Xóm Bàn Cờ và một số diễn biến thời cuộc
Tiếng bước chân chạy rầm rập trong đêm của những người phật tử mặc áo nâu, tay cầm gậy gộc từ trong xóm tôi. Họ tụ họp nhau để chống lại số giáo dân từ Hố Nai Biên Hòa đang kéo về Sài Gòn ủng hộ cho ông Ngô đình Diệm. Ông anh họ học Cao Thắng từ ngoài chạy về nhà thông báo có một học sinh Cao Thắng bị chặt đầu. Tiếng xầm xì bàn luận to nhỏ của người lớn về thời cuộc. Đó là một đêm trong những ngày cuối cùng của chế độ Ngô đình Diệm năm 1963. Trong đêm đó tôi cãm thấy không khí như căng thẳng và nặng trỉu vì bị lây lan tâm trạng của người lớn trong nhà, ký ức nhạt nhòa của đứa nhỏ 4 tuổi như tôi chỉ có vậy.
Có lẽ máu đã đổ trong cuộc xung đột tôn giáo ngắn ngủi đó, cũng may là không bùng nổ quá lớn. Sau này hình như tất cã mọi phe phái đều tránh nói đến sự kiện xung đột này, đó như là một vết nhơ về sự đoàn kết của dân tộc. Những sự kiện đão chánh 1/11/1963 sau đó thì tôi hoàn toàn không nhớ gì cã. Mọi chuyện đã trỡ lại bình thường, ít ra là đối với đứa nhỏ như tôi lúc bấy giờ.
Tôi đã nhận biết rỏ hơn về xóm Bàn Cờ của tôi từ sau những ngày đó, bộ nhớ trong đầu có vẽ ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Bàn Cờ là một địa danh, một vùng đất dân tứ xứ tụ tập về sinh sống khá sớm tại Sài Gòn xưa. Ranh giới của nó được xác định ra sao thì tôi không rỏ, theo tôi nó được bao bọc bỡi các con đường có các tên như sau Lý thái Tổ ( tên không đổi ) – Điện biên Phủ ( Phan thanh Giản cũ )- Nguyễn thượng Hiền ( đường này trước đây chỉ là con hẽm )- Nguyễn thị minh Khai ( Hồng thập Tự cũ ) – Lý thái Tổ.
Cùng với nó còn có các địa danh như Khánh Hội, Chánh Hưng, Phú Nhuận, Thị Nghè, Tân Định, Chợ Lớn, Bình Tây, Chợ cũ .
Ngày xưa dân cư thưa thớt. Quãn lý hành chánh theo vùng, khu, bằng địa danh chứ không bằng con số quận 1,2,3,4….như bây giờ, những địa danh trên có lẽ còn lại từ ngày đó.
Sỡ dĩ tôi có thể ngay lập tức kể ra các địa danh quen thuộc trên là nhờ một bài học thuộc lòng của chị thứ ba của tôi học mà tôi còn nhớ được theo kiểu đoạn văn Tôi Đi Học vậy. Người chị này lớn hơn tôi 7 tuổi, chị tôi có thói quen học bài phải đọc lớn lên, nhờ vậy tôi mới thuộc . Có lẽ đó là bài học thuộc lòng lớp nhất . Vậy là khi đó tôi 4 tuổi .Tiếc là tôi không nhớ hết, tôi chép lại dưới đây, hy vọng có ai biết mà bổ sung
Sài Gòn có bến Chương Dương
Có ga xe lữa, có đường Tự Do
Có ô tô buýt khắp miền
Vườn chơi có Thảo cầm Viên, Tao Đàn
Bến Thành nổi tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lảnh lại càng nên đi
Xe đò , xe máy, tắc xi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè Tân Định nhiều nơi còn chờ
Trãi bao thay đổi đến giờ
…………………………………..
Hai chữ “có đường” ở câu thứ hai là tôi tự chế vô cho đầy đủ câu cú chứ không phải của bài học thuộc lòng này và câu cuối cùng thì hoàn toàn không nhớ. Còn lại tất cã chắc là chính xác.
Nơi gia đình tôi ở là một con hẽm nhỏ và ngắn, có khoảng 40 nóc gia thôi. Trong đó phần lớn là dân lao động phải chạy gạo từng bữa, còn lại là một số công tư chức, tiểu thương. Trong những năm tôi sống ở đây, ít thấy sự thay đổi về con người. Lũ trẻ con chúng tôi chơi đùa và lớn lên cùng nhau. Sự phát triễn kinh tế cũng dần thay đổi cuộc sống của người dân.
Trong xóm tôi có một phông tên nước, nơi đặt phông tên này là một con hẽm thông qua hẽm lớn. Con hẽm thẳng góc với xóm tôi thì có cầu tiêu công cộng, nước từ trong chãy ra lênh láng tới ngoài đường, mỗi khi đi ngang đây tôi đều phải nín thở vì điều kiện vệ sinh kém cỏi của nó ( tôi không muốn dùng từ nhà vệ sinh mà muốn sử dụng đúng tên gọi của người dân lúc đó, mặc dù nghe có vẽ hơi bị phô một chút ) con hẽm này đi xuyên qua đường Nguyễn thiện Thuật là gặp quán cà phê Năm Dưỡng, nếu đi thêm nữa sẽ gặp đường Lý thái Tổ ngay nơi có Ủy Ban Liên hợp quân sự 4 bên, nay là nhà khách Bộ Quốc Phòng, nó nằm ngay góc Hùng Vương và Lý thái Tổ.
Khi tôi bắt đầu có hiểu biết thì nhà tôi đã có nhà vệ sinh nhưng vẫn chưa có nước máy. Hằng ngày phải thuê người gánh nước đổ đầy hai cái lu lớn trong nhà.
Người gánh nước mướn là bà Chí, đó là người đàn bà mà quanh năm suốt tháng lúc nào cũng như mang bầu. Nghe nói là vì sau khi sanh đẻ không bao nhiêu ngày rồi vì kế sinh nhai nên tiếp tục đi gánh nước nên bụng bị xổ ra mà không co lại được nữa.
Trong xóm còn có ông Bãy đạp xích lô, một thân thui thủi không vợ con, sau khi về nhà là uống rượu và chửi thề trong cái nhà rất nhỏ hẹp và không bao giờ có ánh đèn. Khi tôi có trí nhớ thì đã thấy ông rất già, ba mẹ tôi cũng gọi là bác. Hình như ông là dân anh chị của Sài Gòn xa xưa, trên bộ ngực nhăn nheo vẫn còn dấu xăm hình con rồng màu xanh. Tôi cũng không nhớ ông chết hay đi đâu mà có một thời gian nhà đó trỡ thành nhà hoang. Mỗi khi nói đến dân anh chị về chiều là trong đầu tôi hiện ra hình ảnh ông Bãy đạp xích lô của xóm .
