Từ ngữ Visa không còn xa lạ với tất cả chúng ta, là một từ trên các thẻ tín dụng cuả nhiều ngân hàng ứng tiền cho khách hàng tiêu xài trước và sau đó hoàn trả lại sau. Visa cũng là giấy chiếu khán nhập cảnh vào một quốc gia hợp pháp theo diện: Du lịch, kinh doanh, làm việc hoặc là đoàn tụ với người hôn phối.
Người tình đồng hương, ở đây các cô gái VN kiêng cữ ăn uống, không thích ăn thịt, vì sợ bị béo phì và bệnh sau này. Nên các cô chỉ thích ăn đồ hải sản như: Tôm hùm, cua biển sống ở vùng nước lạnh và sâu, cá hồi, hào sống v.v. Điều kiện thích nhất là các thứ này phải còn bơi trong hồ. Nếu muốn quen các em gái VN ở đây mà mời đi ăn thức ăn nhanh và rẻ, thì chắc chắn bạn sẽ không mời được các em đi chơi lần thứ hai. Mà cũng khổ thật đụng vào các món ăn hải sản thì vài trăm dollars để thanh toán phiếu tính tiền kể như bay không hề quay mặt lại.
Thôi thì thời kỳ kinh tế khó khăn, không cách nào hơn là các em gái bên VN, dù sao thì cũng đỡ chi phí và không nặng đô bằng ở đây. Thế là tìm người tình tại VN! Đã làm người tình với các anh Việt Kiều, thì các em rất mong được anh bảo lãnh theo diện chồng vợ và rất cần giấy chiếu khán (VISA) đến các nước phương tây. Và trước khi được đoàn tụ với các anh thích trẻ và đẹp, các em ở VN cần một số tiền để tu bổ lại, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, khi em qua đến gặp bạn bè để cho anh thật hãnh diện là: “Có vợ trẻ và đẹp”. Cuối cùng nhiều ông ở đây cứ rút tiền ra gởi về cho em, rồi hàng tháng không tiền hoàn lại ngân hàng. Thế là đủ vấn đề xảy ra, thật là tôi nghiệp cho các đấng mày râu ham trẻ chê già!!!
Mạng lưới toàn cầu đã du nhập vào VN một tốc độ thật khó tưởng tượng nỗi. Vốn thông mình của người VN học hỏi những cái mới, cũng không thua gì tốc độ du nhập vào. Các em muốn có cơ hội gặp và làm bạn với các anh VN đang sống ở ngoại quốc chỉ cần vào các trang web có “chat room” để tìm một nửa còn lại.
Nếu nói đến chuyện ra ngoại quốc của một số cô con gái ở VN thuộc diện con nhà nghèo, thì không dễ dàng như du lịch, cuối cùng nhằm mục đích tìm kiếm cho mình một hướng đi đến quốc gia phương tây sinh sống, không gì bằng làm người tình của các anh Việt kiều đang sống ở ngoại quốc. May mắn thì cũng sẽ có cơ hội đến xứ người một cách hợp pháp chẳng tốn tiền mà còn không lo sợ vì bất hợp pháp. Không cách nào khác hơn là tìm người tình trên các trang web mục “Tìm bạn bốn phương” hoặc nhờ vài người thân quảng cáo trên các báo người Việt ở ngoại quốc.
Còn các đấng mài râu thì cũng chẳng thua gì! Nếu nói đàn ông mà không thích gái đẹp và trẻ, thì chúng ta cần suy nghĩ lại người đàn ông đó. Một vài chat room mở rộng để mọi người có thể tham gia vào để trao đổi và tìm những bạn mới. Các cô bên VN rất hay, họ chỉ cần nhìn tên là họ truy rất dễ và biết bạn đang ở VN hay ở ngoại quốc. Họ nhập vào phòng riêng và chào hỏi bạn, nếu nói bạn ở VN thì họ sẽ cười và cho biết bạn đang ở đâu. Mà cũng ngộ thật đàn ông vào những chat room này trong vòng một thời gian ngắn, là sẽ có vô số các cô vào làm quen. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội lựa chọn xem ai thích hợp và được nhận các tấm ảnh chụp chân dung không thua gì tài tử điện ảnh. Ngay cả những buổi hẹn hò trên mạng các cô trông rất xinh qua “web cam” có lẽ hôm đó các cô phải ra thẩm mỹ viện hoặc là làm tóc nhè nhẹ để phô trương mặt hàng và nhằm thu hút tính đam mê của đàn ông.
