Nếu món
ốc miền Bắc phần nhiều được
chế biến theo khuynh hướng cân bằng âm
dương bằng cách hấp gừng, xào sả, lá
chanh… như một món ăn chơi buổi chiều,
buổi tối thì người Sài Gòn ăn ốc
với nhiều cách chế biến và chú trọng vào
gia vị hơn.
Có đủ
cách chế biến để món ốc luôn hấp
dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên, rang
đến nướng mọi, đút lò… với
đủ thứ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt,
rau răm, sả, gừng, húng quế, phô mai, bơ… và
có thể bán cả ban ngày.
Vào Sài Gòn
bạn không thể không một lần thưởng
thức các món ốc ở đây. Ốc Sài Gòn không
những ngon mà còn đa dạng về thể loại,
cách thức chế biến, lại luôn tươi ngon.
Thú vui ăn ốc này “tiền
mất” nhưng không “tật mang” nhé, thậm chí
ngược lại còn là dịp để bổ sung
các chất dinh dưỡng thiết yếu còn
thiếu cho cơ thể nữa.
Hãy lựa
chọn cho mình những quán ốc có tiếng về
chế biến ngon và phục vụ tốt
trước khi đến Sài Gòn, để không
thấy tiếc khi đến đây mà không
được thưởng thức món ăn ngon,
lạ và bổ này.


9. Các món
ốc xào me, ốc mỡ, càng cua, ghẹ... hải
sản 
Bàn ghế
tre mà mặt bàn bằng kiếng, bàn có một lỗ
rộng, ăn ốc, nghêu có thể
bỏ thẳng vỏ vào đó được
được. Chén bát sạch sẽ .
Ốc Việt có món chấm lạ, chấm vào vào
ngọt như mắm đường mà ko có mắm, ăn rất ngon. Ấn tượng là
món Ốc giác xào rau muống, ăn ngon tuyệt,
đặc biệt là rất ít bột ngọt ( điều hay gặp ở quán khác) .
Ngoài ra còn món sò dương xào bơ và sò dương xào
rong biển nữa, ăn lạ và
chất lượng. Bình quân mỗi món 25 – 40.000 đ

14.

Ốc ngon mà
lại bổ nên không vì lý do gì để khi đến
Sài Gòn lại không thưởng thức một nét
văn hóa ẩm thực bình dân mà độc đáo
như thế này.
ỐC
SÀI GÒN !

Nếu
xếp hạng các món ăn phổ biến nhất Sài
Gòn thì ốc có lẽ là đề cử số một . Không chỉ len lỏi trong
từng con hẻm nhỏ mà ngoài đường
lớn vẫn không khó tìm ra một quán ốc
để dừng chân . Nghêu , sò , ốc , hến tưởng
chừng là món dân dã , ăn khi lỡ bữa cho vui
lại tạo thành một nét văn hóa ẩm thực
riêng của người Sài Gòn hiện nay .
Quán ốc là từ gọi chung
, bởi ở đó còn có nhiều loại
hải sản khác . Rủ nhau đi ăn ốc
cũng là để thưởng thức một
thế giới nhuyễn thể thân mềm và giáp xác
phong phú , từ nghêu , sò , ốc , hến , đến
cua , ghẹ , mực , tôm , thậm chí cả trứng
vịt lộn . Nếu món ốc miền Bắc
phần nhiều được chế biến theo
khuynh hướng cân bằng âm dương bằng cách
hấp gừng , tần thuốc bắc , xào sả ,
lá chanh … như một món ăn chơi buổi
chiều dân dã thì người Sài Gòn ăn ốc “ hoành
tráng ” hơn . Có đủ cách chế biến để
món ốc luôn hấp dẫn , từ hấp , luộc ,
xào , chiên , rang đến nướng , đút lò …
với đủ thứ gia vị như tỏi , hành
, tiêu , ớt , rau răm , sả , gừng , húng quế
, phô mai , trứng cút , rau muống … Muốn ăn béo
đã có ốc len xào dừa , ốc dừa xào bơ ,
sò điệp nướng phô mai . Ăn khô chọn
ốc nướng mọi như ốc hương
, ốc đỏ , ốc nhung , ốc bông ,
ốc tỏi hoặc càng ghẹ rang muối , ăn
đến đỏ bừng miệng , bỏng
lưỡi vì cay mà vẫn không muốn ngừng . Các
món nướng mỡ hành như sò lông ,
sò điệp , chem chép , sò dương , sò lụa …
thơm mùi hành lá xào qua mỡ luôn được các
thực khách ưu tiên lựa chọn . Ăn
để húp nước ốc xùm xụp thì chọn nghêu , ốc móng tay , chem chép , ốc
bươu , ốc gạo hấp hay xào gừng sả
. Món ốc đồng (nước ngọt
) xem ra bị thất sủng hơn - điều
rất khác biệt so với nhiều địa
phương khác như Hà Nội , Huế - nhưng
vẫn đủ cả hấp , xào lẫn nhồi
thịt . Ai thích chua ngọt thì chọn món ốc , hột vịt lộn xào me , còn
người ưa thưởng thức hương
tỏi thơm lừng đã có các món ốc cháy tỏi
. Riêng thực khách ghiền món đậm đà gia
vị thì chọn ốc giác , ốc hương ,
ốc đỏ xào sa tế …



