
Ngày chúng ta lọt lòng Me mở mắt chào đời, đến thế gian này là một em bé trần trụi, giống y như một tờ giấy trắng tinh khiết hoàn toàn chưa có một vết dơ. Một tờ giấy mà ta chưa hề viết lên những dấu chấm phết và những dòng từ ngữ thanh cao hoặc là thấp hèn. Thời gian cứ thế trôi qua mỗi ngày, mỗi năm, cộng với ảnh hưởng xã hội và môi trường sống chung quanh, không ít thì nhiều trực tiếp dẫn dắt chúng ta viết trên tờ giấy của mình đầy những dòng chữ, thật đẹp và thật xấu dấy lên trang giấy trắng theo thời gian. Rồi mãi đến một ngày nào đó, khi sự va chạm và thất bại ê chề và đầy chua chát trong cuộc sống, mà ta chưa lường được trước và sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận, để rồi trong mỗi chúng ta đều phải thốt lên rằng: “Đời là thế và sao đời tôi khổ quá thế nầy”.
Một số nhà thể thao chuyên môn trèo núi, tham gia một cuộc đi bộ lên tòa nhà cao 60 tầng. Tầng lầu thứ 60 sẽ là rất nhiều phần thưởng cho tất cả những người thắng cuộc. Một kho tàng vô giá mà bất cứ ai trong tất cả chúng ta cũng đều mong muốn, mong sao thanh thản và an hưởng lúc tuổi về già.
Quy định của ban tổ chức rất rõ ràng: Thời gian có giới hạn đã định sẵn. Tầng lầu từ đất lên tới tầng thứ 20 mọi người tham gia không cần phải mang theo cho mình bất cứ một thứ gì, hãy cùng nhau đi lên hoàn toàn thoải mái và tự do. Mọi thứ đều được giúp đỡ tối đa, tuỳ thuộc vào sự đòi hỏi và mong muốn của riêng từng người. Từ tầng thứ 20 đến 60, tự mỗi người chọn cho mình những hành trang, những thứ này tự mình cho đó là quan trọng và cần thiết nhất cho bản thân, tùy theo khả năng từng người, không giới hạn để tự họ mang vào lưng, gánh trên vài và mang theo trên tay.
Mọi người ai cũng biết rất rõ, nên đều chuẩn bị tinh thần, kinh nghiệm và quyết chí cho cuộc trèo lên đến tầng thứ 60. Đây là đoạn đường đầy khó khăn, cạm bẫy và rất nhiều rủi ro nhất, có thể xảy ra bất cứ ai và bất cứ lúc nào cho đoạn đường cuối này để đạt đến đích.
Từ tầng lầu thứ 20, mọi người đều cảm thấy thật là hạnh phúc, đầy nghị lực và mở ra nhiều viễn ảnh cho tương lai tuổi về già, đầy hứa hẹn khi đạt đến đích. Ai trong họ cũng nghĩ rằng mình đủ tài tri để vượt qua mọi gian nan, nhiều thử thách trước mặt đang chờ sẵn. Vào giai đoạn mới, ai cũng đều ráng cố gắng tối đa và mang theo thật nhiều hành trang trên lưng, trên vai, trên tay và cổng kềnh mọi thứ, để rồi tự xem mình và đánh giá rằng mình là người hay nhất và tài giỏi nhất cho cuộc trèo cao. Diễn tiến cho cuộc trèo cao mọi việc đều tốt đẹp khi mọi người lên đến tầng lầu thứ 40.