Có một nhà do 3 chị em làm chủ, đó là bà Ba, bà Sáu và bà Bãy là người gốc Sóc Trăng, chẳng thấy mấy ông chồng đâu, họ sống chui rút chung trong một ngôi nhà thảm hại cùng một lô lốc con cái của họ. Gia đình này sống bằng nghề bán gà, mỗi chiều đem hàng chục con về nhổ lông cắt cổ mổ bụng chuẩn bị cho buổi chợ sáng sớm hôm sau, tôi cũng chẳng biết họ bán ở chợ nào nhưng không phải là chợ Bàn Cờ.
Nhà bên trái tôi là nhà dì Ba Thể, là chị ruột của bà chủ tiệm may Lê Phát khá nổi tiếng trên đường Phan đình Phùng gần chợ Bàn Cờ. Hàng ngày đem áo dài từ tiệm may về luông, đơm nút, làm khuy. Đây là người đàn bà khá đặt biệt, là người gốc Bạc Liêu, hồi trẻ chắc là rất đẹp, bà có 8 đứa con của 4 ông chồng khác nhau. Không thấy ông chồng nào cùng chia sẽ mà một mình bà nuôi cã 8 đứa con. Có thể nói đây là người dữ miệng nhưng tốt bụng lại rất sòng phẳng. Thỉnh thoảng thiếu tiền chạy gạo, sang nhà tôi mượn tiền. Mẹ tôi nói ” chị Ba chỉ nghèo nhưng rất tự trọng, mượn tiền luôn trã đúng hẹn, lúc nào kẹt quá thì nói trước để xin khất lại chứ không hề dằng dai “. Tôi cùng mấy đứa nhóc của gia đình này thỉnh thoãng đi ngang qua tiệm may Lê Phát, tụi nó đứng chỉ chỏ vào tiệm may mà kể về sự giàu có của bà dì ruột nhưng chẳng bao giờ dám bước vô.
Đối diện nhà tôi là nhà thầy Ba làm việc cho một hãng Tây, là người gốc Thủ Đức, nhà có 9 người con, con cái trong nhà đều học trường tây, đây là nhà duy nhất trong xóm có xe hơi, đó là chiếc xe tắc xông nên có người còn gọi là thầy Ba tắc xông.
Bên cạnh đó là nhà ông Bắc, ông là chủ sự phòng của đài phát thanh và truyền hình ( sau này gọi là trưỡng phòng ) thật ra ông tên là Bích nhưng vì là người bắc di cư và vì lúc đầu ít giao thiệp với xung quanh nên không ai biết tên và thứ nên gọi là ông Bắc riết rồi thành quen.
Hồi đó hình như thấy ai là viên chức mà không phãi là dân lao động thì người ta gọi là thầy. Đáng lẽ phãi gọi ông Bắc là thầy nhưng chẳng ai biết ông thứ mấy để gọi. Gia đình này có 5 người con, đều học giỏi. Hai gia đình tôi và gia đình ông Bắc cứ ngầm cạnh tranh về các giải thưỡng hằng năm trong trường. Trước năm 75 thì hai người con trai lớn của gia đình này đã đi du học một người tại Anh và một tại Úc, có nghĩa là cuộc cạnh tranh ngầm đó gia đình tôi đã thua.Thật ra chị lớn của tôi cũng có thể được đi du học nhưng chị tôi thích ở lại tham gia phong trào sinh viên tranh đấu trong những năm 1970 nên đã bõ qua cơ hội.
Hai gia đình đối diện nhà tôi chẳng quan hệ gì với hàng xóm và cũng không quan hệ với nhau ngoại trừ với nhà tôi. Có lẽ vì họ tôn trọng ba tôi là giáo sư Cao Thắng chăng ?
Tôi chỉ kể sơ qua về những nhà gần nhà tôi thôi. Cư dân Bàn Cờ của tôi đúng là cư dân của Sài Gòn thu nhỏ, gồm đủ dân từ khắp mọi miền đất nước tụ về sinh sống. Trong xóm tôi có đủ dân các miền Bắc, Trung, đồng bằng sông cửu long, người Tàu. Họ từ các nơi tụ về lập nghiệp sinh con đẽ cái để rồi từ đây, chúng tôi, những kẽ sinh sau đẽ muộn được gọi là dân Sài Gòn lại tỏa đi khắp nơi đuổi tìm cho mình cuộc sống riêng và lại trỡ thành cư dân mới ở một nơi nào đó trên quả đất này.
Những căn nhà trong xóm tôi có lẽ được xây dựng từ rất lâu rồi, tuy tầng dưới là xây tường, con hẽm thì tráng xi măng như mọi căn nhà ở Sài Gòn nhưng tầng trên đều bằng gổ, sàn lót ván và ngay cã vách ngăn giữa các căn nhà cũng là vách ván.
Lúc đó còn nhỏ nên ước lượng về khoãng cách không chính xác, tôi không nhớ kích thước nhà mình ra sao nhưng chắc chắn là bề ngang chưa đến 3.5 mét, còn bề dài chừng 8 mét , có một tầng trên nhưng tôi không nghe ai dùng chữ “lầu” mà chỉ dùng chữ “gác”. Họ nói ” đi lên gác ” chứ không nói “lên lầu”, bây giờ nhớ lại thì đúng là như vậy, hình như từ đó mới có từ “gác trọ”.
Căn nhà nhỏ như vậy mà nhà tôi luôn luôn chứa ít lắm là 10 người, có khi lên đến 12 người, vì trong nhà luôn có nhiều người cháu của ba mẹ tôi từ Gò Công lên ở trọ để đi học. Sau này có lần chúng tôi tổng kết lại thì có tất cã gần 50 người cháu của ba mẹ tôi đã đến ở nhà tôi đi học trong suốt từ 1960 đến 1973.
Mỗi lần có cảnh sát tới xét tờ khai gia đình thì họ chỉ có thể đứng ngoài cữa nhìn vô rồi ngao ngán bõ đi, vì khó có thể chen vào đám mùng mến chiếu gối loạn xạ như màn nhện để thực thi công vụ cho được. Xe đạp cũng phải chồng lên để có chổ ngủ thì làm gì còn đường để đi.
