế, bắt chim non trên cây, cách bắt chuồn chuồn bươm bướm, câu cá câu tôm, đi bẻ trộm bắp v.v….. đủ loại trò chơi, kể cã chuyện đi….ị ngoài đồng cũng phải có phương pháp.
Kể chuyện này thì cũng hơi phô nhưng đó quả là kinh nghiệm độc đáo của lủ nhóc dưới quê. Một đám nhóc con trai cùng ăn cùng ngủ cùng chơi các trò chơi thì đi “đồng” cũng rủ nhau cùng đi. Nếu ngồi bồn cầu thì không có vấn đề gì nhưng đây là đất bằng, ngồi một chổ thì theo số lượng thải ra cứ phải dần dần nhỗm cao lên, quay đi quay lại thì thằng em họ mới lúc nãy ngồi gần tôi, bây giờ đã tuốt đằng xa, nhìn tụi nó cứ sau một đợt thải ra thì tụi nó nhãy xổm qua vị trí khác rồi cứ tiếp tục cho đến khi xong. Tụi nó nói làm vậy sẽ không bị dính vào đít mà cũng sẽ không bị mùi thối vì tụi nó canh hướng ngược gió để nhãy đi còn tôi thì khờ khạo ngồi một chổ nên lảnh đủ mùi hương nồng nặc đó.
Có một trò chơi rất láu cá, bây giờ nghĩ lại thấy tức cười. Chúng tôi cùng đi tắm ao, khi thấy đám con gái đi phía xa xa thì cã đám kêu lên ơi ới ” lại đây tao chỉ cái nầy coi nè, ngộ lắm ” Khi tụi con gái vừa đến thì cã đám con trai đếm 1,2,3 và cùng chúi đầu xuống nước, tay đổng thời tuột quần đưa mông lên trên mặt nước xong cười ha hả khoái chí. Tụi con gái cũng chỉ bị lừa như vậy chừng một vài lần thôi, lần sau đó khi đến thì tụi nó thủ sẳn mấy cục đất và chọi chúng tôi một trận sưng đít , thế là huề.
Ở dưới quê cứ mổi lần đám giổ thì đông vui lắm, bà con họ hàng và cả bà con hàng xóm từ mọi nơi lủ lượt kéo đến, đông đến nổi nhiều người mình không nhận ra được huống chi con cái của họ. Do đó có một lần thằng em họ tôi rủ đi ăn đám giổ. Lúc đó tôi được 10 tuổi.Tôi hỏi nó là họ có bà con với mình không, thì nó kể ra một lô một lốc dính chùm con ông nầy cháu ông kia, cuối cùng kết luận là có bà con. Thế là tôi đồng ý, chúng tôi gồm 4 đứa, hai anh em tôi và hai anh em đứa em con người dì ruột cùng đi. Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi nếm mùi đi ăn đám giổ ké. Có lẽ cũng nhiều lần đi đám giổ ké như vậy nên tụi nó rành lắm, nó dặn là chúng tôi cứ tới rồi gặp người lớn thì khoanh tay chào theo nó một vòng rồi xà vô ngồi ăn mà phải lựa chổ nào có con nít hoặc những người trẻ tuổi một chút thì họ mới không hỏi han gốc gác lôi thôi. Tôi còn nghe có người hỏi nó là ” má mầy đâu rồi mà đi một mình ” nó tỉnh bơ trã lời là ” má con một lát tới sau ” Hôm đó tôi vừa ăn vừa hồi hộp nhưng cũng thập phần khoái chí. Khi đã no bụng cã đám nháy mắt nhau rồi lẳng lặng ra về mà không dám chào hỏi ai cã. Ra tới ngoài đường thằng em họ tôi còn lôi trong bụng ra 4 cái bánh ít chia nhau vừa đi vừa ăn thật hả hê.
Khi lớn lên có lần tôi hỏi cô Mười Một của tôi, là mẹ của hai đứa em họ đó rằng nhà bà Tư ở xóm trên có bà con với mình không thì cô tôi trã lời là không có. Sau khi nghe tôi kể lại chuyện đi đám giổ ké thưở nhỏ, cô tôi cười quá xá ” cái thằng, đã đi ăn ké mà còn ăn cắp bánh ít nữa “. Sau này, mổi lần đi đám giổ dưới quê , nhìn mấy đứa con nít lem luốc đi ăn đám giổ là tôi nhớ lại kỷ niệm đi ăn đám giổ ké của mình ngày đó.
