Cao Thắng ư ? Ừ thì thi !
Năm 1973, sau chuyến đi chơi hè từ Vũng Tàu vừa về đến nhà thì chị tôi đã chuẩn bị sẳn đồ đạc quần áo cho tôi và anh tôi rồi lập tức chỡ chúng tôi về Phú Thọ Hòa, tức quận Tân Bình ngày nay. Tôi đã chia tay xóm Bàn Cờ thân yêu của mình một cách tức tửi như vậy trong sự áp tải của bà chị mà không kịp chia tay với đám đệ tử trong xóm.
Từ xóm Bàn Cờ mà nhà nào cũng mỡ rộng cửa, hàng xóm giao du thoải mái, đến nơi ở mới này thì nhà nào cũng đóng cửa kín mít lại chẳng quen biết ai. Tôi có cãm giác như mình bị đi đày. Dù là ở tù thì lâu dần cũng quen, tôi cũng phải tập làm quen với nơi ở mới, nơi mà tôi phải mất thời gian rất lâu mới có được cãm giác đây là nhà của mình. Lúc này tôi vừa học xong lớp 8.
Có một thay đổi lớn đến với riêng tôi là không hiểu sao mà càng ngày tôi học càng dỡ tệ. Hồi tiểu học thì hằng năm thỉnh thoãng còn được lảnh thưỡng, khi lên trung học thì hằng tháng cứ lãnh roi mây khi đem sổ liên lạc về cho cha mẹ ký tên .
Những ngày tháng đó tôi không hề biết rằng mình mắc phải chứng bệnh đặc biệt của trẻ con, đó là bệnh hiếu động quá đáng, không thể tập trung đầu óc suy nghĩ việc gì lâu được. Có lẽ ngày đó ngay bên Mỹ này cũng chưa để ý đến bệnh đó. Ngày nay, đối với trẻ em bị như vậy người ta cho uống thuốc mỗi sáng để có thể tập trung hơn trong thời gian học. Loại thuốc này có tác dụng phụ là làm trẻ biếng ăn. Con trai tôi thời gian trước đã được uống thuốc này để sữ dụng side effect là giúp nó kiêng ăn chống bệnh béo phì.
Tôi không thể tập trung chú ý nghe giãng bài quá 10 phút được, mặc dù vẫn nhìn chăm chăm vào thầy cô nhưng suy nghĩ đã bay ra ngoài khung cữa sổ.Chứng bệnh này đã theo tôi đến khi đi học giáo viên ở ngoài bắc. Tôi nhớ nhiều lần cô giáo dạy triết học đã kêu tôi cho một ví dụ gì đó làm tôi giật bắn mình, mặc dù tôi vẫn đang nhìn chăm chú nhưng không nghe được gì cã. Những bạn cùng học với tôi chắc còn nhớ những trường hợp này. Mãi về sau, khi tôi đi học thêm ĐH kinh tế mới thật sự không còn bị như vậy nữa. Chẳng lẽ nhờ có vợ mới hết bệnh ???
Càng học dỡ thì càng làm biếng học, càng làm biếng học thì càng dỡ thêm. Cứ như vậy sức học của tôi sa sút đến độ không cưỡng lại được nữa. Ba mẹ tôi đã phải nhờ thầy dạy kèm tại nhà, bắt đi học tư, la rầy trách mắng đủ kiểu nhưng đành bất lực.
Những môn học nào cần học bài thì chỉ cần siêng năng thêm một chút là có thể vượt qua được nhưng những môn toán, lý, hóa thì không thể tự học mà hiểu nổi nên đành chào thua. Thế là trong lớp 42 đứa, tôi thường đứng ở thứ hạng 25 tới 30. Hàng tháng chỉ mong điểm trung bình được 10 phẩy mà cũng thật khó khăn.