Sau này nghĩ lại hồi trước, tôi cũng không hiểu sao với 12 người, chỉ có một nhà vệ sinh mà vẫn xoay sở được vào mỗi buổi sáng trước giờ đi làm đi học.
Nhà bằng gổ được dựng lên lâu năm như vậy thì không tránh khỏi bị mối mọt tấn công dữ dội, buổi tối nghe tiếng mối ăn gổ như mưa rào vậy. Thỉnh thoảng lại phải dán thêm giấy báo lên mặt vách ngăn để nhìn đỡ chướng mắt. Nếu hôm nào ngủ mà dựa tay và vách thì thế nào cũng bị mối cắn đau giật mình.
Tuy vậy nhưng lũ mối tàn ác đó lại không bao giờ xâm lấn đến mùng, mền, giường, chiếu, gối của chúng tôi, vì hung hản như vậy nhưng chúng cũng biết đến câu ” nước sông không phạm nước giếng “. Các loại giường chiếu mùng mền đó thuộc phạm vi quản lý của các quân đoàn xe tăng mà tiếng thường dùng để gọi là rệp.
Ba mẹ tôi đã khổ sở tìm đủ cách để chống với hai loại này, hàng tuần đem vạt giường ra dộng xuống đất để giết rệp , rồi xịt thuốc phơi nắng , mùng mền thì phãi mua cái nồi thật lớn để luộc nó, vậy mà không sao ngăn được. Có lẽ hồi đó các loại hóa phẩm không được tốt như sau này. Mặc dù cái mùi mytox thật là kinh khủng, con người chịu còn không nổi vậy mà lủ rệp và mối vẫn cứ sống phây phây, sau những lần bị tàn sát như vậy hình như chúng trã thù còn ác liệt hơn. Hình như đến những năm 1970 hiệu quả các loại thuốc diệt rệp mối mới tốt lên dần nên tình hình mới khả quan đáng kể.
Từ năm 1964 trỡ đi, cùng với sự đổ bộ của lính Mỹ, những khoãn viện trợ kếch xù và các dịch vụ phục vụ chiến tranh đã bắt đầu thay đỗi nhanh chóng nền kinh tế. Nếu ở nông thôn bắt đầu xuất hiện những máy Kohler cho thay cho chèo xuồng bằng mái dầm, máy cày thay cho trâu bò thì ở thành phố các vật dụng cho sinh hoạt gia đình cũng được nhựa hóa dần dần, các sãn phẩm là phó sản của dầu hỏa đã bắt đầu thay thế cho các sãn phẩm bằng các nguyên liệu gổ, tre, đay, lát, cói, sành sứ, đất nung v.v…..Những sãn phẩm của nền công nghiệp tiêu dùng ngày càng nhiều, khoãng cách giữa thành thị và nông thôn bắt đầu lộ rõ hơn.
Chiếc tỉn nước mắm bằng đất nung được đậy bằng chiếc nắp cũng bằng đất nung với một ít xi măng trét kín miệng thật bất tiện và mất vệ sinh đã được thay thế bằng can nhựa. Chiếc chiếu bằng nhựa đang dần thay chiếc chiếu cói cổ truyền, các loại xô, chậu, gáo bằng nhôm đã được thay bằng nhựa có độ bền hơn hẳn.
Trong nhà tôi cũng đã xuất hiện các sãn phẩm công nghiệp như bàn ủi điện thay cho bàn ủi than, máy xay sinh tố, casettle, xe gắn máy v.v……
Bây giờ nhớ lại cũng thấy tức cười, các sãn phẩm đó ngày xưa thật là mắc tiền so với các loại khác nên ai cũng xem nó như là loại của cải quý giá. Tủ chén, tủ lạnh đều đặt ở vị trí trang trọng ở phòng khách chứ không như bây giờ là đặt trong nhà bếp cho tiện dụng hơn. Chiếc đồng hồ quã lắc treo tường chạy bằng pin của Nhật, ba tôi đã mua với giá tương đương một lượng vàng, với giá đó bây giờ có thể mua 10 cái tốt hơn như vậy.
Tôi nhớ ngày đó chiếc casettle chỉ có 4 nút bấm, trong đó là nút đầu tiên là play và stop, nút rewind, nút forward và một nút đỏ là record. Vậy mà mình khi ấy đã 10 tuổi,nếu tò mò đụng vào sẽ bị khẻ tay vì sợ bị hư máy, chã bù với đời con mình sau này mới 4-5 tuổi đã bấm loạn xị trên chiếc remote có hàng chục nút bấm lại được khen là giỏi.
Thời đó những phương tiện giải trí thật là nghèo nàn. Trong xóm nhỏ của tôi không biết từ đời nào vẫn còn tồn tại một cái đình quanh năm suốt tháng cứ đóng cữa, lâu lâu mới mỡ ra cúng bái gì đó. Có một lần cúng đình, người ta mời một đám hát bội về hát. Lần này phải chận ngang đường đi trong xóm để làm sân khấu hát bội. Lần đầu tiên được coi hát bội trực tiếp ngay xóm mình, thật lạ lùng làm sao, các nghệ sĩ vẽ mặt vằn vện cùng các trang phục màu mè sặc sở. Trong chúng ta có lẽ nhiều bạn không thích hát bội vì đơn giản là không hiểu các động tác có tính cách ước lệ của nó. Phải nói nghệ thuật hát bội thật là độc đáo, được mẹ tôi cắt nghĩa tôi mới hiểu được chút chút về nó.
Này nhé ! Động tác nhãy chân sáo,tay cầm cái cây giống như cây chổi nhịp nhịp theo bước nhãy là cưỡi ngựa. Tuỳ màu sắc của cây chổi đó mà nó là ngựa ô hay bạch mã, xích mã. Nhịp rung của nó phụ thuộc vào phi nước đại hay nước kiệu .
Trung thần thì luôn đội mũ có hai vạt thẳng, còn quan nịnh thần thì luôn đội mũ cánh chuồn, là loại mỗi bên có hai cánh. Chỉ cần bước ra là thiên hạ đã la ó lên phãn đối quan nịnh thần.
Võ tướng thì đầu có gắn hai lông trĩ dài. Khi ra vẽ nghi ngờ thì một tay kéo lông trĩ xuống và đưa ngang dưới cằm, mắt thì láo liên qua lại. Khi ra vẽ giận dữ thì hai tay kéo hai lông trĩ xuống hai bên rồi bẽ ngoặc lại, mình uốn éo vặn vẹo tỏ ra tức giận.