Đây là thời kỳ sơ khởi để chuẩn bị cho các ý đồ sắp đến. Thế là những cuộc hẹn hò ảo trên mạng để trao đổi, chàng thì khoe khoang làm ông này ông nọ nơi xứ người, nhà ở là biệt thự nguy nga, xe thể thao trị giá hàng 100 ngàn trở lên. Nàng thì nhẹ nhàng hơn, em là con gái gia giáo, nghèo nhưng rất thích các loại mỹ phẩm và hàng hiệu nổi tiếng .v.v. Chuyện tình Roméo và Juliet càng ngày càng thấy rằng không thể nào thiếu vắng nhau được. Thế là sau một thời gian thì cô ấy sẽ đề nghị chàng nên về VN thăm quê hương vì “Quê hương là chùm khế ngọt.”
Oh! Không còn cách nào khác nữa là các ông ở ngoài quốc đã có gia đình sẽ viện rất nhiều lý do khác nhau: Nào là nhang khói cho Ông Bà, Cha Mẹ, nào là tìm cơ hội để đầu tư, nào là làm từ thiện giúp đỡ người nghèo bên VN v.v. Cuối cùng vẫn được các bà xã tin và để về VN một mình, đây là cơ hội ngàn năm một lần. Ngựa xổ chuồng thì trở thành một con ngựa hoang. Tha hồ trả thù cho những ngày tháng năm sống trong sự kiềm chế độc tài của các bà xã.
Gặp được người tình ảo trên mạng bằng hiện thực vừa trẻ vừa đẹp. Nói gì cũng được “dạ và vâng” không hề chống đối hoặc tranh luận. Đây là điểm rất yếu của đấng mài râu nên các cô ra sức khai thác một cách triệt để, thế là không ông nào có thể ngăn cản được sự ham muốn của mình, xem như bị móc phải lưỡi câu quá bén nhọn khó lòng gỡ ra được. Từ ấy tư tưởng về ly dị vợ, hoặc là được bà xã ly dị thì đúng vào sách lược sẽ áp dụng ngay khi trở lại quốc gia đang định cư.
Ngược lại các cô gái bên VN rất là nhạy bén với chính sách di trú và đoàn tụ theo diện vợ chồng, luôn được chính phủ các quốc gia phương tây ưu tiên hàng đầu. Nên chẳng ngần ngại ra sức chiều chuộng các ông Việt kiều ham của lạ này hãy tận hưởng từ A tới Z. Thế là các em cũng được đền bù khá xứng đáng, bằng những món quà, được anh mua từ những trung tâm bán hàng cao cấp mà các em thường đưa các anh dạo chơi.
Chuyện gì đến sẽ đến, các ông về ly dị và làm bảo lãnh người tình nhỏ bé qua xây lâu đài tình ái. Mọi thứ trên đời đều có cái giá phải trả, vì tình ảo từ trên mạng và mục đích là được đến xứ người, các cô sẽ nhẹ nhàng và khá dễ thương để chờ ngày được nhập quốc tịch nơi đang cư ngụ. Còn chuyện có vài em bé trong thời gian chờ nhập quốc tịch, thì lại càng dễ dàng được sự giúp đỡ tối đa của chính phủ cũng như các cơ quan thiện nguyện.
Nhiều câu chuyện thật ngộ: Người tình bé nhỏ nhập quốc tịch xong, thì chưa đầy một thời gian ngắn là ông chồng được đưa ra tòa ly dị với nhiều lí do khác nhau. Tỷ lệ này hình như đạt đến mức trên 99%. Thông thường nhiều cô cứ ảo tưởng chồng của mình giống như những gì anh ấy nói, nào ngờ hoàn toàn trái ngược. Nhiều anh không công ăn việc làm, khi đưa người tình bé nhỏ qua, chỉ đủ khả năng mướn nhà để xe đã được tân trang lại để ở, thâm chí trong nhà không có một cái chi cả.
Một số người Việt ở quê nhà cứ nghĩ rằng ở các nước phương tây, tiền được trải và lót khắp nơi, chỉ cần đi nhặt là có. Họ không nghĩ rằng đồng tiền mà tất cả các người sống ở ở ngoại quốc muốn có phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Cuộc sống ở xứ người không đơn giản như VN, lương bổng thu nhập phải lo trả các khoản chi phí bắt buộc rồi một vài thứ đột xuất, sau đó tom góp cần kiệm để có được đồng tiền dư mới có thể biếu tặng cho thân nhân ở quê nhà.
Cái hiểu thiển cận cộng với sự nhầm lẫn thật là tai hại. Sao các cô ấy không nghĩ rằng những thành phần công ăn việc làm, nghề nghiệp vững vàng thì làm gì mà họ cần về đến VN để cưới vợ? Hình ảnh xe cộ cao sang các cô ấy lại không nghĩ rằng không biết còn nợ nữa không? Ở xứ người rất rõ ràng bất cứ một vật gì mà mình còn thiếu nợ ngân hàng hoặc các cơ quan tài chánh thì vật đó chưa hẳn là của mình. Một mai sự cố xảy ra mình không trả nợ đựơc, thì họ vẫn đến lấy đi rồi cộng trừ nhân chia cuối cùng thì mình vẫn còn nợ.