Cho đến năm lớp đệ tứ và đệ tam (lớp 8 và 9) tình hình càng tệ hại hơn vì lúc này các môn toán lý hóa đã tăng hệ số điểm, thứ hạng 25 – 30 cũng trỡ thành mơ ước. Tôi bắt đầu nằm ở thứ hạng 35- 40 của lớp, giống như cuộc chạy marathon mà phía trước là cã rừng người còn sau lưng chỉ còn lại vài vận động viên thương tật, tuy tuyệt vọng như vậy nhưng không thể cho phép mình bõ cuộc, cứ phải đau khổ mà chạy tiếp, nổi tuyệt vọng cứ lớn dần lên theo sự xuống sức của từng bước chân. Tôi không thể bõ cuộc vì phía sau là lòng thương yêu của cha mẹ, là niềm kiêu hảnh của gia đình. Chạy chạy chạy và….chạy
Tôi thuộc loại người có thể chìm lỉm mất tích trong đám đông một cách tự nhiên, có lẽ vì không có một nét nào hoặc cá tính gì đặc biệt. Đã vậy tên tôi lại bắt đầu bằng chữ TR. Các thầy cô hình như không nhận biết sự có mặt cũa tôi trong lớp. Thường thì kêu lên trã bài , những đứa ở đầu hoặc cuối danh sách thường bị gọi lên, thảng hoặc có những tên nằm giữa cũng bị gọi, còn tôi thì chỉ gần cuối nên hiếm khi nào được chiếu cố. Cũng vì nhớ đến điều đó nên sau này khi có con , tôi đặt tên cho con mình có vần đầu là A, hy vọng sẽ được chiếu cố nhiều hơn chứ không như tôi, suốt 4 năm học phổ thông chỉ bị kêu trã bài vỏn vẹn 2 lần.
Việc đi học lúc này đối với tôi đã trỡ thành ác mộng. Thật sự như vậy, đó là cơn ác mộng mà cho đến sau này tôi vẫn thường nằm mơ thấy cảnh thầy cô cho đề bài kiểm tra, mọi người chăm chú làm bài, còn mình thì đọc mà không hiểu gì cã, dần dần cã lớp vắng lặng không còn ai, bóng tối đã phủ dần xuống mà tôi vẫn còn đó một mình với tờ giấy trắng và đầu óc trống rổng như tờ giấy, cãm giác cô đơn, lạc lỏng và lo lắng cứ đè nặng trong lòng cho đến khi giật mình tỉnh giấc.
Tôi cũng thương ba mẹ mình và không muốn người thân phải phiền lòng nhưng không làm sao thay đổi được tình trạng đó. Lúc nào tôi cũng lơ đãng, đến độ không buồn chép bài và tìm cách lấp liếm khi thầy cô xét tập học.
Đến trình độ đó thì không thể nói là mất căn bãn nữa vì có căn bãn đâu mà mất. Tôi đã từng bước khó khăn leo dần lên các bậc từ đệ thất cho đến đệ tam ( lúc này hình như không gọi theo kiểu củ nữa mà gọi theo kiểu mới là lớp 9 ). Tháng cuối cùng của năm học lớp 9 tôi cộng điểm trung bình các tháng và kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt thì được kết quã thảm hại. Tôi hầu như không thể lên lớp được nữa nếu không đạt kết quã tốt của kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt và điểm trung bình của tháng cuối cùng phải là 14 phẩy trỡ lên. Thời đó thầy cô cho điểm gắt gao hơn bây giờ nhiều, tôi nhớ đứa đứng đầu lớp chỉ có 15 phẩy hoặc ít hơn, 14 phẩy là loại có đẳng cấp của lớp rồi. Làm sao để vượt qua đây ?
Trước nguy cơ làm xấu hổ bãn thân và gia đình như vậy tôi bắt đầu vạch ra kế hoạch để vượt qua nó.
Các môn cần học bài như công dân, sử, địa, vạn vật và môn kim văn cổ văn thì đơn giản để hiểu nó và chỉ cần học thuộc nhưng toán lý hóa thì khó khăn hơn nhiều. Vì không hiểu và thời gian gấp rút tôi đành tìm các bài mẩu và học thuộc nó để khi cho đề tương tự thì mình sẽ làm theo một cách máy móc.
Chiến thuật đó đã tõ ra rất chính xác. Tôi đã đạt điểm trung bình của tháng cuối cùng là 14.3 / 20 được xếp hạng 8 trong sự ngỡ ngàng của tất cã bạn học trong lớp.