Hồi đó mỗi lần về quê dịp hè là có dịp bắt còng, bắt ốc ở dưới ruộng thật thích thú, ở Sài Gòn mỗi lần mua ốc chỉ được có một dĩa nhỏ, phải ăn từ từ sợ hết. Vậy mà về quê bắt ốc bu một lần cã thùng thiếc, sau đó rữa sạch rồi ngắt nhúm lá ổi bỏ vào nồi luộc ăn ngán thì thôi. Cua đồng rất nhiều nhưng chẳng có thịt chi cã, chỉ nhai lấy nướt ngọt rồi nhả xác ra cho đở thèm thôi. Còn ốc gạo thì ít hơn vì nó chỉ bám vô những khúc tre hoặc gổ dưới ao, mỗi lần bắt cũng chỉ được khoãng một tô chứ không nhiều như ốc bu được.
Gò Công thì có Gò Công Đông và Gò Công Tây, quê tôi thuộc Gò Công đông , đó là vùng đất nghèo bị nhiễm mặn nên cây trái thường không được sum xuê tươi tốt như Gò Công Tây hay những vùng quê khác nhưng cây trái nào trồng được thì cho hương vị ngon hơn nhiều như đu đủ, mảng cầu, dưa hấu,ngay cã mía cũng có vị ngọt mặn rất đậm đà chứ không phải vị ngọt lạt. Bác Ba tôi luôn trồng một vườn mía chỉ để con cháu về ăn chứ không bán, tôi đã từng nhiều lần ăn mía đến chảy máu lưỡi vì không cưỡng được vị ngọt độc đáo của nó.
Gò Công cũng là quê hương của hai bà hoàng hậu triều Nguyễn, một là bà Từ Dủ thứ hai là Nam Phương hoàng hậu, nếu tính gộp chung với tỉnh định Tường cũ thành tỉnh Tiền Giang hiện nay thì thêm một bà nữa là vợ ông Nguyễn văn Thiệu là người Mỹ Tho .
” Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che…” Mỗi khi nói đến hình ảnh quê hương người ta luôn nhớ đến mái nhà lá, chiếc cầu tre, con cò trắng bên cánh đồng mênh mông, người phụ nữ đội nón lá đang quảy gánh trên con đường làng, đó là hình ảnh thanh bình đã đi vào thơ văn và tranh ảnh nghệ thuật.
Như tất cã mọi người tôi vẫn hình dung quê hương như vậy để mà thương mà nhớ vậy mà lần đó tôi đã bị sốc khi ông thầy dạy kinh tế đã nói. Tại sao quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che mà không phải là ” quê hương là cầu bê tông đúc, mẹ về xe cúp phóng qua “. Hình ảnh trong đầu của bao thế hệ quả thật là như vậy, đó là quê hương nghèo. Thật vậy, nếu một cánh đồng đẹp đẻ nên thơ có nhiều con cò con vạt, có nghĩa là có nhiều con ốc, cua đồng, sâu bọ để chúng tìm ăn thì chắc chắn là một cánh đồng kém năng suất.
Ngày nay do sữ dụng nhiều các loại phân bón và thuốc trừ sâu nên ốc bu và cua đồng rất ít, năng suất lúa cao hơn trước nhiều đồng thời vắng bóng cánh cò bay lả của thưở nào. Thôi thì những hình ảnh nên thơ đó đành cho vào quá khứ vậy, vì có ai muốn quê hương mình mải nghèo đâu. Đành phải tập làm quen với cầu bê tông thay cho cầu tre, làm quen với nhà xây tường nền xi măng thay cho nhà lá nền đất, làm quen với không phải là ông lão áo nâu chèo đò hút thuốc vấn mà là cậu thanh niên mặc áo pull chạy xuồng máy, hút thuốc lá đầu lọc bằng hộp quẹt ga, làm quen với không phải là chú mục đồng thổi sáo ngồi trên lưng trâu mà là chàng thanh niên ngự trên chiếc máy cày, tay cầm cell phone .
Quê tôi từ 15 năm nay đã có điện và nước máy, trẻ con không còn chơi trên đồng ruộng hay trên những gò mả mà ở trong nhà coi ti vi và chơi game trên computer.
Từ gần 50 năm nay, mỗi năm tôi đều về quê, ít nhất là một lần nhằm ngày 28 tết dịp đám giổ ông nội tôi. Đó là thông lệ của hầu hết bà con họ hàng bên nội, trong đó tôi là một trong những người hầu như không bao giờ vắng mặt. Tôi đã làm việc qua nhiều nơi nhưng tôi ít bao giờ dự liên hoan tất niên của các đơn vị đó, vì thường trùng vào dịp về quê này. Sự có mặt thường xuyên của tôi đã thành nếp trong suy nghĩ của nhiều bà con và vì tôi hay hài hước chọc ghẹo mọi người và nhớ nhiều chuyện cười đủ loại nên tôi trỡ thành một trong những người được mong chờ nhất trong các dịp tụ họp của bà con họ hàng.