Giấy tờ ly dị hoàn tất, thì các cô tìm những người tình thật sự để làm lại cuộc đời. Nhiều cô còn chơi bạo hơn một chút, là đứng ra bảo lãnh chồng giả để nhận một số tiền cũng khá, hình như giá thị trường hiện nay là khoản 65 ngàn cho một người, còn có con kèm theo thì nhuyễn nhuyễn thêm 5 hoặc 10 ngàn nữa. Thậm chí có cô bay về VN làm bảo lãnh người tình cũ mang qua đoàn tụ để cho trọn tình trọn nghĩa đúng theo lời thề.
Các ông sau khi ly dị thì cũng nhận ra một bài học chua cay và hát bài “Lầm” của nhạc sĩ Lam Phương. Vài anh nổi máu anh hùng mặc dù người “Tình Visa vợ quốc tịch” bị thương nhè nhẹ thôi, cũng bị cảnh sát đưa vào khám ngồi gỡ lịch và hát bài “Vắt tay lên trán” cuả Nguyễn quyết Thắng.
Cơm và Phở đều có một giá trị tuyệt đối của nó, thông thường đàn ông thì hay bị tình trạng ngán cơm thèm phở, bởi sau bao năm ăn cơm lạnh, cơm nguội. Phở có cái ngon riêng biệt và thật là đặc biệt như: Phở 24, Phở Hoà, Phở 2000 và Phở Ta ở Saigon. Nhưng thôi! Nếu các ông có thèm Phở thì các Bà hãy nên thông cảm, hãy khuyên nhủ các ông thỉnh thoảng cũng nên đổi món, cứ ăn nhè nhẹ. Ăn xong là phải lau miệng thật sạch sẽ, đừng để dính miệng phiền lắm. Điều quan trọng nhất hãy hết sức thận trọng là đừng dính dáng đến chữ “Visa” đùa giỡn với hai từ ngữ trên rất là nguy hiểm, có thể sẽ đánh đổi bằng sanh mạng tại VN và làm đổ nát mái gia đình đã đổ biết bao mồ hôi và công sức để xây dựng và có được ngày hôm nay trên xứ người.
* Trang này được xem 3193 lần
Hihi, anh Hiếu ơi, tới cái tuổi ngũ tuần gần tới tuổi … ngủ ngày không biết quý ông như thế nào chớ hình như em bị phản ứng ngược , đang tính xin visa ngược về VN để … an hưởng tuổi già .
Thống kê y tế cho thấy tới một tuổi nào đó , thì đa số mọi người sẽ bị bịnh lẫn . Những người già sống ở nước ngoài còn bị thêm chứng quên luôn ngoại ngữ thứ hai, chỉ nhớ được tiếng Mẹ đẻ. Cứ tưởng tượng tới lúc già ngồi một mình lẩn thẩn nói chẳng ai hiểu mình, trong khi bạn bè mình ở VN còn vui đùa ngày ngày ra vô gặp hàng xóm Láng giềng tán dóc hạnh phúc biết bao phải không các anh chị
Cô Em út ơi!
Hình như cô em tính vậy cũng hay lắm, nhưng trước khi đi về VN hưởng già, thì còn Anh kế bên thì sao nhỉ? Cô không thấy ở xứ nầy, phụ nữ VN nhiều hơn đàn ông đấy! Buôn ra là các bà khác mang đi ngay, nhất là các Anh CT! Là những người đàn ông ” nghiêm chĩnh nhất trong nhũng người lôn xộn”. Hãy thu xếp mang đi theo cho chắc chắn, mắc công về bên ấy mà lại đi làm người trực điện thoại 24/7 thì khổ lắm.
Cuối tuần vui vẻ nhé.
Đọc được bài viết của anh Hiếu từ tối hôm qua nhưng vì mê truyện quá nên chưa có ý kiến được . Sáng nay giật mình tỉnh giấc lúc 6 giờ, đáng lẽ ngũ tiếp nhưng chợt nhớ tới nội dung bài viết rồi nghĩ ngợi miên man mà không ngũ lại được, thế là làm một ly cà phê một điếu thuốc và bây giờ thì ngồi đây gõ vài dòng trao đổi với bạn bè vậy .
Nội dung của anh Hiếu đưa ra nên gọi là gì nhỉ ? Truyện dài nhiều tập ? Chuyện không có hồi kết ? Chuyện thường ngày ở huyện ? Hay là chuyện xe cán chó,chó cán xe ?