Đặc biệt hơn nữa là tôi đạt điểm cao nhất lớp trong môn thi việt văn, khi công bố kết quã này thì cã lớp cùng ồ lên kinh ngạc. Những đứa học nhất nhì lớp cứ nhìn tôi như nhìn quái vật. Ngày xưa dân làng nhìn Trần Minh khố chuối mặc áo quan trạng, vinh quy bái tổ về làng chắc cũng chưa có vẽ ngạc nhiên như vậy, tụi nó tìm coi điểm của hai đứa bên cạnh tôi để xem tôi có cọp pi hay không nhưng cã hai đứa này đều đạt điểm khá thấp. Hai đứa bạn này cũng không nghĩ là cần cọp pi bài của tôi, vì đâu có ai dại gì cọp pi của thằng học dở như tôi. Thế là mọi người đều kết luận là “chó ngáp phải ruồi” kể cã bãn thân tôi cũng vậy. Hồi đó lớp 9 là đã bắt đầu học văn nghị luận. Sau khi cho đề tài thì về nhà soạn bài và chia hai nhóm để tranh luận với nhau, những đứa được chọn trong tổ nghị luận đó là những đứa học giỏi trong lớp và tranh đua nhau quyết liệt. Những đứa còn lại chỉ biết đứng nhìn và ngưỡng mộ…..thế mà kỳ thi đó tôi lại hạng nhất về văn nghị luận, chính tôi còn ngạc nhiên huống hồ gì tụi nó.
Tôi học dở là chuyện ai cũng biết nhưng ít người biết rằng tôi không bao giờ cọp pi, kể cã khi bạn bè đưa bài cho chép, tôi vẫn từ chối. Là thằng con trai tôi vẫn giữ lại một chút gì đó sự cao ngạo của bãn thân. Vì vậy kết quã cuối cùng này làm tôi rất khoái chí. Thế là tháng đó tôi hãnh diện đưa sổ điểm về cho mẹ tôi ký tên chứ không sợ hải hay mắc cở hoặc giả chữ ký của mẹ tôi như trước đó nữa.
Lớp tôi học có 42 đứa, bây giờ chắc là tứ tán khắp nơi. Trong đó có Phạm quang Hào và Hà tuấn Trang cũng thi vô Cao Thắng và học lớp động cơ, hình như Hào đang ở Mỹ, còn Trang ở Úc, còn Hoàng Minh thì học lớp điện có lẽ còn ở Việt Nam. Trong lớp có một đứa sau này khá nổi tiếng, đó là Bảo Phúc, là nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều bãn nhạc và dàn dựng hòa âm phối khí cho các chương trình lể hội lớn. Bảo Phúc là dòng dỏi hoàng tộc ngày xưa, có anh ruột là nhạc sĩ Bảo Chấn. Hồi xưa thầy dạy nhạc của lớp tôi là nghệ sĩ Bắc Sơn, là người có râu quai nón mà tóc và râu đều bạc trắng, thỉnh thoãng cũng có đóng phim.
Thầy tôi, nghệ sỉ Bắc Sơn đã chết gần 10 năm nay, còn bạn tôi nhạc sỉ Bảo Phúc đã đột tử cách đây 2 năm trong khi ngồi uống cà phê buổi sáng với bạn bè ở một quán cóc trong sự tiếc nuối của nhiều người vì anh ta đang ở độ tuổi nở rộ của tài năng âm nhạc.
Mổi khi hát bài Mê Khúc của Bảo Phúc ” nghe cung đàn dạo tịch tình tang, đưa người đi trong cỏi vô thường….” thì tôi lại nhớ đến hắn, có lẽ hắn đã tiên đoán phần số của mình chăng ?
Trường Hùng Vương lúc đó không sắp xếp nam nữ chung lớp mà tách ra các lớp riêng, chúng tôi buổi chiều còn các lớp nữ thường học buổi sáng, đến năm lớp 9 mới có một vài lớp buổi chiều.
Ở những năm lớp 8 hoặc lớp 9 thì các nàng đã bắt đầu ra dáng thiếu nữ, bắt đầu biết làm dáng, ngơ ngác, thẹn thò, mắc cở hoặc hơn nữa là bắt đầu có những suy nghĩ thầm kín về luyến ái, còn đám con trai chúng tôi thì vẫn rất ngố, nói theo kiểu miền bắc là rất tồ.