Ai trong họ, đều khách quan cũng nghĩ rằng bao nhiêu công sức và nghị lực để vượt qua bao ngàn khó khăn và chông gai đều thoát. Xem như giai đoạn cuối này chẳng gì phải quan tâm. Nhưng từ trong tâm mọi người đều tự nhìn phán xét kỹ lại thì mới nhận thấy rằng: Nhiệt tâm và sức khỏe không còn như lúc khởi điểm của tầng lầu thứ 20. Họ vẫn tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục cuộc thi, không ai nhắc nhở ai trên đoạn đường cuối này, rồi tự mỗi người tháo bỏ và buông bớt những gì đang gánh nặng trên vai, trên lưng trên tay để tiếp tục đạt đến tầng thứ 60. Chính đây là giai đoạn khó khăn nhất mà tất cả các người tham gia đều gặp phải, một số người vì lý đó sức khỏe đành bỏ cuộc không thể tiếp tục cuộc hành trình. Một số người đã cố gắng hết sức mình, nhanh hơn, tai trí hơn cho đoạn đường cuối để đạt đến đích là tầng lầu thứ 60. Nhưng hỡi ơi khi đến tầng lầu thứ 60! Mọi việc không đơn giản như họ mong muốn và mơ tưởng, một số người trong họ khi đến tầng lầu thứ 60 thì mới thấy cánh cửa để bước vào tầng lầu thứ 60 đã bị khóa, kho tàng quý được cất giữ ở bên trong. Chìa khóa chính thức lúc này là quan trọng hơn hết. Ai cũng đều bâng khuâng và lo lắng! Không biết chiếc chìa khóa quan trọng kia: Đã bỏ nơi đâu, và để nơi nào? Họ cố gắng tìm xâu chìa khóa và xem sét kỹ lại hành lý, sự thất vọng ê chề mà mọi người gặp phải là trên tay của họ duy nhất chỉ là bình nước uống giải nhiệt khi khát nước. Mọi thứ họ cố gắng mang thật nhiều cho cuộc hành trình đầy cam go, thì biết rằng mình đã bỏ lại và rơi rớt rất nhiều hành trang từ tầng lầu thứ 40 trở lên, không ai trong họ còn nhớ lại đã bỏ quên trong túi hành trang nào.
Vì thời gian có giới hạn, mọi người không còn đủ thời gian, sức khỏe và nghị lực để trở lại tầng lầu thứ 40 tìm kiếm để lấy xâu chìa khóa và đi ngược lên tầng lầu thứ 60 để mở cửa đi vào và nhận lấy kho tàng vô giá.
Sáu mươi tầng lầu tượng trưng cho cuộc đời của chúng ta: Hai mươi năm đầu ai trong chúng ta cũng đều sống trong vô tư và nhiều mơ ước, ảo tưởng cho một cuộc sống đầy tham vọng mà tự chúng ta đã tô vẽ lên và sẽ áp đặt cho bản thân.
Hai mươi năm kế tiếp chập chững bước vào đời với bao nhiêu thử thách và đầy gian nan, thành công và thất vọng luôn đi đôi với nhau, theo cách ứng xử và hành động để cố tìm giải pháp đẹp nhất và hay nhất. Đến lúc này trong tất cả chúng ta đều cảm nhận được rằng thời gian không còn là bao và rất mệt với cuộc sống cộng với sức khỏe suy giảm, tham vọng giảm dần tùy theo sự gắng sức vừa qua của mọi người v.v. Nên từ đó mọi người đều mong muốn cho mình sẽ phải giảm bớt gánh nặng mang trên vai, trên lưng và các thứ trên tay. Với mục đích duy nhất là mong sao cho những ngày còn lại sống trong thanh thản, an vui với gia đình. Cuối cùng là sẽ thanh thản ra đi khi giấy bảo lãnh đoạn tụ theo tổ tiên ông bà được gởi đến.
Cố nhạc sĩ Y Vân trong bài hát Sáu mươi năm cuộc đời có đoạn:
Anh ơi có bao nhiêu?
60 năm cuộc đời
20 năm đầu, sung sướng không bao lâu
20 năm sau, sầu vương cao vời vợi
20 năm cuối có là bao.