Còn các kiểu đào thương hay đào lẳng cũng có cách ăn mặc khác nhau mà người quen xem hát bội nhìn là biết ngay v.v….
Kịch và cải lương thì lời thoại và lời hát rất nhiều, đũ để truyền tải nội dung cốt truyện, còn hát bội thì nói rất ít. Một câu nói cộng thêm ứ…. ư… dài thòn đã hết thời gian, vì vậy phương tiện truyền tải nội dung chủ yếu là các điệu bộ có tính ước lệ này. Thí dụ nếu là cải lương thì chỉ cần nói ” ta là Tào Tháo ” là xong nhưng hát bội thì phải tốn thời gian gấp mấy lần để nói câu này ” Như ta ư ư đây! ư ư ư ư là à à à Tào ào ào ào ào Ứ ứ ứ Tháo áo áo áo ” Đúng ra phải gọi là hát bộ nhưng không hiểu sao dần dần mọi người quen gọi là hát bội.
Đó là lần đầu cũng là lần cuối gánh hát bộ về diễn trong xóm tôi, có lẽ đó cũng là một trong vài gánh hát lẻ hiếm hoi còn sót lại trong sự mai một dần dần của loại hình văn hóa dân tộc này .
Tôi đã nghe cãi lương, vọng cổ và cũng như nhiều người ở thế hệ mình, tôi không đánh giá cao nó so với tân nhạc, với sự sang trọng của nhạc thính phòng, vậy mà có một lần tôi phãi thay đổi suy nghĩ của mình.
Lần đó giữa không gian mênh mông bát ngát của Đồng Tháp Mười, tôi và một vài người bạn ngồi trên chiếc xuồng dạo chơi trên sông trong đêm trăng sáng vằng vặc, trong trạng thái lâng lâng sau vài chung rượu đế. Chúng tôi bỗng nghe vọng lại từ xa xa tiếng ca vọng cổ, đang rỉ rã trò chuyện, bất giác cã đám cùng im lặng tận hưỡng những làn điệu vừa êm đềm lại vừa phóng khoáng, vừa mộc mạc lại vừa sâu lắng đó. Chiếc xuồng bập bềnh trên mặt nước lấp lánh ánh trăng như đưa chúng tôi tiến vào sâu thẳm của tình non sông, của hồn quê mộc mạc chân tình và tự tại trong đoàn người nam tiến khai hoang dựng nước năm xưa.
Chúng tôi sững sốt nhìn nhau và cãm thán rằng , người dân chài vô danh nào đó đã làm được điều mà những người nghệ sĩ chuyên nghiệp không làm được.
Có lẽ sự cãm thụ nghệ thuật cũng cần có sự phối hợp đồng thời của những môi trường, trạng thái khác nhau mới có thể đưa cãm xúc con người đến cao nhất .
Năm 1967 nhà tôi sắm ti vi, chiếc ti vi Denon 19 inches được lắp như một cái tủ nhỏ có cữa đóng mở và có bốn chân cao khoảng 5 tấc. Đây có thể xem là sự kiện văn hóa của xóm tôi. Tại sao ti vi nhà tôi lại là sự kiện văn hóa của xóm? Bỡi vì nhà tôi là một trong 3 nhà có ti vi đầu tiên trong xóm nhưng hai nhà kia họ đóng cữa xem trong nhà, còn nhà tôi thì mỡ rộng cữa cho bà con trong xóm vô coi .
Việc mua tivi theo ba mẹ tôi giãi thích chủ yếu là trong đó có chương trình dạy tiếng Anh. Ý thức rằng ngoại ngữ sẽ rất cần thiết sau này nên ba mẹ tôi cho chúng tôi đi học ngoại ngữ từ rất sớm mà toàn là trung tâm văn hóa Pháp và hội Việt Mỹ….nhưng có lẽ đây là công cuộc đầu tư lổ vốn nhất của ba mẹ tôi vì rốt cuộc anh chị em chúng tôi chẳng có ai khá ngoại ngữ cã. Điều này có thể được di truyền từ mẹ tôi chăng? Mẹ tôi không biết hát , chỉ hát vài câu là bắt đầu đăm hơi. Bà thường nói là thích có xui gia là người miền Nam, không vì kỳ thị vùng miền mà vì bà nghe giọng Bắc và Trung không quen, phải vừa nghe vừa đoán. Ngay cã tôi đã sống tại Mỹ gần 10 năm, vậy mà bây giờ trình độ tiếng Anh của tôi chỉ có thể cao ngang với trình độ tiếng Tàu của các bạn thôi.
Lúc đó chương trình ti vi có đăng trên báo mỗi ngày, nhà tôi thì được ông Bắc nhà đối diện cung cấp chương trình ti vi hàng tuần nên chủ động về giờ giấc sinh hoạt hơn.
Những hôm có kịch hay cải lương thì đến khổ, còn nữa tiếng nữa mới đến giờ hát mà cứ một lát là hàng sớm lại nhắc ” tới giờ rồi cô Bãy ơi ! ” ” Trúc ! nói mẹ con bật ti vi đi, gần tới giờ rồi “, ” bữa nay kịch hay lắm, chị Bãy mở sớm sớm đi “.
Ti vi được mở, thông thường trẻ con thì ngồi cách màn hình 2 mét, phía sau là người lớn, từ đó kéo dài ra tới ngoài hàng hiên nhà, lớp nhìn qua cữa sổ, lớp nhìn qua cữa cái. Nhà tôi có bao nhiêu ghế là đã sữ dụng hết cho những người lớn tuổi nhưng vẫn không đủ, vã lại ghế cao và lớn nên choán chổ nhiều lắm, dần dần bà con lớn tuổi nào cũng tự xách theo loại ghế thật thấp, là loại ghế mà các bà hay ngồi làm bếp , có ghế đó mới có thể ngồi lâu mà theo dõi bà Bãy Nam hay cô Kim Cương diễn và khóc mùi mẩn theo diễn viên được. Tụi nhóc chúng tôi thì thích cải lương có đánh kiếm, chưỡng, đánh võ của nghệ sĩ Nam Hùng và Thanh Sang hơn.
Cần nói thêm là anh chị em chúng tôi tuy người trong nhà nhưng chẳng hề được ưu tiên ngồi ghế mà phải nhường cho người lớn hàng xóm, còn mình thì cũng phải chen chút cùng lũ trẻ con. Bà con trong xóm cãm kích kiểu sữ xự như vậy nên đối với gia đình tôi cũng rất tôn trọng .