Kỳ sau : Xóm Bàn Cờ và một số diễn biến thời cuộc
* Trang này được xem 3932 lần
Về quê thật vui anh Trúc hén.Lan A sinh ra ở Cái sắn ở đó mãi đến năm lớp Tư mới lên thành phố theo mấy anh để đi học,mỗi năm đến 3 tháng hè là lại về quê ở cho đỡ tốn kém …thành ra quê hương tuổi thơ luôn trong ký ức của Lan A,đọc những gì anh viết Lan A thấy hầu như mình đều có trải qua chỉ có không đi ăn giỗ ké thôi …bây giờ mỗi lần nghe Bài hát…”Quê Hương Tuổi Thơ Tôi”Thu Phương hát … “ngày ấy đâu rồi….ngày ấy đâu rồi….cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ…”là thấy nhớ quê tha thiết ,bởi nơi đó còn là nơi an nghỉ của hai đứa em của Lan A …mà giờ về chẳng thấy mộ nữa…lụt lội cuốn đâu mất rồi.
Ở Gò Công có hai thứ đặc sản là bánh giá và trái sơ ri. Bánh giá chỉ có bột, giá thêm vài miếng thịt chiên vàng nóng hổi trông rất hấp dẫn, bẻ ra chấm nước mắm tỏi ớt chanh nhưng không bỏ đường vì dân ở đó ăn như vậy. Năm lớp 9 má em dắt về quê ăn đám cưới, thấy bánh giá mừng lắm nhưng khi nhìn chén nước mắm thì buồn ơi là buồn. Ba em ở Vĩnh Hựu, Gò Công Đông. Xem ra hai đứa mình bà con đầu ông trời rồi he…
Lối hành văn chơn chất mộc mạc thêm chút dí dỏm và tả thực khiến mình càng đọc càng say .
Bạn đã nói lên cái cảm xuc về quê hương thuở thiếu thời của không chỉ riêng bạn mà hầu như chung cho nhiều người trong chúng ta .Hay !
Ước mong ,khi rảnh việc cày bừa kiếm cơm bạn VT sẻ đầu tư sâu cho sự viết lách để con cháu sẻ đọc được nhiều chuyện để biết về quê hương của những thời kỳ trước .Chúc VT sức khỏe và hạnh phúc !
Chờ đọc phần tiếp theo của bạn
Anh Việt-Trúc ơi,
Việc bái phục tài viết văn tài ba, lôi cuốn, và dí dỏm của anh là một điều đương nhiên rồi. Có nhắc bao nhiêu lần cũng không diễn tả được là bái phúc đến chừng nào. Riêng khi đọc bài này, PA không khỏi tắm tắc sao anh nhớ rõ đường xá, xe cộ, và rất nhiều tình tiết rất thú vị.
Quê ba PA cũng là Gò Công nên PA cũng thường được về đó chơi. Ông Ba PA là Trương Văn Minh, bác sĩ ở Gò Công, không biết anh có quen không? PA thích nhất đi qua phà (bắc) như anh kể. Hoàn toàn đồng ý với anh là về quê mình được tự do hơn đi những chỗ khác. Tha hồ đi vòng hàng xóm, phụ gánh nước, rượt ngỗng (hay ngỗng rượt), nhất là tối đốt lửa nướng bắp ăn.
PA sẽ phải thuộc lòng đoạn anh kể đường đi nước bước về Gò Công để mai qua nói cho ba má PA nghe, hai người sẽ phục lắm. Hồi nhỏ PA dở lắm, không biết phân biệt cây cối, rau cải. Mỗi lần đi xe ba má PA hay đố xem cây nầy cây nọ tên gì. Em PA lúc nào cũng nói đúng còn PA nói sai bét, nên lên xe hay giả bộ ngủ. Do đó chẳng biết đường xa gì hết.
Một lần nữa, đọc bài anh rất thú vị và nay có dịp nhận bà con Gò Công với nhà văn nổi tiếng đó nha.
Ayai, bổ túc thêm phần hai bà Vương Tộc dân Gò Công, Từ Dũ là Vương Phi, Nam Phương Hoàng Hậu là vị Hoàng Hậu đầu tiên của VN vì trước đó triều đình VN không lập Hoàng Hậu. Đây là hai vị phụ nữ rất đáng được kẻ hậu thế học hỏi về lối sống cũng như tác phong của một người phụ nữ VN.
