Năm 2013 kỷ niệm 71 năm cuộc đánh bom cuả Nhật Bản vào thành phố Darwin thuộc tiểu bang Northern Territory cuả Úc Đại Lợi.
Darwin là thành phố lớn nhất ở phía bắc của Australia, là một vị trí phòng thủ quan trọng đối với Nhật Bản. Úc phát triển cảng hàng không cũng là cảng quân sự Darwin, được xây dựng ven biển và súng chống máy bay và dần dần mở rộng đơn vị đồn trú của quân đội. Darwin được coi như là một cổng chính cho các tàu Đồng Minh, máy bay và các lực lượng bảo vệ Đông Ấn Hà Lan (tại Indonesia và Đông Timor).
Hằng năm lễ kỷ niệm đánh bom ở Darwin được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 tại Công viên Bicentennial , Darwin nơi có dựng Bia kỷ niệm những người đã tử vong trong cuộc tấn công. Ngày này đã thu hút nhiều cựu chiến binh từng phục vụ ở Darwin trong khoảng thời gian chiến tranh năm 1942.
Lần đầu tiên trong lịch sử, vụ đánh bom ở Darwin vào ngày 19 tháng 2 năm 1942, là cuộc tấn công lớn nhất được đìều khiển bởi một thế lực nước ngoài đánh vào Úc . Trận chiến được ghi nhận có 242 máy bay Nhật Bản tấn công vào bến cảng Darwin và 2 sân bay của thị trấn. Với nỗ lực ngăn chặn Đồng Minh sử dụng Darwin làm cơ sở bàn đạp để tấn công xâm lược vào Timor và Java.
Sự kiện này được gọi là “Trân Châu Cảng của nước Úc”. Cuộc đột kích của Nhật Bản không giống như cuộc tấn công Pearl Harbour, kể từ khi Australia đã tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản ngày 08 Tháng 12 năm 1941. vì vậy người Nhật đã lấy cớ này phản công Úc. Mặc dù Úc chỉ là mục tiêu quân sự ít quan trọng hơn,nhưng một số lượng lớn bom được thả xuống Darwin nhiều hơn được sử dụng trong cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công cuả Nhật vào Darwin
Vào ngày 19 tháng 2 năm 1942, ngay trước khi 10:00 sáng, lực lượng Nhật Bản đã phát động các cuộc không kích bằng máy bay vào Darwin, đây là cuộc tấn công cuả ngoại quốc đầu tiên vào đất Úc. Quân đội của Nhật Bản đã chuẩn bị và lập kế hoạch hai cuộc không kích vào Darwin.
Hai vụ tấn công đã được lập kế hoạch và lãnh đạo bởi chỉ huy chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng mười tuần trước đó,
Hơn 260 máy bay cuả đối phương, bao gồm cả máy bay ném bom và máy bay trên đất liền bay ra khỏi tàu sân bay ở vùng biển Timor. Để tấn công vào Úc, mục đích vào các bến cảng của thị trấn, căn cứ quân sự, dân sự và bệnh viện địa phương. Cuộc tấn công chấm dứt sau khoảng 40 phút.
Cuộc tấn công thứ hai, bắt đầu một giờ sau đó, liên quan đến vụ đánh bom tầm cao cơ sở Không quân Hoàng gia Úc tại Parap kéo dài 20-25 phút.
Kết quả sau hai lần đánh bom các mục tiêu trên hoàn toàn bị phá huỷ.
Người Nhật chuẩn bị xâm lược Timor, và dự đoán rằng một cuộc tấn công gây rối cản trở tiềm năng của Darwin như là một cơ sở mà từ đó quân Đồng minh có thể khởi động một phản công, và đồng thời cùng một lúc sẽ làm tổn hại tinh thần của người Úc.
Sự thiệt hại ít nhất là 243 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, và có hơn 400 người bị thương.
Hai mươi máy bay quân sự đã bị phá hủy và tám tàu chiến bị đánh chìm trong bến cảng.
Các cuộc tấn công trên không vào Darwin tiếp tục cho đến tháng 11 năm 1943, khoảng thời gian này người Nhật đã ném bom Darwin 64 lần. Trong chiến tranh, các thị trấn khác ở miền bắc Úc cũng là mục tiêu của cuộc tấn công của Nhật Bản, với những quả bom được thả xuống Townsville, Katherine, Wyndham, Derby, Broome và Port Hedland.
Các phản ứng
Trong những giờ sau các cuộc tấn công trên không vào ngày 19 tháng 2, mọi người tin rằng một cuộc xâm lược sắp xảy ra, người dân ở Darwin bắt đầu hướng về phía Nam. Khoảng một nửa dân của Darwin cuối cùng bỏ chạy. Cơn hoảng loạn trong thị trấn đã được lặp đi lặp lại, cướp bóc và rối loạn xảy ra.