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng phải đồng ý với định luật của tạo hóa: Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Ngày nay với ngành y học hiện đại với điều kiện vệ sinh cao. Tuổi thọ của mỗi người trong chúng ta có thể cao hơn, một số bệnh hiểm nghèo như một số bệnh ung thư, y khoa có thể chữa được rất dễ dàng. Nhưng y học không thể kéo dài sự sống của chúng tà khi thần tử gọi đến mỗi người, y khoa không thể cái lão để cho chúng ta trở lại trẻ trung và sống cuộc sống giống như thời kỳ tuổi 20, 40 v.v. Cho dù ngành y học thẩm mỹ có thể làm cho chúng ta trông trẻ và đẹp. Nhưng tuổi của chúng ta ngày càng chồng chất thì đến một lúc nào đó, mọi thứ trong cơ thể đã hợp thành và tạo ra hình hài của chúng ta cũng sẽ bị huỷ hoại, rồi thân xác này, chúng ta đã ra công tu bổ, chăm sóc, cố gắng trau chuốt và gìn giữ cũng phải trở về cát bụi.
Được sanh ra trên thế gian này với tiếng khóc “khổ quá, khổ quá”. Tuổi xuân mang đầy mộng đẹp và nhiều hứa hẹn của cuộc sống trôi qua trong nháy mắt. Để rồi ta nhận thấy rằng: Cuộc sống của mọi người trên thế gian này, không phải là một tấm thảm đó đã trải sẵn cho chúng ta đi và không đơn giản như chúng ta suy nghĩ. Cuộc đời của mọi người chúng ta là một biển khổ bao la: “mỗi nhà mỗi cảnh”. Người nghèo có cảnh khổ của người nghèo, người giàu có cánh khổ của người giàu, mọi người trong chúng ta giàu nghèo ai cũng đều biết khóc.
Thời gian đã trôi qua chúng ta không thể nào tìm lại được, mặc dù đó là thời gian đẹp nhất và thanh thản nhất, có thể đó là 20 năm, 40 năm và 60 năm. Đôi khi chúng ta cứ tưởng chừng như là một giấc mơ, nhìn lại thấy mái tóc chúng ta đã điểm sương, da nhăn, mắt mờ, lưng mỏi, hai chân chậm chạp rồi một ngày kia sẽ phải buông tay và đi vào lòng đất.
Mọi thứ trên đời mà suốt cuộc đời ta đã nhọc tâm tìm kiếm, tích luỹ, đam mê, cũng cố địa vị, chạy theo tiền bạc và danh vọng, để rồi ta cũng phải bỏ lại trên thế gian này. Số ngày và số năm đã trôi qua cho một đời người nó là thước đo của một khoảng thời gian mà ta có cảm tưởng dài, nhưng cũng rất ngắn đối với một đời người. Mọi người trong chúng ta ai cũng vui mừng “sinh nhật”! Sinh Nhật thêm một tuổi, đồng nghĩa với thời gian của cuộc sống của chúng ta ngăn bớt một năm. Đúng nhất là chúng ta hãy chia buồn vì đã già thêm một tuổi, ngày đoàn tụ với ông bà tổ tiên ngắn bớt một năm.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát Một Cõi Đi Về có đoạn:
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh chợ đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.
Người tây phương có câu: Life is too short (cuộc đời quá ngắn). Đối với người Tây Phương họ làm việc rất châm chỉ và đạt chất lượng, nhưng họ cũng rất thích vui chơi và hưởng thụ. Hầu như từ đứa bé cho đến người lớn ở Tây Phương, học đường và xã hội đã dạy cho họ cuộc sống đều bắt đầu bằng sự bình đẳng và công bằng. Đơn giản nhất là họ sẽ làm việc cả năm rồi dành dụm chút ít để đến khi nghĩ cuối năm là họ bắt dấu bằng những cuộc đi chơi xa và hưởng thụ những gì họ đã làm ra trong năm.