Chắc là vì vậy mà mấy chị em phụ nữ CT mình tự nhiên lòi ra nhiều người dân Gò Công quá ta ơi. Hic KT lỡ khai không phải dân Gò Công rồi đâu có ăn gian nhảy vô ăn ké được. Mà đó là phụ nữ thôi còn cánh đàn ông như anh Trúc hỏng biết có vương gia vọng tộc gì người Gò Công không ta.
Gò Công còn có một đặc sản là mắm thái nữa, ui yumy.
Vì tựa đề là tuổi thơ đi qua nên không nói nhiều về Gò Công mà chỉ nói chung về miền quê thôi .
– Bánh giá ở Gò Công thì kiểu cách làm ra nó giống như bánh tôm hay bánh đậu xanh để ăn với bánh ướt vậy, chỉ có khác là trong đó có giá và dạng tròn dẹp chứ không cao như bánh tôm, mà bởi vì có giá bên trong nên thường chỉ mua ăn liền trong ngày chứ không để qua ngày hôm sau được .
Quê Thoại Vân ở Vĩnh Hựu Gò Công Đông là vùng gần với Gò Công Tây nên vùng đất đó ít bị nhiễm mặn, đời sống nông dân ở đó khá hơn Gò Công Đông
– Lan A nói đúng rồi đó, người ở Gò Công thường hay chọc nhau kiểu nói ngọng nói đớt là con tâu tắn ( con trâu trắng ) hoặc bắt con cá gô bõ trong gổ kêu gột gột ( bắt con cá rô bõ trong rổ kêu rột rột ) nhưng hình như mình chỉ nghe con nít nói kiểu đó thôi chứ chưa nghe người lớn nói đớt như vậy .
– Trong các cây cầu kể ra còn thiếu cầu Mồng Gà là cầu nằm giữa cầu Cần Giuộc và cầu Chợ Trạm, hôm qua đọc lại mới biết thiếu nhưng không bổ sung được nữa rồi . Hôm nào mình gọi điện thoại về Gò Công hỏi bà con xem coi ông bác sĩ Trương văn Minh có quen biết gì không . Ở Gò Công có gia đình nổi tiếng có nhiều bác sĩ và dược sĩ cũng họ Trương, đó là bà dược sĩ Trương thị Thuỷ và anh em, có tiệm thuốc tây sớm nhất ở thị xã nên ai cũng biết nhưng hình như trong gia đình đó không có ông Trương văn Minh . Anh biết như vậy bỡi vì bà Trương thị Thuỷ là mợ tư của bà xã anh .
– Bà Từ Dũ là vợ vua Thiệu Trị mẹ vua Tự Đức, bà là con ông Phạm đăng Hưng là quan lể bộ thượng thư thời vua Minh Mạng . Từ nhỏ đã làu thông kinh sữ nên bà đã giup đỡ rất nhiều cho các vị vua . Bà là Mẩu Quốc của 8 đời vua triều Nguyễn từ Tự Đức cho đến Bảo Đại . Bệnh viện Từ Dũ mang tên bà là như vậy .
Nam Phương hoàng hậu là vợ vua Bão Đại, bà là con ông đại điền chủ trí thức đã từng du học tại Pháp, người gốc Gò Công là ông Nguyễn hửu Hào, mẹ Nam Phương hoàng hậu là bà Lê thị Bính, là con gái của ông Huyện Sỉ Lê phát đạt là một trong 4 người giàu nhất miền Nam thời bấy giờ ( nhà thờ Huyện Sĩ ở Sài Gòn không biết có phải do ổng lập nên không ? vì ổng cũng gốc đạo thiên chúa như ông Nguyễn hữu Hào ).
Vương gia vọng tộc ở Gò Công chẳng nghe nói tới, có lẽ vùng đất này chỉ phát đối với nữ thôi . Bây giờ nếu ai muốn làm hoàng hậu tương lai thì chuyễn hộ khẩu về Gò Công là vừa .