Thật là vậy, khi đó chúng tôi có đứa bắt đầu nổi mụn lung tung trên mặt, có đứa bắt đầu bể tiếng. Có những đứa thì can đãm hơn, bắt đầu biết chọc gái nhưng chã có chút nào nhẹ nhàng thanh nhã, mà chỉ đơn thuần là chọc phá thôi, thật là lũ con trai khờ khạo. Nhìn những đứa con trai ở tuổi này tôi luôn liên tưỡng tới chú gà trống đang lớn, lớn xác lông lá trụi lủi nhưng vẫn còn ngờ nghệch vụng về, chứ không mượt mà óng ả và oai vệ như chú gà trống thật sự.
Lúc đó chúng tôi chưa đến tuổi dành cho những mơ mộng, yêu đương thầm kín của tuổi học trò, chưa biết để lại lá thư trong hộc bàn để làm quen, cũng chưa biết sáng tác một vài câu thơ tình cãm lãng mạn, chưa từng biết âm thầm hờn ghen giận dổi hay xao xuyến vì một ánh mắt nụ cười nào đó nhưng đó là “chúng tôi ” chứ không phải tôi, hình như về mặt tâm sinh lý tôi phát triễn sớm hơn các bạn cùng lứa. Mặc dù tôi là đứa rụt rè nhút nhát và đầy mặc cãm về bãn thân. Tôi biết mình học kém, tôi cho rằng gia đình mình nghèo, quần áo ăn mặc có vẽ không bằng chúng bạn vậy mà sao lòng cũng cứ rung động vì những tà áo dài trắng thướt tha đó.
Tôi nhớ hoài cái cảnh tôi và nàng đứng dưới gốc cây trước cổng trường chờ người nhà đến đón, suốt mấy tháng trời như vậy. Khi thì chị tôi tới đón trước, khi thì ba của nàng tới đón trước. Thỉnh thoãng cũng có liếc nhìn qua lại và đôi khi bắt gặp lẫn nhau rồi cùng quay mặt đi, vậy mà chẳng ai dám nói lời nào. Có những hôm trời mưa mà chẳng đứa nào có áo mưa , cơn mưa đầu mùa đã rữa sạch lá trên cành, thứ nước đã rữa sạch bụi bặm của lá cây đó đã nhuộm chiếc áo trắng của nàng trỡ thành màu xám xịt, có lẽ áo tôi lúc đó cũng không hơn gì nhưng tôi không để ý mà chỉ thấy tội nghiệp và xót xa cho nàng . Cũng chỉ như vậy thôi chứ tôi không đủ can đãm mở lời, tôi cũng chẳng biết nàng tên gì, mặc dù trên ngực áo nàng có đeo bãng tên nhưng tôi không dám phạm tội mà nhìn vào đó. Cho đến một ngày, người tới đón nàng không phải là người đàn ông lớn tuổi mà tôi nghĩ là ba của nàng nữa, mà là một gã thanh niên trẻ trung, nhìn nàng cười với người ta mà tôi nghe lòng chua chát, lòng thầm trách nàng tham phú phụ bần, trách nàng có mới nới củ, trách nàng sao nở bạc tình v.v….
Như vậy đó ! những gã con trai mới lớn cứ mải khờ khạo như vậy, cứ làm như người ta đã là của mình rồi vậy, dù đến nói chuyện cũng chưa dám và tên cũng chẳng biết, thế mà tôi cứ mặc nhiên xem đó là lần thất tình đầu tiên trong cuộc đời, mặc dù biết đâu đó là anh hay chú của nàng gì đó. Sau lần đó tôi không đứng chờ ở nơi cũ nữa, không thèm nhìn ” kẻ phụ tình” đó nữa mà lặng lẽ đứng xa hơn .
Nhờ ” cuộc tình” đó mà những lần sau này, khi tụi bạn nói chuyện về quan hệ bồ bịch thì tôi tuy chỉ lắng nghe không hề tham gia nhưng trong lòng cứ khinh khỉnh rằng chỉ có ta đây mới hiểu thế nào là tình yêu, thế nào là đau khổ của kẽ bị phụ tình.
Sau này khi nhớ về những năm tháng đó tôi cứ tiếc rằng mình đã bõ mất mấy năm cuối của trung học phổ thông, những năm đó là những năm đáng nhớ nhất. Nếu tôi đã có những năm tháng tươi đẹp đó thì có lẽ tôi sẽ thật sự có vài cuộc tình vắt trên vai, làm hành trang cho bước đường phiêu lãng sau này. Biết đâu nhờ nó mà tôi đã trỡ thành gã thi sĩ trường phái lãng mạn cuối cùng của văn chương Việt Nam. Gã thi sĩ hụt đó chỉ mới đang học lớp 9 thôi các bạn ạ !