Nói nhỏ nhau nghe chuyện thật ở xứ người! Người VN khi mua một căn nhà để ở, đa số cũng phải vay mượn thêm tiên của ngân hàng để mua, cũng ký hợp đồng trả góp trong vòng 20 năm hoặc 25 năm. Thông thường với bản chất tiết kiệm, dành dụm tối đa, thì khoảng 5 đến 10 năm là họ đã trả xong tiền vốn lẩn lời cho ngân hàng và hoàn toàn sở hữu chủ căn nhà của họ đang ở và thậm chí mua tiếp căn nhà thứ hai v.v. Đối với người Tây Phương tỉ lệ trả dứt nợ ngân hàng sớm để hoàn toàn sở hữu chủ căn nhà rất là ít, đa số họ trả đúng theo hợp đồng thanh toán nợ đã ký với ngân hàng. Mặc dù người Việt Nam mình có mặt nơi xứ người tính đến nay cũng được 40 năm, nhưng họ khá thành công về tài sản, nhà cửa và đa phần con cái của họ đều đỗ đạt tại các trường Đaị Học ở Úc. Nếu mang so sánh với các thành phần sắc tộc di dân khác, thì có lẽ người Việt Nam mình là một cộng đồng trẻ, nhưng rất thành công về nhiều mặt trong xã hội Đa Văn Hóa của Úc Đại Lợi.
Người Việt Nam mình vốn được sanh ra trong một đất nước: Ngàn năm đô hộ Trung Quốc, trăm năm đô hộ Pháp và hơn 30 năm sống trong cuộc nội chiến huynh đệ. Điều kiện và hoàn cảnh sống ở đất nước nghèo và chậm phát triển, cộng với sự bình yên chưa có thật sự, đã trực tiếp tạo ra con người VN mình có bản tính cần kiệm, cố gắng dành dụm tối đa để có của ăn của để. Làm việc thì không biết mệt mỏi, thậm chí lo lắng và chăm sóc cho sức khỏe của bản thân. Suốt cả cuộc đời chỉ biết làm lụng vất vả, bất kể ngày tết cũng như ngày lễ và chỉ biết tiết kiệm, nhịn ăn ngon, mặc đẹp. Mục đích để dành tiền có được để mua cái nhà để ở, một mai khi có sự cố xảy ra và chết đi thì vẫn còn của cải, nhà cửa để lại cho con và cháu.
Tóm lại: Làm thì quá nhiều, không dám vui chơi và hưởng thụ như người Tây Phương, không có thì giờ để hưởng thụ cuộc đời một cách đúng nghĩa. Sống như thế nầy quả thật là một sự thiệt thòi quá lớn trong mỗi chúng ta. Trong dân gian cổ xưa có câu:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi.
Thế giới ngày nay mọi thứ đều được đánh giá bằng tiền! Đồng tiền làm nên tất cả? Và hầu như mọi người trên thế gian này cũng phải tuân theo định luật chung của xã hội. Mặc dù đồng tiền không là tất cả nhưng cũng không phải không là gì. Trong cuộc sống nếu ta quá coi trọng đồng tiền, làm ra tiền mà không dám sử dụng đồng tiền đúng nghĩa của nó, thì ta chẳng khác nào đã là nô lệ cho đồng tiền. Khi ra đời ta chẳng mang nó đến, khi nhắm mắt xuôi tay thì ta chẳng mang nó đi theo được.
Mọi người ai cũng có nhiều tham vọng, chính tham vọng đã sai khiến nhiều người ráng cố gắng bằng sức mình để đạt cho được, đôi khi phải buộc họ sống không còn thật với chính họ. Họ sẵn sàng bước qua giá trị đạo đức, bản chất chân thật trong mọi người đều có sẵn, miễn sao thu lời nhiều nhất và đạt đến tột đỉnh mới hai lòng. Chính những điểm này là nguyên nhân đưa đến sự lo âu, căng thẳng, mất ăn và mất ngủ. Tình trạng này nếu kéo dài quá mức, dễ dàng dẫn đến căn bệnh tâm thần.