Cuộc tranh cữ vị trí dân biểu, nghị sĩ cũng đem không khí náo nức đến xóm nhỏ của tôi. Những áp phích to lớn có in hình ứng cữ viên và các liên danh được dán khắp nơi. Người lớn thì bàn luận rôm rã về tiểu sử, hình ảnh và phương hướng hành động cùng lời hứa của các liên danh, trẻ con thì lượm được vô số tờ rơi để xếp máy bay tàu thủy giấy rất thích thú.
Còn một trò chơi vui nhưng thiếu văn hóa là vẽ râu vẽ mặt thêm trên các tờ áp phích đó. Biết đó là hành vi không đúng, tuy không tham dự nhưng tôi rất khoái và….. xúi mấy đứa khác làm rồi cười. Các nhóm nhân viên vận động bầu cử cho liên danh này đến dán được nữa buổi thì nhóm của liên danh khác đến dán chồng lên, vì vị trí tốt thì có giới hạn mà rất nhiều liên danh khác nhau. Cuối cùng thì liên danh có ưu thế là liên danh thuê nhiều nhóm đi dán áp phích hơn.
Đặc biệt là các xe lam có micro và loa công suất lớn đã chạy luồn lách trong các hẽm để tuyên truyền vận động bầu cử. Cũng trong đợt này , dân xóm tôi được nhìn thấy cặp vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Tú và Trang bích Liễu. Không cần phải nói, họ được dân lao động hoan hô nhiệt liệt, kéo theo phía sau là hàng lô lốc con nít chạy theo. Hình như lúc đó họ vận động cho liên danh của ông Nguyễn văn Tám với biểu tượng là chiếc xe lam. Có lẽ dân lao động xóm tôi chỉ ủng hộ vợ chồng Thanh Tú chứ không ủng hộ liên danh này nên sau đó họ đã thất cử.
Những cuộc biểu tình chống độc diễn hoặc chống sự can thiệp của Mỹ thời gian đó cũng xãy ra nhiều lần ở khu vực Bàn Cờ, từ đó tôi mới biết mùi vị của lựu đạn cay ra sao. Có một lần tôi đi coi biểu tình thì bị giải tán bằng lựu đạn cay ngay trước chùa Kỳ Viên Tự trên đường Phan đình Phùng, phía đối diện là tiệm hớt tóc Văn Minh. Một trái lựu đạn cay rơi ngay trước cữa tiệm, thế là từ thợ tới khách phải ùa chạy ra ngoài. Đó là lần tôi bắt gặp nghệ sĩ Ngọc Đức cũng từ tiệm hớt tóc này phóng ra, vừa chạy vừa lau xà bông cạo râu còn đầy trên cằm. Vừa coi kịch Ngọc Đức đóng vào hôm trước nên tôi nhận ra ngay và la lên ” Ê ! Ngọc Đức kìa tụi bây ! ” thế là thay vì chạy về nhà để đắp khăn ướt cho đỡ cay mắt, lũ chúng tôi lại chạy theo Ngọc Đức để coi thần tượng của mình.
Biến động thời cuộc và căng thẳng của tình hình chiến sự đã lan đến khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài Gòn. Xóm tôi đã tiếp nhận 3 cái đám ma trong mùa hè năm 1972 đó , những người có chồng con đi lính luôn sống trong tâm trạng lo âu hồi hộp không biết khi nào tai họa rơi xuống gia đình mình. Mỗi khi có người mặc quân phục dáo dác tìm nhà trong xóm thì một mặt họ hy vọng đó là bạn bè của chồng con mình về phép ghé thăm cho biết tin tức, mặt khác họ lại sợ đó là người đem đến tin báo tử.
Như những xóm lao động khác, cũng thường xuyên có những cãi vả với nhau giữa các bà trong xóm. Giống cuộc đấu súng của hai chàng cao bồi, hai bà đứng ra giữa xóm , người đầu hẽm, người cuối hẽm chửi bới nhau bằng những từ ngữ mà không có cuốn tự điển nào dám in cã, vừa chửi vừa làm thêm các động tác tượng hình dễ hiểu còn hơn các động tác của diễn viên hát bội. Họ vừa chửi nhau với đối thủ vừa phân bua với những người chứng kiến xung quanh. Nhìn có vẽ trầm trọng ghê lắm, vậy mà chỉ vài hôm sau họ lại nói chuyện với nhau chị chị em em ngọt sớt. Cũng như một vài cặp vợ chồng đánh lộn nhau đến nổi hàng xóm phải nhào vô can, thế mà sáng hôm sau lại thấy họ cùng nhau ra đầu hẻm ăn sáng với vẻ mặt hơi sượng sùng nhưng khoái chí cứ như chiều hôm trước chỉ là đóng kịch cho vui vậy.
Điều này khác xa với những người được xem là có học, đôi khi chỉ vì vài chuyện vụn vặt mà có thể giận hờn không nhìn mặt nhau cã đời.
Và cũng như bao nhiêu xóm lao động nghèo khác. Ở đó tôi đã chứng kiến những cảnh đời lầm than bế tắc, sự nghèo khổ , thất học kể cã tâm lý dể dải trong việc kiếm sống đã dần dần đưa đẩy họ đến những tệ nạn xã hội. Trai lớn lên bắt đầu lao vào chuyện nhậu nhẹt đánh nhau rồi thì xì ke, du đãng và thành kẻ cướp . Gái thì thất học , bắt đầu sớm chưng diện và đi bán bar, vắng mặt một thời gian rồi trỡ về với những đứa con không cha để rồi những đứa trẻ lớn lên lại tiếp bước cha mẹ chúng.
Lạ một điều là như người ta vẫn thường nói ” làm đỉ chín phương cũng còn chừa một phương lấy chồng ” Họ có thể quậy phá, giang hồ du đãng, đâm thuê chém mướn gì ở đâu tôi không thấy nhưng trong xóm họ vẫn hiền lành, gặp người lớn vẫn khoanh tay cúi đầu chào, không ăn cắp trộm đạo trong xóm, nhà nhà vẫn mở rộng cữa mà không hề có một vụ trộm cắp nào, ngay cã việc đánh bài họ cũng chỉ lén lút chứ không bao giờ gầy sòng công khai trước mắt mọi người.