Cao Thắng ư? Ừ thì thi ! Đó là quyết định của tôi khi ba tôi ngỏ ý cho tôi thi vào trường Cao Thắng. Đối với tôi đây có thể giải thoát cho những ám ảnh nặng nề của chuyện học hành, vì tôi nghĩ rằng vô Cao Thắng thì sẽ nặng về học kỷ thuật hơn là học chữ. Vã lại trong tôi cũng cãm thấy hơi bị quê khi học ở trường chả có tiếng tăm gì mà trường Cao Thắng thì nổi tiếng ở Sài Gòn và cã miền nam lúc đó. Thế đó ! dù là kẽ học kém nhưng tôi vẫn cứ mơ học trường nổi tiếng, giống như người kém năng lực mà cứ mơ làm sếp vậy.
Lần thi này tôi không hề chịu một áp lực nào cã, thi đậu mới là chuyện lạ, còn thi rớt thì chả sao cã, vì tôi vốn học dỡ nổi tiếng giang hồ thì thi rớt là chuyện đương nhiên, có lẽ cũng chẳng ai rầy rà gì chuyện này. Lần đầu tiên tôi cãm thấy học dỡ cũng có cái lợi của nó.
Tôi thật sự không nhớ gì về nội dung bài thi đó, chuyện liên quan đến học hành hình như luôn bị bộ nhớ của tôi từ chối, mặc dù bộ nhớ vẫn còn hoạt động khá tốt.
Cũng như sau này tôi có thể nhớ rất nhiều tên của các cô nàng nữ sinh đầu tiên của trường Cao Thắng là lớp CT5 nhưng bạn học của tôi cũng trong trường Cao Thắng thì tôi lại không nhớ nhiều bằng. Ai nói tôi mê gái thì tôi đành công nhận vì làm sao chối được khi bạn học của mình thì lại không nhớ rỏ. Có lẽ vì 2 từ bạn học có chữ ” học” trong đó nên bộ nhớ của tôi theo quán tính mà từ chối chăng? Đó đâu phải lỗi của tôi ! Thật ra cũng không nên chối làm gì vì tôi cũng có mê chút chút, vì tôi là thằng con trai dám yêu và dám chấp nhận. Mặc dù là người rụt rè nhút nhát có lúc cũng ” lòng trong tuy đã mặt ngoài còn e ” nhưng tôi chẳng bao giờ đạo đức giả mà chối nguây nguẩy tình cãm thật sự của mình.
Với khã năng học hành ” lợi hại ” như vậy nên khi thi vào trường Cao Thắng tôi chẳng dám nói cho đứa bạn nào trong lớp biết cã vì tôi không hề hy vọng là mình sẽ thi đậu
Ngày nhập học lớp 10 rồi cũng đến, tôi đem theo tiền để đóng niên liểm hàng năm, tôi còn nhớ số tiền là 5.000 đồng. Số tiền cũng khá lớn với thời giá lúc bấy giờ. Khi đó các tấm pa nô dựng ngoài đường đễ tuyễn lính có ghi mức lương binh nhì là 10.000 đồng, lương giáo viên khoãng 25.000- 30.000 đồng, lương đại úy là 35.000- 40.000, lương dân biểu là 100.000 đồng ( một đứa bạn có ba là dân biểu nói như vậy ) lương ba tôi lúc đó là 80.000 đồng và một lượng vàng lúc đó là 22.000 đồng( không hiểu sao tôi lại nhớ rõ những con số này? ). Mặc dù biết rằng đã có kết quã thi vào Cao Thắng nhưng tôi không có ý định đi coi kết quã vì cứ đinh ninh là mình sẽ rớt. Bây giờ tôi không còn nhớ đề thi là gì nhưng tôi nhớ mình làm bài chẳng lấy gì khã quan.