Hãy thử ngẫm nghĩ: Nếu một ngày nào đó, vì căn bệnh nào đó khiến ta chỉ nằm dài trên giường không còn làm gì được nữa, chỉ chờ ngày ra đi đoạn tụ tổ tiên và ông bà. Nếu như có một phép nhiệm mầu nào đó! Hỏi rằng bạn chỉ được chọn một trong hai: Một là bạn sẽ nằm đó mãi mãi cho đến chết, tấm nệm bạn nằm được lót và trải toàn bằng tiền và vàng. Hai là bạn sẽ không có bất cứ một thứ gì trên tay, nhưng bạn đầy đủ sức khỏe và thật hạnh phúc với cuộc sống bạn sẽ có. Bạn sẽ chọn cái nào? Tôi tin rằng mọi người trong chúng ta đều chon phép thứ hai!
Những nhà chế tạo chiếc xe, họ đã tính toán được khoảng thời gian là bao lâu thì từ cái cốt máy cho đến bạc đạn trợ giúp cho mọi trục quay, sau khi quay hàng triệu vòng cũng đi đến hư hỏng và hủy hoại. Như vậy con người của chúng ta cũng không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn này không?
Một lúc nào đó đến tuổi già thì đương nhiên chúng ta phải chấp nhận sự đau nhức của thân thể, mắt kém không thể nhìn xa, chân tay run và chậm chạp, lưng thì yếu không thể khiêng vác đồ nặng, tóc thì bắt đầu trắng, răng thì yếu dần và rụng v.v. Đừng nên than thân trách phận, gắt gỏng, khó chịu mọi thứ, đã không làm gì được hơn mà còn tạo ra khoảng cách của mình và những người chung quanh, không khéo chỉ đưa ta vào cái vòng bị có lập để rồi chết dần mòn với thời gian.
Con người khi tuổi về già thì xem như đã đi đến cuối con đường của sự nghiệp, vinh quang của thời vàng son sắp đến thời tàn theo mây khói xa vời vợi, chuyến tàu hỏa đã đi đến cuối sân ga. Tiền tài danh vọng và mọi thứ lúc này, đối với họ chẳng còn là gì. Họ đang đối diện với thực tại của tuổi già và những ngày tháng ngắn ngủi sắp đến!
Còn gì nữa? Chỉ còn thực tại, ai trong chúng ta cũng đều mong ước sự an nhàn và thanh thản, nên con người họ càng thích nhớ lại thời niên thiếu, tìm lại những tình cảm thân thương của tuổi trẻ hồn nhiên, trở về chốn xưa nơi chôn nhau cắt rốn, thăm lại người thân, thăm lại mồ mã ông bà cha mẹ. Nhắc lại những mơ ước thời xa xưa thửa nhỏ, mong tìm kiếm lại và dầm mình trong những tình cảm chân thật đó và thân thương vô cùng quý giá, đó là những niềm vui lớn nhất của tất cả mọi người lúc tuổi về già.
Sống lâu chưa hẳn đã là một hạnh phúc của đời người. Hạnh phúc nhất của cuộc sống là trong tâm luôn cảm thấy vui vẻ với thực tại, biết tận hưởng hết giá trị tuyệt vời của cuộc sống, biết chấp nhận tất cả những gì mình đang có được trong tay và luôn mở rộng vòng tay đón nhận tất cả những điều mình không cách nào tránh khỏi. “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là một định luật của tạo hóa, không một ai sống trên hành tinh này tránh khỏi.
PS. Bài viết hoàn toàn không có mục đích ám chỉ bất cứ một cá nhân nào, nếu có sự trùng hợp, và không có mục đích huấn thị cho bất cứ một ai.
Chân thành cảm ơn tình cảm thân thương của Tất Cả các bạn luôn dành ưu ái về các bài viết của mình trong thời gian qua trên trang web KTCTUC.
