
Xin chào các anh chị cựu học sinh Cao Thắng!
Trong suốt bốn năm học trường Cao Thắng, mình được đi trại hè hai lần, đó là: Vũng Tàu và Nha Trang. Xin cảm ơn các anh chị và bạn bè đã đón nhận bút ký “Dã ngoại Vũng Tàu” nồng nhiệt, hy vọng là chuyến đi “Nha Trang” cũng sẽ gợi nhớ kỷ niệm thưở thiếu thời của chúng ta. Có ai đó đã nói: “Kỷ niệm êm đẹp là cái gối, ru người ta vào giấc ngủ đầy mộng mơ, hạnh phúc”.
Đến hè 1978 trường tổ chức cho các học sinh lại đi lao động dọn dẹp sắt thép cây phế phẩm ở khu Hậu Giang – Q.5, cả tháng trời lao động vất vả từ sáng đến chiều, nghe thông báo được đi Nha Trang, bọn học sinh mừng rỡ, vì đây là chuyến đi chơi xa, dài ngày, đi bằng xe lửa, hay quá.
Rồng rắn xếp hàng, đợi Ban tổ chức gọi tên từng lớp bước vào từng toa xe. Xin cho phép mình được gọi bằng những từ thân thiện là nhóm con trai và nhóm con gái nhé. Chỗ này của đứa này, chỗ kia của nhóm đó, ngồi theo từng nhóm, trai một nhóm, gái một nhóm. Chạy một đỗi, chạy loạn xạ, đứa đang ngồi ở trong, cố chen ra ngoài để xem phong cảnh. Xe chạy ở giữa, hai bên là cỏ mọc xanh ngắt. Có đoạn là rẫy bắp, những cây bắp trổ cờ, có cây ra một quả, hai, ba quả. Có đoạn qua ruộng lúa, lúa trĩu nặng hạt, ngã màu vàng đậm, xa xa thoáng vàng nhạt, gió thổi hiền hòa, khúc hát đồng quê thanh bình là đây…Có lẽ trong tất cả phương tiện du lịch, đi xe lửa là thích nhất vì người ta có thể nhìn thấy những quang cảnh với một khoảng cách ngắn nhất, cảm nhận cái thật, cái đẹp, cái xấu một cách khách quan nhất. Gió thổi phần phật qua khung cửa toa tàu, xua những cơn mệt mỏi, nóng nực, chen chúc hầm hập khi vừa mới bước lên tàu, tiếng xình xịch đều đặn, dễ cho mọi người một giấc ngủ ngon. Lâu lâu xe chạy qua cầu sắt, âm thanh kêu to hơn, làm vài người khó tính giật mình, thức giấc.
Khoảng 6-7 giờ chiều, tới ga Mương Mán, dù đã được báo trước, nhưng mọi người trên toa vẫn nhận những món quà bất đắc dĩ, nào là túi nylon nước, chẳng biết sạch hay bẩn, vài cục đá, gạch, nắm đất quăng vào toa xe, làm một số người bị ướt quần áo, có người bị gạch ném u đầu, lạ thật…Khoàng 1 giờ đêm ngày sau, tàu tới Nha Trang, tay xách ba lô, người mệt lử, trời lại tối đen, ánh sáng mờ nhạt hắt ra từ vài phòng làm việc của ga tàu hỏa, mắt nhíu lại vì buồn ngủ, bước chân xuống toa tàu, có người đi dép không quai hậu, bị rơi dép, la oai oải: “Ấy ấy, dép tôi đâu rồi” cúi người xuống, dán mắt vào mặt đất để tìm. Được nghe tiếng ”Đây nè!” – “Mừng hết lớn”.
Thời ấy, đi tàu chợ, xe cũ kỹ, chạy chậm, trên toa nghẹt cứng người, bọn tụi mình ngủ ngồi, đứa dựa đầu vào nhau, đứa ôm ba lô ngủ với nhiều tư thế co gập người. Do đó khi đến Nha Trang, mọi người vươn vai, mỏi cổ, ê ẩm toàn thân. Đã được phân công rõ ràng khi còn ở trường, nhóm hậu cần phải kiêm thêm nồi niêu, xoong, chậu…nhưng khi đến nơi phân chia đồ đạc, vác đến điểm cắm trại, phải đi bộ hơn cả cây số, khủng khiếp thật. Bọn con trai còn phát oải luôn, huống chi là bọn con gái chúng mình. Đi được vài chục thước, đã nghe ồn ào tiếng gọi nhau, bọn con gái nhờ bọn con trai xách hộ ba lô, giỏ túi. Chưa hết, các đôi guốc mộc làm các cô mỏi rã rời. Gì nữa nhỉ, có vài cô đã phải đi cả chân đất, để cùng theo kịp đoàn đến nơi.