Trong cái đa dạng của cách chế
biến còn có sự biến hóa vô chừng của
người cầm xoong chảo. Chẳng hạn
đĩa ốc xào tỏi luôn mềm thơm, vừa
lẫy ốc vừa quệt mút nước xào mặn
ngọt sền sệt, nhưng nếu là cháy tỏi,
rang tỏi thì món ăn lại hấp dẫn ở
lớp tỏi và muối được xóc đến
khô rang, bám quanh thân ốc. Thế nên người ta
mới có thú vui vừa ăn ốc,
vừa ngậm vỏ để vân vê lớp tỏi
muối ớt sần sùi mà quyến rũ kia. Ngay
cả những thứ ngọt và béo như sữa
tưởng chừng như khó lòng hợp rơ
với ốc mà cũng khó yên bụng người
ăn lại làm nên thương hiệu ốc Mắm
Sữa Nước
chấm được pha từ sữa, nước
tỏi ép, mắm và ớt dầm, đủ vị
mặn, ngọt, chua, cay. Vượt qua cảm giác
ngần ngại ban đầu, thực khách sẽ
rất dễ ghiền. Món gì ở quán này cũng có
thể chấm với mắm sữa, từ sò
điệp chiên trứng cút, sò điệp phô mai
đến các món ốc xào tỏi, rang me. Lạ lùng là
vị thơm ngọt của sữa tưởng
chừng đối chọi với ốc (món lạnh)
lại khiến cho thịt ốc trở nên béo
ngọt lạ thường, tạo mùi vị rất riêng .
Người Sài Gòn đôi lúc không xem ốc
như món quà vặt, ăn chơi mà
có thể ăn thay cho cơm trưa, cơm chiều.
Kéo nhau vào quán ốc, ít khi ai gọi một hai
đĩa, ăn nhanh rồi về.
Ít nhất thì cũng phải “khám phá” gần hết
thực đơn, hoặc thậm chí là sáng tác thêm
những món mới do chính mình nghĩ ra, sau đó mua
thêm ổ bánh mì quệt nước xốt ốc
để bổ sung tinh bột. Dân Sài Gòn có thể rủ
nhau đi ăn ốc từ
đầu sáng hoặc vào buổi trưa, bởi còn có
không ít quán ốc thành danh nhờ bán “nghịch giờ”
như thế.
với
những món ốc cay như ốc hương rang
muối ớt, cay xé lưỡi mà khách vẫn bốc
không ngừng tay, hoặc món ốc dừa bơ cay,
hấp dẫn bởi nước bơ vừa cay
vừa béo, rất kích thích vị giác. Ngay cả
những món chua - mặn truyền thống như nghêu
hấp sả, ghẹ rang me… cũng dễ thèm hơn
nhờ chút vị cay đặc trưng của
hương vị ốc kiểu Đào. Sang giàu hay
nghèo khó, nhưng bước vào quán ốc thì mọi
người đều bình đẳng như nhau. Không
hiếm để bắt gặp hình ảnh những
ca sĩ, diễn viên, nhân vật nổi tiếng
cũng tìm một góc trong quán ốc để lẫy
ốc say sưa. Danh sách những quán ốc bình dân mà
nổi tiếng ở Sài Gòn không hiếm, giá ốc
cũng vô chừng. Nơi bình dân thì 15-20 ngàn đồng
một dĩa. Các quán ốc có tiếng thì giá từ
30-40 ngàn đồng. Mỗi quán đều có sở
trường riêng, chẳng hạn ăn
ốc bươu xào tiêu, nghêu hấp tiêu sả đâu
cũng thấy quán ốc bành trướng. Và vì cái
sự phong phú và đặc sắc ấy, sẽ
chẳng ai có lý do gì để không hồ hởi
gật đầu mỗi khi có lời mời rủ
đi ăn ốc, để thưởng thức
một nét văn hóa ẩm thực bình dân mà độc
đáo của đất Sài Gòn …