Những chuyện này Đã Đang và Sẽ xãy ra chẳng bao giờ kết thúc được vì đó là chuyện Thuận Mua Vừa Bán, đó là chuyện trao đổi ” tôi cho cái tôi CÓ đễ lấy cái tôi CẦN” . Dĩ nhiên sau cuộc mua bán thì thường có người cho rằng mình mua lầm, có người cho rằng mình bán hớ . Vấn đề là ở chổ ” lầm ” hoặc ” hớ ” đó có đúng thực chất hay không .
Có một số người thành tâm trong việc chọn bạn đời xuyên quốc gia như trên và cuối cùng thì bị lầm vì sự lừa đão, những nạn nhân hoặc kẽ lừa đão tình tiền này đều có mặt ở cã hai phía Việt Nam và hải ngoại, có cã nam và nữ ( chỉ tiếc là trong bài viết chỉ nói một chiều ) .
Cũng có nhiều trường hợp họ đã thật sự tìm được hạnh phúc bên nhau . Thật là đáng quý, thành thật chúc mừng cho họ, chúc mừng cho sự thành tâm của hai bên .
Phần nhiều trường hợp còn lại đều là ” hợp đồng ” mà thôi, mà hợp đồng này ít bao giờ có điều khoãn kết thúc rõ ràng .
Nếu là dạng đám cưới Giả đễ đi định cư thì điều khoãn kết thúc sẽ là bên cần tiền đã có tiền, bên cần định cư đã có thẽ xanh . Chuyện này tuy cũng có nhiều trường hợp lừa đão nhưng không đáng nói vì đó thật sự là một ” hợp đồng ” tuy là không thể viết ra rõ ràng .
Trường hợp mà nhiều người lên tiếng và tốn nhiều bút mực là trường hợp đám cưới Thật mà tình cảm Giả . Ở đây chúng ta thữ phân tích một số điểm Cần và Có của cã hai bên xem sao :
Bên A :
CÓ :
– Tôi có tiền có của hơn những người ……nghèo ( một số người không thật sự có tiền như họ thường ra vẻ )
– Tôi có thể bão lãnh cho người phối ngẩu đi định cư
– Tôi ” hơi lớn tuổi ” nhưng vẫn còn phong độ
CẦN :
– Tôi cần một cô gái trẻ đẹp
– Tôi cần sự chăm sóc, chìu chuộng và biết vâng lời
– Tôi thích sự ngưỡng mộ của người đàn bà dành cho tôi
Bên B :
CÓ :
– Tôi có nhan sắc
– Tôi có tuổi trẻ
– Tôi sẳn lòng chìu chuộng và chăm sóc
– Tôi luôn tỏ ra ngưỡng mộ người đàn ông đến từ đất nước giàu có hiện đại
CẦN :
– Tôi cần tiền để sống thoải mái
– Tôi cần định cư ở nước ngoài nơi đó sẽ thoả mãn nhiều nhu cầu của tôi
– Cũng như mọi người tôi cũng cần hạnh phúc và tình yêu
Bên A và bên B đã đến với nhau cùng cái Cần và Có của mình, chỉ có điều là cũng như bao ” hợp đồng tình cảm ” khác, hợp đồng này không có điều khoản THỜI HẠN HIỆU LỰC, nếu là sự thành tâm từ cả hai phía thì điều khoản thời hạn hiệu lực không cần thiết được đặt ra vì tình yêu và sự thông cảm lẩn nhau sẽ thay thế cho nó, như vậy hợp đồng này sẽ có thời hạn vĩnh viễn . Nếu không có sự thành tâm thì điều khoãn thiếu sót này sẽ là nguyên nhân gãy đổ .
Thường thì bên A luôn muốn thực hiện hợp đồng đến phút cuối cùng vì điều khoản chính của hợp đồng mà họ cần là sự trẻ đẹp thì đã được bên B luôn luôn thực hiện, còn các điều khoản khác là sự chăm sóc, chìu chuộng hoặc sự ngưỡng mộ thì nếu không được như ý thì cùng lắm là cũng giống như ” hợp đồng cũ ” mà họ đã có “can đảm” phá bõ trước khi đến với hợp đồng mới sau này .
Đối với bên B thì điều khoản chính là sự định cư thì họ đã đạt được dù có tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không vẫn không thay đổi . Còn các điều khoản khác thì dường như không đúng như họ muốn, có thể họ suy nghĩ như sau :
– Ông ta không có tiền như ông ấy nói ( như vậy là ông ta cũng lừa mình đó chứ ! )
– Nhìn ông ta bèo nhèo quá so với những người xung quanh, sức khoẻ kém, chẳng phong độ chút nào mà lúc nào cũng huênh hoang
– Ông ta đã hưỡng sự trẻ đẹp của mình thời gian qua là đũ rồi .