Trường chúng ta cắm trại trên đồi cát, có hàng phi lao cao vút, nhìn ra xa là bãi biển xanh ngát, bậc thang, đặc điểm của biển Nha Trang. Trời hửng sáng, mọi người nhìn nhau, rõ buồn cười, tóc tai, quần áo, mặt mũi bơ phờ. Chẳng sao cả, với sức trẻ đầy nhựa sống, bên nam đóng cọc, dựng lều trại, bọn con gái xếp ba lô…vào trong lều của từng tổ. Xong công việc, từng nhóm nắm tay nhau dung dăng dung dẻ, đi chân đất trên bãi cát trắng, mịn màng. Xa xa bọn con trai chơi bóng chuyền, đằng kia, vài ba cô gái tóc tung bay trước gió, trông thật duyên dáng. Xa hơn nữa đã thấy các bạn tắm biển, tạt nước vào mặt nhau, cười nói thật to, át cả tiếng sóng vỗ vào bờ. Cũng giống như hội trại Vũng tàu, lương thực lãnh từng ngày, theo khẩu phần của mỗi tổ. Lớp mình chia thành 2 tổ, Tuyết được bầu là tổ phó, có nhiệm vụ nhận lương thực và nấu ăn cho cả tổ. Các bạn biết không, tổ mình có nhiều anh, nhiều chị hay chơi mà lại ít làm. Tức ghê thôi, cứ đi chơi suốt, chẳng nhờ được ai gọt khoai, nhặt sạn trong gạo, nhặt con mọt trong mì…May mà trong tổ có 2 anh bạn, giúp mình việc bếp núc.
Trưa hôm đó tổ mình xào mì, hình như là được 300g thịt thì phải (không nhớ rõ), cái chảo thật to đầy những sợi mì đã luộc chín, bắc trên bếp là mấy viên đá xếp theo hình kiềng ba chân, nấu bằng củi. Nấu bếp mà khóc như mưa vì khói um trời đất, lâu lâu hai anh bạn lại phải cúi đầu, thổi một hơi dài để củi cháy, vì củi ướt quá. Kế tiếp đổ xoong thịt được xào chín với hành vào chảo mì, rồi đảo vài cái, bắc chảo ra, thế là hoàn tất. Nhưng khốn nỗi thay! Bếp nghiêng, chảo tròng trành, khói cay xè mắt, tớ run tay, đánh đổ xoong thịt xuống cát! Các bạn biết đấy, thời gian đó cuộc sống nhiều khó khăn, cơm gạo không đủ huống chi là thịt cá. Tớ sợ quá, khóc thút thít, Minh và Đức Tiến vội nhặt thịt vào chậu, ra ngoài biển rửa cho bớt cát, công đoạn cuối là trộn thịt vào mì. Nêm nếm vừa xong, cả bọn trong tổ bá vai bá cổ, ca hát nghêu ngao sau khi tắm biển về. Để mặc cho hai anh bạn muốn làm gì thì làm, mình ra ngoài gốc cây đằng xa kia ngồi, lòng lo sợ…Trần Quang Vinh vừa ăn, vừa nháy mắt với mình, khen ngon: “Mì xào giòn ngon quá, thật là giòn đó nha, ai nấu mà giỏi vậy, Tuyết phải không, cho tràng pháo tay đi”, cả bọn vỗ tay cười nói rổn rảng, ăn lia lịa. Mình cười luôn và chạy vào cùng ăn với các bạn. Sau buổi ăn là dọn dẹp, bọn con trai khiêng nồi niêu xoong chảo ra biển rửa, tớ cũng đi theo, hỏi dò vài người, ai cũng bảo bữa ăn ngon ghê. “Hạnh phúc vì được phục vụ”.
Rửa nồi niêu ở vùng biển này phải có qui trình đặc biệt, đầu tiên ta phải lấy cát trên bãi chùi nồi niêu, sau đó xách cả lũ đó xuống biển nhúng xuống nước vài lần là sạch bóng.”Ở dơ, sống lâu” mà. Rửa chén, gần như công việc này là của nam sinh trường chúng ta, tớ thấy các lớp ban T, máy dụng cụ, nguội…các anh phải chạy theo con sóng để dành nồi niêu bị sóng đánh ra xa, vừa chạy ra biển vừa cười vừa rượt đuổi cái chảo, cái chậu trôi lềnh bềnh, rất vui mắt, đi rửa chén mà ai cũng ướt lên tới tận đầu.