Đặc biệt họ luôn tỏ ra tôn trọng thành phần học thức. Những người lạ đi vào xóm, nếu là học sinh sinh viên thì họ không bao giờ gây sự hay làm khó dễ gì cã. Những người bạn của chị tôi trong phong trào sinh viên học sinh thường đến nhà tôi còn nói rằng ” nghe nói xóm Bàn Cờ dữ dằn lắm mà sao vô đây thấy ai cũng hiền hết vậy? ”
Dường như trong những năm tháng đó họ vẫn còn mang nặng tư tưỡng nghĩa khí giang hồ thưỡ xưa nên không bao giờ động chạm đến những người được xem là trí thức trong xã hội.
Năm 1980, một học trò hỏi tôi rằng ” có phải ngày xưa thầy ở xóm Bàn Cờ không? Biết Chánh cọp là ai không ? ” Sau đó thì em học trò đó đưa cho tôi xem báo Công An trong đó có kể chuyện lùng bắt tướng cướp Ba Bông Mai Vàng Chánh Cọp. Tôi đã sững sốt khi nhận ra đó là người bạn cùng chơi với mình ngày xưa. Anh chàng này lớn hơn tôi 2 tuổi , cách nhà tôi 3 căn nhà, má bán chè , cha và em thì sữa xe đạp ở góc Nguyễn thiện Thuật và Lý thái Tổ. Anh ta người nhỏ con nhưng lì lợm đã từng theo học võ thiếu lâm hệ bắc phái, hằng đêm thường ra đầu hẽm để tỷ võ với những người khác trong xóm. Anh ta đã bị kết án 20 năm tù vì tội cướp có vủ khí, cũng may là không giết người nếu không chắc đã bị xữ bắn rồi.
Năm 2000 tôi trỡ về xóm cũ, chỉ ngồi uống cà phê đầu hẽm để tìm lại chút cãm giác của ngày xưa. Nhà quen đã dọn đi và người mới đến cũng khá nhiều. Tình cờ tôi gặp lại Chánh Cọp, anh ta đang phụ vợ bán cơm tấm và cà phê. Nhìn người đàn ông nhỏ nhắn và điềm đạm đó có ai biết được quá khứ lẩy lừng của anh ta ? Anh ta kể với tôi là ” tui cứ tưỡng là chết trong tù luôn rồi, không ngờ cũng có ngày ra và có vợ con như mọi người. Tui bắt đầu tu khi vô trong tù cho đến bây giờ luôn ”
Sau này tôi nghĩ rằng nếu tôi không sinh ra trong gia đình được cha mẹ quan tâm chuyện học hành, nếu gia đình tôi nghèo hơn nữa và tôi phải bõ học nữa chừng thì với tính cách liều lỉnh và lì lợm của mình rất có thể tôi cũng sẽ trỡ thành một tay trùm nào đó hoặc cũng đã xanh cỏ từ lâu.
Kỳ cuối: Cao Thắng ư ? Ừ thì thi!
* Trang này được xem 4901 lần
Cuộc đời đại ca mình thăng trầm, gian truân và tuổi thơ đại ca thì dữ dội, đi qua khắp các nẻo đường đất nước, có ai vào nhận bà con đồng hương với đại ca nữa khg kêu Thoại Vân, PA và KD ra các nàng này hình như ở cùng nơi với đại ca nhiều lắm. Đại ca nhớ nhiều về quá khứ công nhận memory tốt ghê, khi nào tới tập cuối mà đại ca đuối thì nói cho em tiếp sức nha! Vì tập cuối em có thể tưởng tượng đại ca như thế nào để viết, thầy bói còn nói nhầm mà hỏng có sao đâu! Hehe…đang buồn vào chọt đại ca cho vui…
Anh Trúc kể chuyện cả xóm coi tivi mới nhớ ngày KT về Saigon học CT, ngày đó ở nhà cậu hàng xóm cũng qua coi tivi ké. Mà nhà hàng xóm có tới 18 người con, tới lúc rã tuồng người ta về hết đóng cửa đi ngủ thì nghe tiếng thở đều đặn dưới gầm ghế, mới thấy 2 đứa con hàng xóm ngủ dưới ghế nhà mình. Vậy mà con nít hàng xóm vẫn lớn mạnh cùi cụi, còn bây giờ mình lo cho con quá nên chút gì cũng sợ ốm đau.
Chị XLan ơi đại ca hồi nhỏ bị ăn đòn riết nên dẻo dai lắm rồi, dễ gì ảnh đuối. Mà cũng mong ảnh nhớ nhiều nhiều chuyện để mình đọc dài dài.
Ngồi đọc bài anh Trúc viết trong chỗ làm lâu lâu bật cười thích thú làm người ta tưởng em bị chạm dây.
Thank you anh Trúc dữ dội hén
” Tuổi thơ đi qua” đang đi vào phần cuối rồi , hôm nay mình bắt đầu viết phần cuối cùng đây . Phần vừa rồi thật ra đã viết từ gần 1 tháng trước lận, chỉ mới bổ sung thêm một đoạn ngắn trước khi post lên thôi . Nhờ thời gian post lên cách tuần như vậy nên vừa qua có thời gian đọc truyện quá đã luôn . Hôm nay phải nghiến răng dẹp truyện qua một bên để viết tiếp ….nhưng khi dẹp truyện rồi thì lại mất hứng không viết được, thế là ngủ một giấc đã đời . Vừa ngồi vô bàn để viết thì lại nghe đói bụng, đến khi ăn xong trỡ lại bàn để viết lần nữa thì cái bụng nó lại bị đau, lại phải giải quyết cái vụ đó……khi trong lòng đã nhẹ nhàng bay bổng thì lại nghe thèm thuốc lá, mà rờ đến gói thuốc thì không còn điếu nào cã, thế là lại mất hứng ….ai cha cha sự nghiệp văn học cứ bị những chuyện thiếu tính văn học xen vô hoài, cứ như vậy hoài không biết đến cuối tuần này có kịp trình làng phần cuối không ?
Mình đang chờ Thoại Vân viết về xóm Bàn Cờ của Thoại Vân đây, mà sao chờ hơi bị lâu đó nhe . Còn anh chị em bà con nào có những kỷ niệm thời thơ ấu của mình hãy viết ra cho bà con đọc cho vui đi !
Hay là Xuân Lan và Lan A kể về thời thơ ấu khi còn ở dưới quê chắc là hấp dẫn lắm, đó mới là người thật việc thật chứ còn mình thì chỉ là nữa mùa thôi chứ không hiểu biết rành rọt về nông thôn đâu .