Cũng cần phải nói thêm là trong các cuộc thi cử tôi thường đạt kết quã tốt hơn khã năng thật của mình vì tôi vốn không bận tâm đến chuyện học hành nên không hề chịu áp lực tâm lý trong các cuộc thi đó. Con gái tôi sau này cũng như vậy, nhiều khi tôi chỡ nó đi học, đến trường rồi cã hai cha con mới giật mình vì quên đem theo cặp táp. Khác hẳn với mẹ và thằng em trai của nó luôn học tập chăm chỉ và cẩn thận, lại luôn lo lắng nên thường có kết quã thi dưới sức của mình.
Ngày nhập học đó vào đầu giờ chiều, tôi đã vĩnh viển không thành học sinh lớp 10 trung học phổ thông được. Tôi chưa được bước chân vào lớp học mà bị đuổi từ khi còn xếp hàng dưới sân trường vì tội quên mang bãng tên.
Trời hôm đó có mưa lâm râm, tuy không lớn nhưng cũng đủ ướt áo kẽ hàn sĩ bơ vơ lạc lỏng, không tiền, bị đời chối bõ như tôi tự ví về mình như vậy. Sợ về nhà sẽ bị gia đình biết chuyện nên tôi đạp xe ra Sài Gòn, định bụng ghé thư viện quốc gia để đọc truyện, lúc này tôi đã làm thẻ thư viện quốc gia chỉ để đọc truyện cho thỏa cơn ghiền truyện của mình, vì nhịn ăn sáng để có tiền mướn truyện vẫn không đủ cho tôi đọc.
Khi ra đến Sài Gòn tôi chợt nhớ đến kết quã thi. Ừ ! thì ghé vô coi cho biết chứ, dù thi rớt cũng cần phải xác định rỏ là thi rớt , giống như người đánh bài thua hết tiền nhưng vẫn cứ mỡ bóp ra kiểm tra nhiều lần vậy mà.
Trời đất quỷ thần thiên thánh địa ơi ! Sao lại đậu? Tôi không tin vào mắt của mình, xem kỷ lại số báo danh thì đúng là đậu thiệt rồi. Như vậy là kẽ hàn sĩ thoát khỏi nguy cơ trỡ thành kẽ khất sĩ rồi.
Trỡ về nhà trong tâm trạng phấn khởi của kẽ vô tình lượm được cái bóp. Trong trạng thái rạo rực như được hoa hậu vừa nguýt mỏ vừa quay mặt đi lại thành ra hôn nhầm mình. Trong vẽ ngoài oai vệ xen lẫn chút xấu hổ như võ sĩ trên đài sau khi đấm đá túi bụi đã đuối sức , vừa đưa hai tay lên định đầu hàng thì đối thủ cũng xỉu dưới chân mình thế là động tác đầu hàng xấu hổ đó được mặc nhiên xem là động tác mừng chiến thắng.
Thế là tôi đã đậu, mặc dù có bị rầy la chút ít vì biết kết quã mà không đi coi, để phải mất tiền niên liểm nhưng ba mẹ tôi đã xem đó như khoãn tiền đóng góp cho xã hội. Tuy rằng chó ngáp phải ruồi nhưng nếu nó không ngáp thì làm gì có con ruồi nào vạch miệng nó ra mà chui vào được, như vậy nó cũng có hành động tích cực rồi, thật đáng khen !
Tuy chưa vào trường Cao Thắng nhưng tôi cũng biết chút ít về nó vì ba tôi đã từng học và dạy ở đó, có 3 người anh bà con cũng đã từng tá túc nhà tôi để học Cao Thắng. Tôi hơi ngạc nhiên về vẽ ngoài cũ kỷ của ngôi trường nổi tiếng này nhưng điều ngạc nhiên nhất là danh sách các thứ dụng cụ đồ nghề cần phải mua sắm .
Không hiểu các lớp ban toán ngày xưa thế nào nhưng chúng tôi từ đầu được xác định là học nghề và con đường kế tiếp nếu có khã năng đi xa hơn là kỷ sư thực hành. Dường như lúc đó Bộ Giáo Dục chuẩn bị thay đổi phương cách đào tạo kỷ sư. Nếu theo kiểu cũ từ phổ thông rồi lên trường bách khoa Phú Thọ học kỷ sư thì thời gian học kỷ thuật quá ít và vì họ muốn chia ra loại kỷ sư lý thuyết và thực hành khác nhau.