Các đặc sản của Gò Công là Bánh Giá, trái sơ ri, mắm tôm chua, mắm tôm chà . Đặc biệt hai món mắm tôm chua và mắm tôm chà là hai loại mắm mà dân Huế cũng nhận là của mình, mắm tôm chua của Huế thì có giềng còn của Gò Công thì không có, còn mắm tôm chà thì mọi người gọi là mắm ruốc Huế . Có lẽ khi ra Huế bà Từ Dũ đã đem món mắm đặc sản của quê hương mình ra và chỉ cho người Huế chăng ? Vì xứ Huế thì đâu có dư dã tôm tép gì đâu mà làm mắm . Hồi mình ra Huế mình nói như vậy thì họ nói sao anh không nghĩ là bà Từ Dũ đem món đặc sãn của Huế du nhập về Gò Công ? thế là mình ngọng ! ! ! Mắm tôm chà rất mắc, một hủ chao mắm tôm chà mua tại lò ở Gò Công đã có giá là 200.000 đồng ( khoãng 10 USD ) Có lẽ vì vậy nên ở Mỹ này có bán đủ loại mắm mà không có bán mắm tôm chà .
Vậy mà mấy nàng Cao Thắng nhà mình vô nhận dân Gò Công tùm lum chắc là nghe quê quán của bà Từ Dũ và Nam Phương hoàng hậu rồi, quên nhắc còn có ca sĩ Phương Dung nữa đó Kim Đinh ơi. Đã thế anh Trúc cứ kéo dài ra cả mấy chục tập đi khắp các miền đất nước cho các em nhà mình đi theo luôn hén. Cho Lan A nhớ nhà khóc thét lên haha…
Ừa há , chị XLan nhắc em mới nhớ đúng rồi còn “Con Nhạn Trắng Gò Công Phương Dung” nữa vậy là có thêm một tá nhận cùng quê ca sĩ rồi. Thôi thì KĐ …..xin ca lẻ dzậy.
Anh Trúc,
PA nói lộn. Ông Ba của PA tên Trương Văn Huân. Ông cũng có người con tên Trương thị Thu Thủy làm dược sĩ bây giờ còn ở VN nhưng PA không biết có tiệm thuốc ở Gò Công hay không. PA nghe nói là cô có tiệm thuốc ở Saigon.
PA ơi hỏi kỹ đi PA , biết đâu chừng PA có bà con đại bác bắn hỏng tới với nhà văn lớn VT sao.
nam 64 anh ve que noi choi , luc do em con chua co mat tren trai dat nay , vay ma hom nay duoc ngoi day doc nhung dong tu truyen cua anh , em cam thay minh that be nho & thieu hieu biet so voi anh , noi ra anh dung cuoi , trong cuoc doi cua em chua 1 lan biet den 2 chu ” ve que ” em chi o noi minh sinh ra & lon len cho den ngay qua My
Anh Trúc à không phải có mình Hong Mai ngưỡng mộ bài viết của anh đâu mà ở bên Úc này được mấy bà chị dâu ngưỡng mộ ngòi bút của anh Trúc nhiều lắm, em năn nỉ các chị bỏ comment mà các chị nói khg dám, các chị mong chờ bài viết mới của anh để đọc quá trời kìa! Coi như em là đệ tử của anh cho em đại diện anh cám ơn các chị em mình hén! Tối nay anh ráng cắn bút cho ra bài mới nha anh, nếu mà có sẵn rồi thì gởi qua cho anh Đạt đăng lên nha! Cũng thnks anh luôn.
Mình chưa viết thêm bài mới Xuân Lan ơi ! Thiệt ra không chỉ vì lười mà chính xác hơn là tự mình cãm thấy những gì viết ra bắt đầu có sự trùng lắp, mình đọc thấy hao hao giống những bài trước nên muốn dừng lại để xem có thể thay đổi kiểu viết một chút hay không . Có một số nội dung mình đã suy nghĩ rồi nhưng chưa viết được . Vì khả năng viết dở ẹt cho nên một bài viết mình tốn cã 1 hoặc 2 ngày chứ không chỉ một vài giờ đâu .
Đọc comment cũa ông Phước nói việc Trinh suy nghĩ cắn bút bôi bôi xoá xoá đễ viết bài Xuân Nhớ Mẹ thì mình biết đó là thật chứ không phải nói chơi cho vui đâu .
Thôi kệ, mình sẽ thay bằng một số comment ngắn cũng được mà . Hy vọng web site cũa chúng ta lúc nào cũng nhộn nhịp vui vẻ !
Anh Trúc ơi, ai bảo anh tuổi thơ đi qua thì cứ đi qua luôn đi, anh đi lại làm chi cho nó bị trùng lấp hihi..
Nếu anh sợ thì coi như lần trước anh đóng vai phản diện thì lần này anh đóng vai chính diện cho em, nhưng mà đại ca mà đóng vai hiền, dịu dàng chắc em cười bể bụng quá haha…