* Trang này được xem 3407 lần
Nói theo kiểu dân gian là phần đông người VN mình thường chọn cách ” sống nghèo mà chết giàu ” trong khi phần đông người phương tây thì chọn kiểu sống ngược lại.
Nghĩa là khi sống không dám ăn, mặc, giải trí, cứ làm quần quật ngày này qua ngày khác, chẳng những không nghỉ vacation mà còn làm thêm giờ. Sống như vậy là sống trong nghèo khổ và đương nhiên làm việc như vậy mà không tiêu xài thì sẽ tích tụ nhiều của cải khi chết đi sẽ là chết giàu.
Không phải người mình cạn nghĩ hơn người ta mà do hoàn cảnh sống lâu ngày đã tạo nên cách sống như vậy. Tại sao dân miền tây nam bộ thường tiêu xài phóng khoáng hơn dân miền trung hay miền bắc ? Đơn giản là vì họ yên tâm rằng khi xài hết thì sẽ có cái khác đễ xài tiếp. Miếng cơm , con cá, rau xanh là những thứ dễ dàng kiếm được quanh họ, trong khi dân miền khác thì thật là khó khăn. Ngay khi thấy lúa chín đầy đồng mà chưa gặt đập vào bồ thì cũng chưa chắc vì chỉ cần một cơn bão lục là tất cả thành trắng tay.
So sánh dân VN mình với phương tây cũng như vậy. Trãi qua quá khứ dài khó khăn về tài chính nên việc tiết kiệm dành dụm và đễ dành gia tài cho con cháu đã trỡ thành thói quen mất rồi. Tuy rằng có người cũng kịp thay đổi thói quen cho phù hợp với cuộc sống mới nhưng cũng chỉ thay đổi phần nào mà thôi chứ cũng không hoàn toàn.
Thật ra việc này cũng chẳng đáng lo, chắc chắn thế hệ sau sẽ không còn như vậy nữa, vì con cháu chúng ta sống trong một môi trường khác hẳn chúng ta thì nó sẽ có cách sống phù hợp với môi trường xung quanh nó. Xã hội nào sẽ tạo ra con người đó thôi.
Cám ơn anh Hiếu đã viết một bài thật hay, cùng các hình minh họa nhiều ý nghĩa.
Bài viết hay nha anh Hiếu …hihi.Hôm nay em xài hết “xiền” rùi nè
Chuyện nhỏ mà Lan! Lan hết tiền nhưng hãy còn thẻ nhựa để kéo lấy tiền và mua sắm, thì xem như mọi việc chẳng có chi cả…. Sáng sớm thức dậy thấy rằng: Mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý mọi thứ đều hoạt động 100/100 thì đó là ngày hạnh phúc nhất. Đâu cần đến tiền đúng không??? Một tuần lễ vui vẻ nhé.
Cám ơn Anh Hiếu nhắc nhở , em cũng đang … vội sống cho ngày hôm nay
Sáng nay một cú phone của một người bạn vực dậy qua nhũng năm tháng cứ hụp lặn thật sâu trong cái vòng lẫn quẫn….cám ơn bạn .
Một lời cám ơn của cô bạn gởi đến Anh Đạt, chị Xuân Lan nói riêng và trang nhà KTCTUC . Nhờ trang nhà mình mà nhiều người bạn CT đã liên lạc kết nối lại được với nhau.
Cuộc sống cũng đã không còn quá dài với các Anh chị em mình, cứ nhìn các đồng môn lần lượt bỏ cuộc chơi lại thấy ngậm ngùi. Thôi thì còn vươn tay nắm được lại với nhau rất mong được nắm cho thật chặt cho đến khi nào phải buông .
KD nói rất đúng, nhờ Anh Đạt, XLan, KĐ và các bạn nhà mình hình thành trang web KTCTUC. Chính Anh đã quên hẳn hai chữ CT lâu lắm rồi. Chân thành cảm ơn các bạn, nhờ vậy mà mình có dịp gặp lại và liên lạc với các bạn chung lớp, các bạn CT5 và các bạn sinh hoạt chung ở mái trường CT.