– Còn cã cuộc đời dài đăng đẳng phía trước, chẳng lẽ phải hầu hạ lão già hôi hám đến cuối đời hay sao ?
– Không chấm dứt bây giờ đợi đến lúc ông ta qua đời rồi thì mình cũng lỡ tuổi xuân hay sao ? Lúc đó thì ma nào thèm lấy rồi lại sống cảnh cô đơn một mình đến già chắc ? Thôi thì chịu mang tiếng một chút mà dứt bõ lão vậy !
Thế đó ! Những chuyện tương tự như vậy sẽ tiếp diễn không bao giờ chấm dứt trừ phi chính sách định cư dạng hôn nhân chấm dứt mà thôi .
Có một điều ít người đề cập đến là về phía người vợ đã ly dị của ông chồng việt kiều. Người ta cứ luôn trách cứ những ông ham của lạ để rồi dẫn đến chuyện gãy đổ nhưng ít nói đến sự góp phần của các bà trong việc này .
Nếu chúng ta đang sống trong nước Ấn Độ hay các nước Hồi Giáo thì chả ông nào muốn về VN lấy vợ cả, vì nơi đó quý ông được rất nhiều ưu đãi . Lúc đó quý bà lại tìm về VN để lấy chồng cho sướng tấm thân . Thì ra là ai cũng muốn điều gì có lợi cho mình hơn !
Sống trên đất nước hiện đại phát triển này, chúng ta biết rằng phụ nữ VN rất có giá, nhiều người đàn ông bãn xứ rất thích kết hôn với phụ nữ VN . Vậy thì điều gì làm nên giá trị đó ?
Phụ nữ VN không sexy hơn phụ nữ bãn xứ. không kiếm tiền giỏi hơn phụ nữ bãn xứ, không tháo vát và độc lập hơn phụ nữ bãn xứ, không mạnh khoẻ hơn phụ nữ bãn xứ . Nhưng phụ nữ VN chịu thương chịu khó, biết chìu chuộng hy sinh cho chồng con, đãm đang và chung thuỷ, nghĩ đến hạnh phúc của chồng con trước khi nghĩ đến bãn thân mình.
Tiếc rằng những điều làm nên giá trị đó lại là điều mà khá nhiều phụ nữ VN sống tại nước ngoài lại nhân danh sự tiến bộ, sự bình đẳng, sự văn minh để thay đổi nó cho giống với người bãn xứ mà không chịu hiểu rằng mình là mình mà họ là họ . Mỗi người có những thế mạnh yếu khác nhau, ta sẽ khó có được giá trị giống như họ thì cũng đừng vội thay đổi những thế mạnh của ta .
Môi trường sống sẽ làm thay đổi con người và tốc độ thay đổi cũng sẽ phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Đến thế hệ con cháu chúng ta sau này thì dù vẫn còn tóc đen mủi tẹt nhưng nó sẽ hoàn toàn có cách ứng xữ như người bãn xứ nhưng với chúng ta thì sự thay đổi môi trường đột ngột sẽ gây ra những bất đồng như vậy, mọi người đành phải tập thích nghi nhưng cũng cần thời gian khá dài thì may ra mới thích nghi được .
Điều khác nhau là thích nghi với điều “lợi” thì vô cùng nhanh chóng và dễ dàng, còn thích nghi với điều “bất lợi” thì khó khăn và lâu dài hơn . Đó là lý do mà phụ nữ VN thì vui vẻ và mau chóng “thích nghi” còn đàn ông VN thì gặp khó khăn hơn nhiều .
Những bài viết về đề tài này chúng ta thường được đọc khá nhiều trên sách báo . Bài viết của anh Hiếu đã dùng từ ngữ khá nhẹ nhàng nhưng có nhiều bài khác họ dùng những lời lẽ có tính cách miệt thị khinh bỉ khiến cho người đọc rất khó chịu, gây phẩn nộ với hầu hết người VN trong nước .
Họ có bao giờ thữ so sánh những người phụ nữ đi ra nước ngoài bằng cách vượt biên trước đây và những người đi bằng diện hôn nhân sau này chưa ?
Tất cả đều là những người mẹ, chị, em gái, con gái của chúng ta cả . Trước đây khi bước chân lên tàu để vượt biên là chấp nhận có thể bị hải tặc cưỡng hiếp hoặc mất mạng ngoài biển khơi . Sự đánh đổi đó cao quý hơn sự đánh đổi của các cô gái VN muốn đi theo diện hôn nhân hôm nay chăng ? Hay là khi người ta đã đội cho mình chiếc mũ ” đi tìm tự do ” rồi thì người ta cảm thấy mình cao quý hơn và có quyền miệt thị kẽ đến sau . Nếu kẽ đến sau cũng đội cho mình chiếc mũ ” đi tìm hạnh phúc ” thì sao nhỉ ?
Hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có sự lựa chọn khác nhau …….và sự nhìn nhận vấn đề của anh em chúng ta có lẽ cũng sẽ khác nhau . Mong nhận thêm sự góp ý từ các bạn !
Tôi định góp ý với Việt Trúc nên gom bài này của Đức Hiếu vào quyển Người Việt Xấu Xí thì Việt Trúc đã trả lời rồi! Việt Trúc không chỉ góp ý với bài của Đức Hiếu mà cả với cái góp ý chưa kịp đăng lên của mình. Thành thật khen ngợi bài viết chí tình, đơn giản nhưng sâu sắc của Việt Trúc.
Ở đây, tôi chỉ xin góp thêm vào phần kết của Việt Trúc là cái giá trị của phụ nữ Việt Nam là ở bản sắc văn hóa Á Đông – chịu thương chịu khó, biết chìu chuộng hy sinh cho chồng con, đảm đang và chung thuỷ, nghĩ đến hạnh phúc của chồng con trước khi nghĩ đến bản thân mình. Khi phụ nữ Việt Nam buông rơi bản sắc đó chị em đánh mất giá trị cao đẹp đó của mình. Đương nhiên, điều này áp dụng cho cả phái mày râu!
Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta phải hòa nhập để phát triển nhưng từ một đất nước kém phát triển chúng ta phải cố hoà nhập hơn để rồi một lúc nào đó nhìn lại: mình đã hòa tan. Bạn nghĩ gì khi đọc những bài viết, điếu thơ của người Việt cho ngày 11/09? Nên hay không chúc mừng cho họ? Câu trả lời sẽ tùy thuộc ở chỗ bạn đã hòa tan hay chưa. Chúc các bạn một cuối tuần sảng khoái.
Nổi buồn nguệch ngoạc
Bàn tay luôn ngón ngắn ngón dài
Ai cũng vậy khác nhau mỗi người
Kẻ ưa ham sống đời buông thả
Người mộng mơ ảo với tiền tài
Làm sao gom hết trọn bó đây ?
Anh thiếu chung thủy tìm mưa mây
Cô gái hám lợi nên bất chấp
Trâu già mê muội thích thơ ngây
Hất hủi cơm nhà phở có ngon ?
Vô tư đánh mất đạo đức mòn
Cả bộ nồi vung cùng đậy khích
Thì cớ chi trách tình héo hon ?
Bản thân quên hẳn tự trọng mình
Đâm đầu vào rọ quá mong manh
Thật xót người kia ham của lạ
Đúng hay sai tự xét lại mình ?
Thuận mua vừa bán với cả đôi
Quay lại nhìn mình cho kịp thôi
Chớ ôm chuyện người làm ảo vọng
Đau buồn thương cảm cái miệng đời …
Hu … hu …
NTKH CT5
Tôi xin nói rỏ là ở đây chúng ta chỉ đề cập đến những cuộc hôn nhân mất cân đối và có chút màu sắc của sự “không thật lòng ” mà mọi người đang mổ xẻ chứ không nói đến những cuộc hôn nhân khác . Nếu gộp chung lại một cách hồ đồ thì đó là sự xúc phạm đến những người thực tâm muốn tìm một nữa của mình.
Ngày trước khi đọc những tin tức về việc các cô gái VN lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc thì tôi cảm thấy xót xa và tức giận, đồng thời không khỏi cảm giác khinh thường những cô gái đó . Ngày đó tôi đã không suy nghĩ thấu đáo mọi chuyện và vì vậy cũng không thể có cái nhìn thông thoáng hơn, hay có thể nói rỏ hơn đó là cái nhìn thiển cận.
Chúng ta không cổ vủ hay khuyến khích cho cuộc hôn nhân thiếu tình yêu mà thừa tính toán như vậy . Sự xót xa của ngày trước vẫn còn đó nhưng giờ đây tôi không dám và cũng không thể tỏ ra khinh thường họ nữa vì khi tôi thữ đặt mình vào hoàn cảnh của họ mới biết là khi họ quyết định như vậy cũng đau đớn và xót xa lắm chứ .
Ai mà không có tình cảm gia đình, anh chị em, bạn bè, bà con và tình cảm đôi lứa . Nếu là ở những nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada v.v…. thì đó là xã hội phát triễn hơn và quan trọng là họ có thể sẽ gặp lại bạn bè và người thân . Nhưng đâu phải ai cũng ” may mắn ” như vậy, họ cũng chấp nhận đến Đài Loan, Hàn Quốc, dầu gì nơi đó cũng sẽ có cuộc sống tốt hơn nơi làng quê của họ .