Thấy ngon & thèm ốc quá

Ốc móng tay xào me

Sò điệp nướng phô mai

càng ghẹ rang muối

Nghêu hấp Thái.

Hột vịt lộn xào me


 

Ôi cái chén...
muối, vừa mằn mặn, vừa ngòn ngọt,
vừa cay nồng ớt, vừa cay đằm tiêu,
vừa thoáng một chút rùng mình của vị chanh
vườn, thật là vô vàn… kích động!

Hèn chi có
người trong khi chờ ốc, lấy muỗng chấm
muối mút suông như một sự khởi
động đầy kích thích cho sự kiện chính
sẽ diễn ra ngay sau đó.

Con nghêu tách
vỏ trắng ngần, cái mùi thơm phiêu lưu
của con nghêu tươi rói còn thoáng bùn đất
quyện với ớt cay và sả thơm nồng
bốc lên nhức cả phổi. Hít hà một hơi,
húp vô một muỗng nước, mồ hôi chảy ra
và cái đám ưu phiền lè lẹ chuồn đâu
mất tiêu.

Thường
người ta dọn kèm nghêu với chén nước
mắm. Ngắm chén nước mắm có thể
đoán được công lực chế biến
của quán đã tới “thành” thứ mấy. Chén
nước mắm vàng quẹo có ớt đỏ
tươi nhưng không được đỏ
ngầu những ớt, lại phải điểm
thêm vài hột ớt vàng lấm chấm mới bắt
mắt.

Chấm con
nghêu, giọt nước mắm phải quện
đặc, nhỏ xuống từ từ chứ không
chảy roong roỏng, mới là nước mắm ăn ốc. Muốn được
vậy phải công phu: đường phải
thắng lên cho kẹo mới pha vào mắm để
nước mắm keo lại, ớt phải lựa
trái tươi không bầm giập, không bị
thẹo, mắm không được đục.

Nghêu hấp xả
Nước
hấp nghêu cũng là một thứ bí quyết.
Nước phải hơi trắng, nhưng không
được đục, không được tanh hay mặn.
Muốn vậy nghêu phải tươi rói, không lộn
nghêu chết.
Nhai vài con
nghêu vừa mềm vừa dai, dừng lại, húp
một muỗng nước hấp vừa ngọt
vừa thơm, vừa cay nồng vô tận đáy bao
tử, ôi, “tôi yêu… ốc nước tôi, từ khi
mới chào đời”.
Mắc tiền là ốc hương. Nướng,
hấp, tuỳ. Hấp thì mình ốc săn hơn,
vỏ sém vàng nhìn cũng bắt mắt hơn. Có
người thích đầu ốc vì giòn nhưng
hầu hết đều thích cái gan, khúc xoắn nâu
bóng ở cuối con ốc vì nó béo ngậy, vị béo
ngậy của đồ biển càng ăn càng
ghiền, khác với béo của động vật
ăn mấy miếng là ngán.