Số lượng dụng cụ cần mua đã làm đau đầu không ít các bậc cha mẹ lúc đó. Môn kỷ nghệ họa phải có hộp compa, loại rẽ cũng khoảng 3000 – 4000 đồng, còn lại là thước T, thước cong, ê ke 45 độ, ê ke 30-60 độ, thước dẹp thẳng, bút chì gilbert vài loại từ mềm tới cứng. Học xưỡng thì búa đầu bằng, búa đầu tròn, dũa phá, dũa láng, dũa dẹp phá và láng, dũa lòng mo (còn gọi là dũa bán nguyệt), dũa tam giác phá và láng, kềm đầu bằng, kềm cắt, kềm mỏ nhọn, kềm mỏ nhọn và cong, kềm tuốt dây điện,thước lá, thước kẹp, đục phá, đục láng, đục rảnh, đục dấu( pon tu ), vạch dấu, compa vẽ trên sắt.
Nếu mua hết tất cã các loại dụng cụ này có lẽ mất vài tháng lương binh nhì chứ chẳng chơi. Vì mắc tiền như vậy nên hiếm có ai có đầy đủ mà chúng tôi thường mượn lẫn nhau và vì vậy cũng phát sinh chuyện cầm nhầm hoặc ” quên” trã. Có thể nói ai cũng có lần bị mất dụng cụ dỉ nhiên là kèm theo chuyện cãi lộn đủ trò.
Trường Cao Thắng ngày đó chia ra nhiều dạng khác nhau quá, đến thời điểm tôi vào trường thì Bộ Giáo Dục đã không còn tuyễn các dạng khác nhau nữa mà sẽ chĩ là bãng đõ mà thôi. Các dạng đang tồn tại có bãng đõ là hệ cãi tiến, bãng trắng là hệ toán, bãng vàng là hệ chuyên nghiệp, bãng xanh là hệ sinh công.
Cho đến thời điểm đó, chúng ta thực sự không có trường dạy nghề đúng nghĩa, nếu có thì chỉ là một vài trường tư mà thôi. Các trường Cao Thắng, Nguyễn trường Tộ, Gia định thì một mặt dạy chương trình phỗ thông như các trường trung học khác đễ học sinh sau đó vẫn có thễ vẫn thi đại học như các học sinh phỗ thông mặt khác dạy thêm về kỷ thuật có tính cách hướng nghiệp là chủ yếu.
Cho đến bây giờ tôi vẫn cho rằng kiểu đào tạo đó không thiết thực cho nền kinh tế quốc gia, những người được đào tạo sẽ lỡ thầy lỡ thợ. Kể cã chương trình đào tạo công nhân sau này cũng vậy, chỉ là công nhân bậc 3 mà phải mất đến gần 3 năm, trong khi ra trường không thể làm việc thực thụ ngay lập tức như một công nhân nhưng lại trang bị số vốn lý thuyết nhiều hơn hẳn mức độ cần thiết của người thợ cho nên họ lại nghĩ rằng mình hiểu biết hơn những công nhân bình thường, sinh ra có tư tưỡng không được trọng dụng. Điều này khiến cho hơn 70 % người được đào tạo sẽ bõ nghề sau 5 năm từ khi ra trường. Có vẽ kiểu đào tạo này thích hợp cho một người chủ tiệm cơ khí nhỏ lẻ của những năm 1960 hơn là một người công nhân hay kỷ thuật viên của thời sau này.
Mang đầy đũ những mặc cãm cũa những ngày học phỗ thông, tôi bước chân vào Cao Thắng với hy vọng sẽ đỡ bị áp lực cũa chuyện học hành.
Đúng là ghét cũa nào trời trao cũa ấy . Chẵng những phải học cã hai buổi mà sau giờ chiều còn phải vội vàng thay áo trắng đễ đến lớp đêm học tiếp tục chương trình phỗ thông. Thôi thì đành như chiếc lá giữa dòng, cứ mặc con nước cuốn trôi đến đâu thì đến, không phải là thuận theo tự nhiên mà sống mà là thuận theo tự nhiên mà tồn tại vậy.
Những sinh hoạt thanh niên cũa thời gian sau năm 1975 đã mỡ rộng nhiều sự quen biết cũa tôi, các bạn ban toán, chuyên nghiệp, sinh công. Các lớp 9, 10, 11, 12 đều có dịp gặp gỡ tiếp xúc thân mật hơn.