Thật xót xa khi nhiều người chỉ cần một đám cưới và 1000 USD cho cha mẹ là đủ để rời khỏi VN với người chồng không cùng ngôn ngữ, không một chút hiểu biết về gia cảnh hoặc cá nhân của người chồng đó, để đến một nơi vô cùng xa lạ và chắc chắn là không có người thân nào .
Tuy bước vào nơi vô định như vậy nhưng họ vẫn chấp nhận khi so sánh với cái cảnh đời sống gia đình của mẹ, chị hay bạn gái của họ . Nơi làng quê chôn nhau cắt rún đó có những người đàn ông nghèo không học hành, lười biếng, tối ngày chỉ biết nhậu nhẹt và tự cho mình cái quyền hành hạ đánh đập vợ con . Cái cảnh đó quen thuộc đến nỗi mọi người xung quanh cũng xem đó là chuyện bình thường, chẳng ai buồn can thiệp và xem đó là chuyện riêng của mỗi gia đình .
Nhiều, rất nhiều người đàn ông VN như vậy, cho nên cũng có nhiều, rất nhiều người con gái VN cắn răng bước vào cuộc viễn hành vô định như trên, vì nơi đó theo họ nghĩ ít ra là không nghèo và nếu may mắn gặp người chồng tốt hoặc may mắn hơn là có thể làm ăn được gì đó để giúp đỡ gia đình . Với xã hội ngày xưa thì những người phụ nữ VN đành nghiến răng cam chịu, ngày nay thông tin mỡ rộng hơn, thế giới nối kết dễ dàng hơn thì họ sẽ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống của mình hơn . Lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc là một trong những lựa chọn trong hoàn cảnh của họ, chỉ trách là trách tính cách gia trưỡng, chồng chúa vợ tôi của một số người đàn ông VN đã đẩy họ đến bước đường trên .
Tôi đồng ý với cái nhìn hai mặt của Việt Trúc. Vì đói nghèo ngu dốt các cô gái đã phải bán cuộc đời cho những cuộc hôn nhân đầy uất ức. Có nhiều lý do cho sự đói nghèo ngu dốt đó nhưng thay vì giải quyết hay ít ra đóng góp, dù chỉ là lời nói, để xây dựng làm vơi bớt nỗi đau xã hội một số đã lên án một cách vô trách nhiệm. Thật chua xót khi tôi nghe từ miệng một tiến sĩ Việt kiều tại Mỹ rằng ‘miền tây Việt Nam là vựa đĩ thế giới’! (Anh ta người miền Nam nhưng tôi không rõ anh quê ở đâu, có họ hàng hay mẹ chị ở miền tây hay không.)
Tình Visa của Đức Hiếu cũng gợi lại cho tôi câu chuyện những năm đầu 80s khi tôi còn đang lẽo đẽo ở đại học. Lúc đó một vài anh Việt kiều thất nghiệp rủ nhau về Việt Nam ăn chơi. Họ kể cho tôi chuyện những cô gái qua tay dại khờ, ham đô, hám của… và bị họ lừa! Tôi nghe và quên bẵng cho đến khi ghé Nha Trang năm 1997 ăn hải sản. Chủ quán định bóc tôm cua nhưng tôi cản, muốn tự mình làm. Cô đó thấy lạ, ngồi chơi và sau đó kể tôi nghe về những anh bạn Việt kiều trước kia cùng khu xóm về đây vô quán cô đòi hỏi ra sao. Đương nhiên, có tiền mua tiên cũng được nhưng tình ư? Họ đã đánh mất tự lúc nào không biết. Họ có thể lừa gạt những cô gái ngây thơ (mà đáng ra họ không nên làm) nhưng chẳng thể lừa gạt những tay như chủ quán. Tôi xin kết bằng câu nói của Abraham Lincoln
You can fool some of the people all of the time, and all of the people some of the time, but you can not fool all of the people all of the time
Xin kính chào các Anh chị cựu học sinh trường nghề Cao Thắng là Việt Kiều bên Mĩ ! Lời đầu tiên em xin chúc các Anh chị và toàn thể gia đình mạnh khoẻ,an vui,may mắn và thành công !