Sau loạt bài này mình đề nghị mỡ mục ” VÀI PHÚT TẢN MẠN ” mục này ai cũng có thể viết được . Có lẽ đầu tuần tới mình sẽ mỡ đầu cho mục ” Vài Phút Tản Mạn” và đánh số vào đó, sau đó anh em bà con ai có hứng thú thì viết vào rồi đánh số thứ tự tiếp theo, như vậy nó không cần tính liên tục tiếp nối của viết truyện tiếp sức và ai cũng có thể tham gia tuỳ thích . Mình sẽ nói rỏ hơn về mục này vào đầu tuần sau .
Híhí thiệt ra cũng có một giai đoạn KĐ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật Bàn Cờ, nhưng mà nghe anh Trúc tả xóm đó dữ dằn lắm nên KĐ nín luôn hông dám khai, sợ mình người …hiền mang tiếng dữ. Cái mục “VÀI PHÚT TẢN MẠN” nghe khá hấp dẫn đó anh Trúc. Mấy anh chị nhà dzăn sỉ, dzăn lẻ gì chuẩn bị giấy bút từ bây giờ là vừa rồi đó. May quá cũng vừa vặn lúc KĐ sắp đi bụi đời nữa rồi nên sẽ góp mắt …..đọc và cổ động các anh chị:-)
Xóm Bàn Cờ có “đại Ca”….nên dậy sóng…Lan A tâm đắc nhất câu cuối của”đại ca về chiều” lúc này “tĩnh tâm”lại nên mới nghiệm ra…hehe…
Hồi xưa Lan A cũng đi coi TV cọp với mấy anh mình… thích lắm ,cứ nhớ đứng vịn cửa sổ ngưới ta mà coi phim rồi nhớ câu hát rặc tiếng Việt của đám con trai:
“batman không bằng combat…víc mo ro….vic don sơn”.
Anh Trúc làm Lan A nhớ lại …vui ghê.
Hi … Lan A nè … cái câu hát rặc tiếng Việt của đám con trai này của nhỏ nhắc làm mình cũng nhớ nữa bọn con trai ở xóm mình cũng có hát câu này nữa nha …
Ngồi nhớ lại tự cưởi tủm tỉm nè … he … he … Cám ơn các bạn đã nhắc lại tuổi thơ nha …
Hình như ti vi nhà người ta coi hay hơn ti vi nhà mình thì phải . Hồi đó không biết sao mà mình cũng khoái đi coi ti vi nhà hàng xóm, nhất là chương trình đố vui để học . chẳng qua là mình luôn thuộc làu môn sữ, cho nên chờ câu hỏi của giám khảo rồi mình đứng ngoài cửa chõ mỏ vô trã lời trước các thí sinh dự thi trong ti vi để giựt le với chủ nhà vậy thôi . Chủ nhà thường ngạc nhiên về điều đó vì họ thấy mình cởi trần mặc tà lỏn mà chẳng hề mang dép họ tưỡng mình là trẻ bụi đời không biết chữ he he he ….
Cái câu hát mà Lan A và Kim Hoa nhắc, sao mình không biết vậy ta ? Chắc là mỗi xóm có các câu hát khác nhau .
Chung cư Nguyễn thiện Thuật mình rất rành, đó là chung cư đầu tiên được xây dựng tại Sài Gòn, nó được khánh thành năm 1968, nhà bác Sáu của mình cũng ở đó . Năm 1968 khu cư xá hoả xa bị cháy nên bị giải toả luôn và được rút thăm một căn chung cư Nguyễn thiện Thuật .
Với đôi chân trần mình đã đi qua tất cã ngỏ ngách của khu Bàn Cờ . Đặc biệt từ khu cư xá đô thành có một ngỏ thông ra đường Cao Thắng gần chùa Tam Tông Miếu, có lẽ đó là hẽm nhỏ nhất Sài Gòn vì hẽm này chỉ hai người đi bộ ngược chiều nhau mới đi qua được, còn nếu có thêm chiếc xe đạp thì người đi bộ phải nép sát vào tường chờ xe đạp qua . Nếu hai đầu hẽm có xe thì một xe phải thụt lùi nhường xe kia qua . Không biết nhà Thoại Vân gần đó có biết hẽm này không ?
Có hai con hẻm thông ra đường Cao Thắng. Một con hẻm gần về phía rạp Đại Đồng lớn hơn, mấy chị em đi coi hát ở rạp Đại Đồng thường đi đường này. Còn con hẻm đại ca nói đi tắt từ chùa Phật Bửu Tự để ra đưởng Cao Thắng, có một đoạn ngắn nhỏ và tối qua khỏi đoạn này nó lớn hơn cho tới ngoài đường, nhà cô giáo lớp tư 1 của em ở gần đó.
Chời ạ ! Câu hát này em cũng biết và vẫn hát ngêu ngao với mấy đứa bạn trong xóm, vậy mà đại ca hổng biết là sao?
Em là chúa đi coi ké tivi, coi trong xóm không đã mò qua xóm bên coi ở nhà ông bác họ. Em gọi ông này là bác Tám Truyền, tiếng là cháu nhưng em luôn đứng bên ngoài khi nào ổng nhìn thấy thì ngoắc cho vào nhà ngồi ghế coi đàng hoàng khỏi phải đu cửa sổ như khỉ.
Kế trường tiểu học Bàn Cờ là bót cảnh sát quận 3. Không biết có phải vì ở gần bót nên xóm em hưởng ké lựu đạn cay vài lần. Khoảng thời gian đó tối đến trong xóm nhà nào ở yên nhà đó, không ai dám ra đường hình như là giới nghiêm sớm. Lâu lâu có người chạy về báo có biểu tình chổ này chổ nọ. Má em giăng mùng bắt bốn chị em chun vào, mở quạt máy và mở cửa sổ cho thoáng, còn cửa cái thì khóa chặt. Năm đó xảy ra vụ Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, thằng em thứ sáu chưa sanh vậy là năm 1963.
Vừa mở mắt dậy bật phone lên hết hồn, thấy Thoại Vân viết dài quá tưởng đại ca cho nàng viết tiếp sức tập cuối “tuổi thơ đi qua” hết hồn…hỏng phải mừng quá hỏng thôi em bị bịnh ghen tị…Cái xóm Bàn cờ vậy mà anh em mình quay quần và có nhiều kỷ niệm ở đó nên biết nhiều quá. Hồi đó khi học Cao Thắng em có lại nhà anh Quang Hùng ở Bàn Cờ theo các bạn tập văn nghệ anh Hùng có cho em múa thử bài nhạc gì quên rồi, ổng nhìn em múa xong bảo “không được Xlan múa cứng quá!” Bởi vậy sau này em chọn nghiệp võ, nếu mà em biết được đại ca ở Bàn Cờ thì em em đã theo xin anh làm đệ tử từ năm lớp 10 chứ đâu có đến bây giờ mỗi lần giận lên muốn đánh ai là té ho má ơi!