Ốc
hương dứt khoát phải chấm muối tiêu
chanh ớt. Vị chua cay của muối khiến
miếng gan béo đằm lại, vừa ăn vừa nhâm nhi, sảng khoái
đến từng... centimét.

“Giai cấp”
trung lưu ở với ai cũng được là
ốc mỡ. Con ốc mập ú, cái đầu
bằng đầu ngón tay cái giòn sần sật
chấm một xí muối ớt chanh, chao! Ốc
mỡ dễ tính, xào me, xào tỏi, xào bơ, xào
satế đều ngon. Quán ốc nào ngon, tối
về nhân viên rất khoẻ vì... chắc không cần
rửa dĩa!

Là vì cái
nước xào ốc đó! Ui, miếng vỏ bánh mì
giòn rụm, chấm vô cái thứ nước xào ốc
sánh thơm lừng mùi tỏi và bơ, vừa béo
ngậy, vừa mặn ngọt, ngon rụng cả
lưỡi. Món này chắc chắn bác sĩ lắc
đầu kê cho mấy đơn thuốc hạ áp,
nhưng… kệ! (trẻ mới
ăn được ốc chứ già răng đâu
nữa mà nhai).
Một cái
kỳ quan nữa là ốc gạo. Món này, ngược
hẳn với mấy thứ cầu kỳ xào
nướng nhiều gia vị vừa kể, chỉ
cần hấp lên chấm nước mắm. Nhưng
trong cái giản dị tột cùng ấy lại
chứa đựng những thứ cầu kỳ
hết mức, mà là cái cầu kỳ không phô
trương.
Giống
như một cô con gái vừa quyến rũ vừa
thông minh nên “tường đông ong bướm đi
về mặc ai”, mặt hoa chỉ ngỏ cho
người tri âm. Chỉ có những tay tổ ăn ốc mới có thể nhận
biết cái mỹ vị bậc cao của món ăn này.
Vì chỉ có ốc và nước mắm nên cả hai
đều phải đạt tới bậc thượng
thừa.

Ốc
gạo hấp
Không phải
ngày nào cũng có ốc gạo mà ăn. Sau những
thứ béo mặn của ốc mỡ, ốc
hương, con ốc gạo mang lại một cái
vị thật thanh tân, thật ruộng đồng.
Phải lựa ngày nào, mùa nào con ốc mập, không có
con lạo xạo trong bụng.
Ốc
tươi, khoẻ, mua về ngâm trong nước
gạo và chút ớt để con ốc nhả hết
chất dơ trong bụng ra, xả vài nước cho
sạch, bỏ đói con ốc rồi mới
đập lòng đỏ trứng lên trên. Lúc này con
ốc đói meo, nhao nhao bò ra ăn
hết trứng. Cứ vậy vài ngày, con ốc
mập trắng, mày ốc đẩy ra tận
miệng, lúc đó mới ăn.
Lúc buồn, tôi rủ bạn bè đi ăn
ốc. Lúc vui, bạn bè rủ tôi đi ăn
ốc. Không vui không buồn, muốn gặp nhau,
tụi tôi rủ nhau đi ăn
ốc.
Một chai
bia nhỏ lai rai, vị béo mặn của các thứ gia
vị tuỳ tùng bị thứ nước mát lạnh
vàng ánh cuốn đi mất sạch. Chỉ còn lại
kình lực của con ốc nhỏ mang trên mình cả
một quả núi, mang trong lòng cả một
đại dương, cuộn lên trong từng thớ
thịt.
|