Em là một phụ nữ Bắc Việt.Em ở Thái Nguyên,một tỉnh giáp thủ đô Hà Nội(còn được gọi là thủ đô kháng chiến hoặc thủ đô gió ngàn,do trước kia là căn cứ địa kháng chiến của đảng CSVN.Có lẽ các Anh chị sẽ rất ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của em trên web này(và kg biết sẽ có chút….kì thị tí xỉu nào về…” ..Bắc Cộng” kg?) .Em vào đây không hề có màu sắc chính trị nào hết,chỉ đơn thuần vì em có quen một Anh cựu học sinh Cao Thắng,và được Anh giới thiệu web này để xem những bài viết của Anh và các bạn(có lẽ đó cũng là một cái duyên chăng?)
Em là người ham hiểu biết nên qua các phương tiện thông tin đại chúng,em cũng có phần nào hiểu được những điều Anh chị viết trên đây ! Em đặc biệt rất thích các bài viết của các Anh chị ở mục trải nghiệm,và thơ của chị Kim Hoa,(nhìn nụ cười của chị sao em mê quá! Có cái gì đó thật hồn nhiên,đáng yêu.Chắc ngày xưa chị xinh gái,và cũng….nghịch ngợm lắm nhỉ?) .Em thích quan điểm cư xử trong gia đình của Anh Hiếu,đúng là đàn ông phải chuẩn (cư xử) thì phụ nữ mới nể trọng và Thuận theo.Chỉ một số rất rất nhỏ phụ nữ lấy cuộc sống vật chất làm thước đo HP thôi,còn hầu hết phụ nữ vẫn nặng một chữ “tình” ! Bởi vậy mà em mới mạo muội gửi một phản hồi cho bài viết này của Anh Hiếu ! Em thấy ý kiến của Anh Việt Trúc trong đề tài này là toàn diện và xác thực hơn cả,mang đây tính nhân văn.Và cả ý kiến bổ xung của Anh Thế Hiệp nữa ! Anh Hiếu viết bài này chỉ nêu ra một khía cạnh rất nhỏ,và cũng có phần phiến diện,chưa khách quan cho lắm.
Em cũng rất thích các bài chia sẻ của chị Xuân Lan,và đồng cảm với chị rất nhiều ( vì em cũng đang trong hoàn cảnh giống chị như mấy chục năm về trước)
Qua trang web này,em thấy các Anh chị thực là những con người tài giỏi,chăm chỉ,nghị lực,chân thật và giàu tình cảm.Và phần nào cảm nhận được tâm tư nỗi niềm của những người Việt Nam sống xa quê hương.Em mong được đọc tiếp những bài viết của các Anh chị! Em chúc các Anh chị trẻ khoẻ,yêu đời và mãi vẫn là những người Việt Nam bình dị thân thương !
Bích Thảo mến !
Xin hoan nghênh sự góp mặt của em trong web site này, việc tìm hiểu suy nghĩ về nhiều thành phần và nhiều quan điểm khác nhau rất tốt cho sự phóng khoáng trong cách nghĩ của chính mình .
Anh rất hiểu sự e dè của em khi góp ý trên web site . Do hoàn cảnh, xuất thân, điều kiện sống và những tao ngộ trong cuộc đời khác nhau thì sẽ có những quan điểm và quan niệm về chính trị khác nhau. Như vậy cũng sẽ có hàng trăm quan điểm khác nhau . Nếu cứ muốn người ta suy nghĩ và nói giống như mình thì thật là buồn cười, làm như vậy chỉ chứng tỏ sự thiển cận của mình mà thôi .
Lịch sử được viết bỡi những người chiến thắng, dư luận xã hội được khống chế bỡi những kẻ nắm quyền lực của thông tin đại chúng . Nếu lịch sữ được viết bỡi những người thua cuộc thì liệu có chính xác ? Như vậy chuyện đúng sai thật cũng khó phân biệt được . Chúng ta tôn trọng là tôn trọng những người có lòng có tình người, còn chuyện chính trị thì không cần để ý tới làm gì .
Bạn bè anh có rất nhiều người khác hẳn nhau về quan điểm chính trị nhưng vẫn luôn là bạn bè với nhau đó thôi, cũng có khi cãi nhau um sùm về vấn đề chính trị nào đó nhưng sau đó lại cười hề hề dẹp mọi chuyện qua một bên vì ai cũng hiểu rỏ thực chất chính trị là cái gì .
Cũng vì lý do đó nên mục đích tôn chỉ của web site này là không phân biệt thành phần chính trị tôn giáo và cũng tránh không đề cập đến chính trị tôn giáo . Mọi người gặp gở và thảo luận trên tình người đơn thuần mà thôi .
À mà quên ! Thành phố Thái Nguyên của em là nơi anh đã từng đặt chân đến không chỉ một lần mà nhiều lần. Đơn giản là 35 năm trước anh đã học giáo viên dạy nghề tại trường Việt Đức cách TP Thái Nguyên 20km về phía nam .