Những ngày tháng sinh hoạt đó tôi không bao giờ quên được, nhiều người trong chúng tôi cứ ở lì trong trường chứ không chịu về nhà. Ỡ trường thì có gì ăn đó, vì quỹ cũa chi hội Cao Thắng rất hạn hẹp, thiếu thốn đũ thứ và nhất cái đói đã hành hạ chúng tôi khá nhiều. Biết rằng nếu về nhà sẽ được ăn no hơn, ngon hơn nhưng lòng không nỡ vì có nhiều anh em gia đình khó khăn hoặc ở xa nên suốt ngày ỡ trong trường, vì vậy tôi cố gắng ỡ lại để chia sẽ cùng anh em. Nghĩ cũng tức cười, những ngày tháng đó nếu ở lì như vậy được xem là biểu hiện cũa ý chí kiên cường, được xem là dám chia sẽ cực khổ mà không nghĩ rằng nếu mình về thì anh em sẽ bớt đi một miệng ăn, sẽ được no thêm một chút. Những năm tháng đó chúng tôi đã sống theo đúng kiểu mà bây giờ người ta gọi là ĂN NHƯ TU, Ỡ NHƯ TÙ, NÓI CHUYỆN NHƯ LÃNH TỤ. Thật là tuổi trẻ nông nổi và khờ khạo, tôi luôn nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp cũa cuộc đời. Tôi đã sống bằng tất cã tấm lòng cũa mình, bằng tất cã sự nhiệt tình của mình. Bây giờ nghĩ lại thấy thật là ấu trỉ nhưng có sao đâu, tuổi trẻ là như vậy. Mà ấu trỉ đâu chỉ là độc quyền cũa tuổi trẻ?
Từ trường Cao Thắng tôi đã trưỡng thành, đó thật sự là bệ phóng cho chúng tôi những ngày sau này, đương nhiên cũng có những con tàu đi lạc ra khỏi quỹ đạo nghề nghiệp nhưng rất may hầu hết chúng tôi đã đi đúng quỹ đạo làm người. Để đến giờ này chúng tôi và chúng ta nhìn lại và theo dỏi từng bước đi cũa con cháu.
Tuổi Thơ Đi Qua thật rồi, tôi muốn viết tất cã những gì mình trãi qua để chia sẽ những cãm xúc thời ngây ngô vụn dại đó. Vâng ! Tất cã đều là kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp, dù không phải tất cã đều được như ý.
Texas, ngày 12 tháng 12 năm 2012
* Trang này được xem 1975 lần
Anh Trúc ơi,
Thật đúng là bây giờ anh mới kể chớ phải chi ngày xưa lúc dạy trong trường CT mà anh kể sớm sớm hehehe lại có cả khối học trò bắt chước Thầy rồi. Tiếc thật.
Cũng thật tình mà nói, chuyện giáo dục ở VN khá từ chương mà không cho trẻ con tự nó có cái hứng khởi để học hành. Ngay như chuyện viết tay trái ngày xưa con nít VN là bị khẽ tay chết luôn, trong khi với lối giáo dục bên này người ta tìm ra người thuận tay trái là bên não phải hoạt động thì thiên về nghệ thuật, còn người thuận tay phải não bên trái hoạt động thì thiên về kỹ thuật. Do đó con nít bên này viết tay nào cũng được, đa số những người viết tay trái chữ rất đẹp.
Rồi đời sống không sung túc, cũng làm cho người mình coi trọng những nghề gì thấy làm ra tiền liền, chớ như họa sĩ có mà nghèo suốt kiếp. Có lẽ bị ảnh hưởng quan niệm nầy nên anh Trúc một nhà văn lớn bị ém tài học kỹ thuật cho đến bây giờ mới ra tay vung bút ra những tác phẩm để đời này chăng? Bravo anh Trúc, ngóng cổ chờ tiếp những tác phẩm sắp tới, mai mốt có ai hỏi KT biết anh VT không cũng hãnh diện trả lời …..quen thân lắm mặc dầu chưa hề gặp mặt. hehehehe.
KT ơi!
Anh là người thuận tay trái đây, ngày xưa học ở VN, lớp tiểu học bị đánh đòn muốn khùng luôn. Mà sao Anh thấy! Anh chẳng có nghệ thuật và cũng chẳng có kỹ thuật gì cả vậy thì sao đây?
Một ngày vui vẻ nhé.