Cám ơn Anh Hiếu bài viết rất là hay. Mong rằng Anh vẫn mãi mãi còn sức khỏe , nghị lực, tư duy và dành những thời gian quý báu để chia sẽ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Một lần nũa cám ơn anh thật là nhiều.
Em Hòa.
Cám ơn Đức Hiếu, bài viết rất hay.
Đọc được các lời khen tặng của các bạn mình trên trang web cũng như các lời nhận xét của các bạn ở facebook. Mình chân thành cảm ơn các bạn, không trả lời thì xem như mình vẫn còn nợ các bạn một cái gì đó. Khổ nỗi lúc này mỗi ngày đi qua thì thời gian của tuổi mình cũng ngắn lại bớt, muốn viết vài hàng nhưng mình đang phải đối mặt với những thứ mà không tránh được: Mắt thì mờ, lưng thì mỏi, tay thì rung nên cũng muốn viết lắm, nhưng viết không nổi đành đợi vậy. Thôi thì nhờ trang web cho mình vài phút tâm tinh nhé.
Thú thật với các bạn mình, bản thân mình nói về môn học vẽ kỹ nghệ họa thì có lẽ cũng thuộc hàng được điểm cao, nhưng nói đến văn chương thì xem như chào thua. Sống xứ người nhiều hơn thời gian đã sống ở VN, tiếng Ăng Lê thì dăm ba chử đếm trên đầu ngón tay, tiếng Việt thì lại không xong, viết thì trật chánh tả tùm lum, hành văn thi dài dòng lộn xộn. Đã vậy mà lại không chịu đọc truyện hoặc là báo chí nên lại càng tệ hơn. Ở Úc thì chỉ có hai tờ báo VN tên tuổi nhưng khổ nỗi một tờ thì quá khích, còn một tờ thì toàn quảng cáo là chính, nên không thích mua và đọc ai hết là công bằng.
Làm thơ thì thiên hạ viết nên vần, còn mình thì viết không thành thơ con cóc mà lại thành thơ con nhái, con ếch và còn ảnh ương. Thế thì làm sao bây giờ? Vì nhiệt tình với hai chữ CT và khi tình cờ liên lạc được với XL nên được biết có trang web KTCTUC của nhóm CT ở Úc. Thôi thì đóng góp một tay vậy, để đáp lại tấm chân tình của người lập trang web và các bạn nhiệt tình trong nhóm, người ta thường nói: “Không Thầy đố mày làm nên”, nhưng có lẽ trường hợp của mình thì hơi ngược một chút và xin sửa lại như sau:”Không Cô đố mày làm nên”. Xin được giải thích lý do, khi tập tành viết bài thì mình rất thiếu tự tin, nên phải nhờ đến một cô em AL đang sống mãi bên kia bờ đại dương và cô em KD ở đây xem xét, sửa chính tả lại và cắt xén cho câu văn gọn gàn cùng những chổ chấm phết.
Thật tình mà nói không dám làm phiền và nhờ đến các Anh ở đây vì lý do: Các Anh ở đây mãi mê chạy theo thời gian và thương vụ riêng , cộng với Cơm + Phở áo gạo tiền, nên thời gian rất là hạn chế. (Nói nhỏ nhau nghe thôi nhé! Ở xứ nầy, lúc nầy Phở nhiều lắm, hình như nhiều gấp 100 lần, chỉ cần chịu chi một chút xíu là có phở ngon lắm..hahahaha.).
Sau vài lần cầu cứu với các Cô Em đọc và tu sửa, dần dần dăm ba bài viết tương đối hoàn chỉnh hơn nên được hai Cô em khuyến khích rất nhiều , nên tự đó mình viết được nhiều bài cũng khá tự tin hơn. Có lẽ đến bây giờ nhận được lời khen của nhiều bạn, thì mình cũng không bao giờ quên cảm ơn hai cô Em thân thương học chung trường đã giúp cho mình trong thời gian qua.