Ngày mai, cả bọn rủ nhau đến vài nơi trong thành phố biển, những người đi trước phổ biến cho người đi sau, đi xe lam, bác tài xế hỏi đi đâu, thì phải nói là đi “Cầu đé”, trả tiền 3 hào, nếu nói “Cầu đá” trả tiền 5 hào. Đã dặn trước rồi, ấy thế mà ngồi lên xe lam, cũng vẫn thói quen người Sài Gòn, nói ngay là “Cầu đá”. Về lều, kể lại, cả bọn được dịp cười thích chí, mặc dù bị mất tiền mà thấy vui vui ghê.
Ba ngày vui rồi cũng trôi qua, bọn học sinh quảy gánh leo lên xe lửa khứ hồi, quay trở lại Sài Gòn đẹp lắm Sài gòn ơi, Sài gòn ơi!
Kính thưa các anh chị và các bạn, tiếc rằng chỉ được hai cuộc dã ngoại, không biết sẽ còn dịp gì để viết cho các bạn xem không. Thân ái chúc các bạn vui khỏe và nếu ai biết những học sinh lớp CK75D1, xin mách giúp hộ Tuyết, rất cám ơn. * Trang này được xem 4228 lần
Tuyết mến!
Cám ơn Tuyết bài viết về Nha Trang, vơí lời văn đơn giản và dể hiểu đã đưa Anh trở laị Nha Trang vaò khoản thơì gian 77, 78, 79.
Nha Trang với baỉ biển cát trắng daì thêm với hàng cây dương doc theo bờ biển thật là thơ mông và trữ tình vào buổi hoàn hôn.
Thành phố trong thật là mơí, với đoạn đường daì thẳng đi về càu Đá đưa ta đến cảng Nha Trang, phiá bên là Viện Haĩ Dương học.
Thành phố và người dân sống nơi đây, trong vơí caí vẻ thật hiền lành và dể thương.
Chân thành cảm ơn Tuyết, nhờ baì viết nầy mà đã gợi laị cho Anh nhiêù hình ảnh thật đẹp cuả một thời Anh thường đến và đi.
Anh cứ nghỉ kỹ niện về Nha Trang có lẻ sẽ không bao giờ trở laị trong tâm thức cuả Anh, sau hơn 35 năm chưa lần trở laị thành phố nầy.
Mong đón nhận được thêm nhiều bài viết của Tuyết, biết đâu một ngày nào đó Anh Em CT sẽ đến xếp hàng xin chử ký cuả Tuyết.
Thân mến.
Hi … Tuyết ơi … cô nàng đã làm mình nhớ lại khoảnh khắc của buổi giả ngoại này … và 1 kỷ niệm rất đẹp gợi nhớ trong mình … phải nói là khó quên nó chỉ nằm đó sâu tận trong ký ức mình thôi … mà lâu nay vì cuộc sống vô tình càng chôn sâu nửa … bạn đã thật sự thổi bay lớp bụi mờ kia cho mình tìm lại vùng xưa kỷ niệm của chính mình … Hi …hi …
Mình sẻ tiếp tục cùng bạn quay về tìm chút kỷ niệm xưa nha …
Hi … các bạn và các anh chị đón đọc nhé kỷ niệm của Kim Hoa trong chuyến giả ngoại Vũng Tàu kia … hi … hi …
Ai đã tặng cô nàng mình chiếc nhẩn ốc … ??? hi … hi … ghê ta … có thật không vậy … ??? từ từ sẻ rỏ nhé … hi … hi … Coi chừng bị dụ nha … cứ xem thế nào há … rồi phán quyết thôi … Cám ơn trước các anh chị mình nha …
Cám ơn bạn Tuyết mình nha … hi … hi … cô bé dể thương kia ơi …
Hi … hi … chết gồi Tuyết ơi Hoa bị anh Đạt rủa nè … cái tật xớn xác nha … không chịu kiếm cho kỷ … nằm ngay trước mắt mà không nhìn ra … Đâu có ” Gần mực thì bia đâu ” mà hoa mắt ta …??? Hí … hí … chạy trốn thôi … chạy … chạy … xin tha mạng …