Lý do gì đã dẫn đến các cuộc tấn công?
Trong những năm 1930, Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng phần lớn của Trung Quốc.
1941, Nhật Bản cũng được kiểm soát Đông Dương (một liên bang các thuộc địa Pháp và bảo hộ ở Đông Nam Á).
Trong tháng 12 năm 1941, Nhật Bản đã đánh bom Mỹ tại Trân Châu Cảng và bước vào chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời hạn mười tuần, Nhật Bản kiểm soát Hồng Kông, Mã Lai, Singapore và lãnh thổ của Úc New Britain (Rabaul).
Quân đội đã lên kế hoạch , và một mạng lưới chống tàu ngầm bùng nổ đã được xây dựng qua Darwin Harbour, hệ thống mạng lưới tuyến nổi, phao hỗ trợ dài sáu km đã được thực hiện.
Tôn vinh người chết
Hằng năm vào ngày 19-02 một buổi lễ đã được tổ chức tại bia kỷ niệm ở thành phố Darwin để đặt vòng hoa và ghi nhớ những người đã chết trong trận không kích cuả Nhật Bản.
Chính phủ Nhật xin lỗi
Chính phủ Nhật Bản đã thu xếp một cuộc họp ở Darwin để xin lỗi về vụ đánh bom vào nước Úc và các thành phố trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II.
Thứ trưởng cao cấp của Nhật Bản Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Tadahiro Matsushita, phát biểu tại một buổi lễ ký kết cho dự án $ 34 tỷ dollar cuả khí Ichthys.
Ông đã xin lỗi về hành động của nước ông.
“Tôi nhận thức được rằng năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 70 của vụ đánh bom của Darwin và trong một khoảng thời gian nhất định trong quá khứ không-quá-xa, Nhật Bản đã gây ra thiệt hại to lớn và đau khổ cho người dân của nhiều quốc gia,” ông Matsushita.
“Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ cảm xúc của tôi hối hận sâu xa và phát biểu lời xin lỗi chân thành của tôi.”
“Sau chiến tranh, Nhật Bản đã tái sinh và phát triển với một hiến pháp hòa bình để đóng góp cho hòa bình thế giới”, ông nói.
Quan chức Nhật Bản trong quá khứ đã xin lỗi về hành động của quốc gia trong Thế chiến II, nhưng ông Matsushita được cho là chính trị gia cấp cao nhất để xin lỗi trên lãnh thổ phía Bắc Úc cho vụ đánh bom của Darwin.
Ông nói rằng “Thật may mắn sau cuộc chiến tranh Australia và Nhật Bản đã phát triển một tình bạn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau”.
Nhìn lại lịch sử cuộc tấn công của lực lượng Nhật Bản tại Darwin làm rung chuyển của cả quốc gia lẫn công dân Úc, trước đó dân Úc sống gần như tách biệt và chưa nhận thức được mối đe dọa xâm lược của các quốc gia láng giềng. Biến cố Nhật thả bom trên Darwin, còn hơn những gì họ đã làm trên Trân Châu Cảng. Lúc này Úc mới nhận ra mối đe dọa lớn của cuộc xâm lược của Đế quốc Nhật Bản. Đồng thời cũng thấy rõ địa thế đã cản trở sự hỗ trợ của các cường quốc bên ngoài Úc.
Nhờ đó Úc đã thiết lập một hệ thống phòng thủ, và thay đổi quan niệm “lục điạ Úc quá xa nên không ai dòm ngó để gây hấn” dù sao nhờ lục điạ Úc tách biệt và xa hẳn phiá dưới – Úc mệnh danh là xứ “Down under” do đó dân chúng sống rất an bình và nhàn nhã. Cuộc tấn công đã là một kỷ niệm khó quên cho dân chúng Úc đồng thời cũng là một bài học thức tỉnh nước Úc về tầm quan trọng vị thế của lãnh thổ Úc.
Tài liệu tham khảo:
- http://en.wikipedia.org/wiki/Bombing_of_Darwin
- http://www.abc.net.au/news/2012-02-17/bombing-of-darwin-anniversary-special-coverage/3834410
- http://news.smh.com.au/breaking-news-national/japan-says-sorry-for-darwin-bombing
- http://naa.gov.au/collection/fact-sheets/fs195.aspx
- http://australia.gov.au/about-australia/australian-story/japanese-bombing-of-darwin
- http://www.skwirk.com.au/p-c_s-56_u-91_t-200_c-668/the-bombing-of-darwin
- http://www.australiangeographic.com.au/journal/on-this-day-darwin-under-attack-.htm
- https://www.records.nsw.gov.au/state-archives/research-topics/war-and-australia
* Trang này được xem 4153 lần
Trả lời