Cảm ơn các bạn đã đọc lời tâm tình của mình.
Anh Hiếu ơi tính bằng cà phê đó chớ không dỡn đâu nha.
Thật ra dạo này nhiều anh em bạn bỏ cuộc chơi làm buồn ghê đi. Mới rồi con gái chị bạn ( chị KV- Anh Hiếu cũng biết đó ) mới 29 tuổi cũng đột ngột ra đi được tin quá trễ mà em shock luôn . Bởi vậy mới thấy đời là vô thường, ráng nắm chặt những tình cảm thân thương mình đang có được, đâu có ai biết được ngày mai sẽ ra sao chớ.
Hôm nay mất ngủ , vào trang Ktctuc đọc bài viết của ĐH , muốn thêm thắt để bạn bè bàn luận cho vui.
Tui và các bạn hôm nay có người sắp lên tới tầng 60 , hoặc đã tới rồi. Nhưng còn phải leo tiếp tục , biết đâu lúc đầu còn tự leo sau đó được dìu rồi kéo lên tầng thứ 90 rồi 100.
Theo tôi có người vất vả ì ạch leo lên , có người vui vẻ mà tiến bước . Quan trọng là biết thích nghi và hài lòng với nơi ta đến để sống cho phù hợp và khỏi hụt hẩng phải không các bạn ?
Sự cố gắng của mỗi người trong chúng ta đều có giới hạn, ảo tưởng những thứ chưa đến với ta luôn cao hơn những gì trong thực tế mà ta có thể nắm bắt. Chính cái ảo tưởng quá xa khi va chạm đến thực tế hoàn toàn trái ngược, đã trực tiếp đã tạo ra chúng ta một sự hút hẩng với cuộc sống. Tai hại nhất là chúng ta phải sống với cái hut hẩng mà không bao giờ quên được, chính nó là cái mồ chôn niềm vui và hạnh phúc ở chung quanh mà ta đang có từng giờ, từng ngày trôi qua. Thôi thì hãy chấp nhận những gì mình có trong thực tại để từ đó tạo cho mình một sự thoải mái, để tiến bước và vui sống cho những ngày còn lại trong cuộc đời.
Thông thường những người muốn tạo cho mình một vị trí, cũng như quyền lực trong cuộc sống buộc họ phải áp dụng những cách thật đơn giản như: Mưu lượt, thủ đoạn và diệt trừ. Ho sẵn sàng bước qua giá trị của đạo đức và phẩm chất thật sự trong con người của họ, nhằm mục đích duy nhất là phô trương được cái tôi.
Người tây Phuơng có câu:” Wrong time, wrong place and wrong person”. Tạm dịch: “Không đúng lúc, không đúng chỗ và không đúng người”. Hiểu nôn na rằng: Cho dù chúng ta có tài giỏi hơn người đến đâu, không gặp thời vận và đúng đối tượng thì ta vẫn không làm được bất cứ cái chi! Thậm chị phải nhận lấy những hậu quả xấu khó lường trước và sự ưu phiền mãi đeo đuổi bên ta. Đúng không vậy các bạn?
Tôi cũng như ĐH,vào trang Ktctuc là muốn giao lưu với bạn bè chung trường , được sống trong tình cảm thân ái dành cho nhau . Thơ văn còn lủng củng , nhưng đó là tâm tình bạn bè dành cho nhau , tôi và có lẻ các bạn thích đọc là vậy . Còn nếu muốn đọc những bài viết sâu sắc , bài thơ hay trên mạng thiếu gì .
Tôi không ngại thơ văn mình dở , chỉ ngại là viết trên trang ktctuc , không tự mình sữa hoặc xóa được những gì mình viết có sai sót mà lở gởi lên rồi.
Ui đâu sao đâu Anh Hầu , thì la lớn kêu cho em giật mình vô chỉnh sửa liền mà