Em cũng vào tham gia gọi là có bàn và có cờ cho vui hén! Hỏng thôi đại ca lại đưa Lan A và Thoại Vân lên làm nữ tướng đi bên cạnh anh thì nguy vì hai nàng này cùng Size S đều hơn hehe…
Không phải chỉ mình Xuân Lan đâu, theo mình nhớ là nàng Bích Ngọc của lớp CT5 cũng giống như Xuân Lan vậy . Mà ông Lê quang Hùng này cũng dỡ, không rành về múa may gì cã, người ta chỉ cần dẻo khi múa lụa thôi, còn Xuân Lan và Bích Ngọc có thể chuyễn qua múa kiếm hoặc múa dao búa cũng được chứ có sao đâu . Người đạo diễn tài ba lổi lạc là phải biết phân vai hợp lý cho từng diễn viên, giống như bà Phùng Há nhập vai Lữ Bố nhìn cũng OK lắm .
Ba cái vụ đi coi ti vi nhà hàng xóm mình nhớ lại hồi xưa còn nhỏ lần đầu tiên nhà dì út mình có ti vi thế là mẹ con kéo nhau xuống hết cả nhà dì để coi cải lương, tới chừng ba đi làm về khg thấy mọi người đâu! đi tìm về mấy hôm sau ông già thương tình mua về cho cái ti vi từ đó gia đình có thêm xung đột, cứ ba muốn coi hát chèo, mẹ thích coi cải lương vậy là nhà có thêm ồn ào, đi coi tivi cọp vậy mà vui, được chọn cái gì thích mới coi, còn coi ở nhà hai ba mẹ cứ đổi kênh liên tục kèm với sự đay nghiến nhau…cái này khg thể gọi hai ông bà là khác biệt văn hóa được, mà là khác biệt quê quán hihi…kẻ nam người bắc khó sống thiệt má ơi…
TVân, VTrúc nầy.
Tớ thì chưa bao giờ đi vào hẻm của khu Bàn Cờ, nhưng tớ được biết như sau:
Nếu bạn đi vào hẻm Bàn Cờ, không có người chỉ dẩn thì bạn sẽ không bao giờ ra đến đường chánh. Vì các hẻm ở Bàn Cờ rất là chằn chịt như một bàn cờ tướng.
Đúng không vậy hai bạn?
Một ngày vui vẻ.
Địa danh Bàn Cờ đã có từ rất lâu, có lẽ đó là một trong những khu dân cư đầu tiên của Sài Gòn xưa, và vì nó rất rộng cho nên đối với người dân từ vùng nông thôn trôi dạt đến Sài Gòn ngày đó thì rối rắm là phải rồi . Vì họ quen nhận biết đường sá bằng gốc cây, mảnh ruộng, ao vườn giờ đây gặp những khu xóm nhà cửa san sát giống nhau nên không quen thôi .
Thật ra những khu xóm ở Bàn Cờ thì khang trang hơn một vài khu ở Tôn Đản, Xóm Chiếu quận 4 hoặc khu nhà sàn trên sông rạchTrương minh Giản vì ít ra nó cũng được quy hoạch dù là sơ sài ( mỗi cụm khu dân cư đều có nhà vệ sinh công cộng và phông tên nước ).
Chắc rằng bạn đã từng đặt bước đến Bàn Cờ nhưng vì nó khác với những gì bạn hình dung nên bạn không nhận ra thôi. Thật ra nên gọi là khu Bàn Cờ thì chính xác hơn vì nó rất rộng bao gồm nhiều con đường, có lẽ nó chiếm đến 3/4 diện tích của quận 3 lận .
Bạn Việt Trúc ơi ! mình có đề nghị để XLan múa lửa là tuyệt vời …
Mình thấy XL “múa bụng” (belly dance) là hay nhất
Đề nghị các bạn khi viết tên Xuân Lan thì viết đầy đủ mẩu tự chứ không nên viết tắt . Các bạn viết tắt là XL tôi rất tức giận vì tôi nghĩ rằng các bạn cố tình súc xiểm cô bạn Xuân Lan của tôi . XL có nghĩa là extra large là size bự tổ chảng mà cô bạn của tôi cũng suýt mi nhon chứ đâu có như vậy . Tôi cực lực phãn đối sự cố tình súc xiểm đó he.he.he…..
Tương tự như vậy khi viết tên Thoại Vân thì cũng phải viết đầy đủ chứ không viết tắt là TV, viết như vậy là cố tình súc xiểm cô bạn của tôi nhiều chuyện, cứ nói tối ngày như ti vi hay sao . Tôi cũng cực lực phãn đối sự cố tình súc xiểm đó he.he.he….
Cám ơn đại ca đã lên tiếng bảo vệ cho em với Thoại vân, nhưng mà sao đại ca thì nói em múa kiếm với múa dao búa còn anh Duy với anh Xân nói em múa bụng với mua lửa vậy? kiểu này chắc muốn em bị cháy trụi lủi sao trời! Hehe… Hồi xưa mà các anh nhận ra tài năng tiềm ẩn này của em mà báo trước thì có lẻ bây giờ em đang ở trong đội mãi võ sơn đông bán thuốc dạo rồi chứ đâu phải ở trên này mà chọt….
Mi nhon mà đại ca nói em suýt là sao ta! cái này thì gần như là muốn xuống mà xuống hoài khg được nên vẫn cứ size XL hả haha….đừng có lo hồi nào tới giờ em chỉ ốm đi có một tẹo rồi lên lại liền hỏng ấy các anh viết tắt tên em cứ đề là Lan S đi, để khỏi nhầm với Lan A hay Lan B vậy coi như em Lan small rồi hả? Mà hỏng được còn Ngọc Lan rồi Ly Lan nữa, lớp sao mà lắm Lan, hèn chi anh Điệp kéo chuông nhầm chùa nên bị cắt liên tục cuối cùng thì ảnh chọn nhà thờ định ở ẩn rồi cũng mất trắng, chắc cùng một tản mạn với anh Xân, chọt em em chọt lại đừng có ấm ức nha!…