Bà mẹ mệt mỏi lấy điện thoại ra gọi đứa con trai:
– Con chuẩn bị về chưa?
– Chưa! Mẹ đi lòng vòng xem hàng nữa đi! Đứa con đáp lại mẹ với giọng hơi cáu gắt!
Bà mẹ thất vọng trong sự chán chường, xem cái gì nữa bây giờ, chân tay rã rời, đầu óc choáng váng cộng với lưng và hai bắp chân đau cứng, bà lủi thủi đi thằng về phía trước một cách uể oải, buồn bã. Trong cái shopping center này rộng lớn và đông đúc quá, hàng hóa treo bày đẹp mắc và sale off đầy dẫy, nhưng đối với bà bây giờ không còn quyến rũ và hấp dẫn nữa…Ngày xưa khi mà gia đình con trai còn ở VN bà còn nhớ là gần như vài ngày bà đi shop một lần, mua cho con từ cái quần lót cho đến đôi vớ, cái gì cũng mua, tình thương của người mẹ mà, bao la như trời biển mẹ cứ muốn cho con hết cả cuộc đời mặc dầu với bà nhìn kỹ lại cũng chẳng có gì đáng giá để cho … Có bao nhiều tài sản bà dồn hết cho nó rồi, nó làm ăn thất bại một thân bà lăn lóc bên xứ lạ quê người cực khổ kiếm tiền về cho nó trả nợ để lấy lại căn nhà cầm cố trong ngân hàng, cái tài sản duy nhất mà lúc đó mẹ con bà còn được!
Khổ thân thằng con trai cái gì mẹ gởi về nó cũng nói thích, làm bà mẹ hễ có chút thời gian rãnh mặc dù rất mệt mỏi hay cuối tuần lẻ ra để nghỉ ngơi nhưng bà lại tất bật đón xe đi shop để mua gởi về cho nó, bất cứ cái gì của bà gởi, gần như gói gọn cả tình thương của bà rất nhiều trong đó, đơn giản bà nghĩ con bà thích, khen đẹp là được rồi! bà hạnh phúc mĩm cười sung sướng.
Sau này khi có dịp về Vn đến nơi ở của nó bà mới phát hiện những món đồ bà gởi đa số là còn nguyên nhãn mác vì nó chưa hề đụng tới. Lòng bà nhói đau, tim bà như có ai đang bóp nát nước mắt bà không trào ra được, buồn lắm! Giá mà nó chỉ cần nói “con không thích” cho bà đừng mua để thời gian đó bà nghỉ ngơi, rồi bà cảm thấy thương và tội nghiệp cho cái thân già của mình quá!
Con người nghĩ ngộ thật, cái gì thích thì nói thích, không thì nói không, cứ giữ sự lịch sự vì sợ làm đau lòng người khác làm gì, để bây giờ bà phát hiện ra có khi nỗi đau còn dâng đầy hơn nữa!
Bà đi mãi không chủ tâm hay ngó đến bất cứ nơi nào trong shopping center thì phát hiện qua cái ghế massage bà ngồi xuống sờ mó từng cái nút và phát hiện ra cái khe bỏ tiền $4 cho 10 phút, suy nghĩ một hồi lâu bà nói một mình: “Cả đời khổ cực sao lại không dám bỏ tiền enjoy cho chính mình?” Thế là bà xem xét cái ghế một hồi, lẳng lặng lấy 4 cái đồng tiền một đồng ra nhét vào nhưng nó lại không lọt vào được! Lẽ nào nó ghi là $4 đồng mà sao kỳ vậy? Bà lúng túng một hồi mới phát hiện nó ghi cho đồng xu 2 dollar, bà không dám rời xa cái ghế vì sợ mất chỗ, đôi chân bà rã rời lắm rồi.Giữa cái shopping này mà có cái ghế ngồi tựa lưng nghỉ chân là một điều hết sức sung sướng, người khác cũng sẵn sàng đặt lưng xuống ngay! Bà đứng lên tìm một người phụ nữ với nét mặt mặt thân thiện đi tới; bà vừa chào hỏi người đàn bà vừa liếc lại cái ghế, bà phân trần bằng một giọng tiếng Anh, nhưng chắc bất ngờ người phụ nữ đó dè dặt tránh sang một bên (chắc họ nghĩ bà xin tiền) sau đó bà ta mới lục trong cái ví bạc cắc của bà ra và đổi dùm bà 4 đồng xu mỗi cái giá trị $2. Thế là bà hí hửng ngồi vào ghế, nhét hai đồng xu vào khe và cái ghế từ từ ngả ra, nó bắt đầu vận hành nhẹ nhàng êm ái.
Sự tận hưởng một sự massage mà bà chưa từng có được, nhất là trong lúc đang đau đớn và rã rời này làm bà cảm thấy phấn chấn hơn. Rồi chu kỳ bắt đầu mạnh mẽ và nhanh nhẹn hơn nó cuộn lên cuộn xuống và đập mạnh vào các bắp thịt của bà bà cảm thấy rất buồn cười vì vừa nhột lại vừa sướng… Rồi 10’ trôi qua nhanh quá! khi cái ghế bắt đầu quay về vị trí cũ và tắt dần bà đứng lên đi qua đi lại để tự mình cảm nhận xem cái ghế có làm cơ thế bà tốt hơn không? Và thật kỳ diệu, lưng và chân bà giảm hẳn cơn đau. Bà vui mừng rồi mỉm cười với chính mình “hay quá ít ra nó cũng đáng giá đó chứ!” Bà dùng chữ đáng giá ở đây bởi vì bà là người rất cần kiệm cho bản thân, ít khi bà xài tiền cho những cái xa xỉ đó!
Cũng không phải bà là người không tiêu xài cho mình, nhưng những lần bà xài thường là tiêu trong tâm trạng bà không vui và sau đó thường buồn rồi hối hận vì đã xài bậy…còn lần này mặc dù chi là $4 thôi và lần đầu bà cảm thấy giá trị lắm!
Bà yên tâm cảm thấy khỏe khoắn hơn dạo quanh các shop xem hàng và tự nói với mình nhất định không mua quần áo cho ai, có thằng con trai bà thích mua cho nó lắm thì nó đã dặn trước: “mẹ không được mua đồ cho con, mẹ cứ ham sale rẻ mua toàn cái con không ưng ý!” Nó nói thì đúng nhưng mà không nghĩ trong lòng bà nhói đau, không mua cho tụi nó thì mua cho ai?! Cháu nội thì đã mua nhiều rồi! Còn nó thì ít quần áo lắm, với lại đâu phải ai cũng mặc đồ hiệu là đẹp đâu! Thôi thì chẳng bao giờ thèm mua nữa,vậy bà đi shopping làm gì mệt quá!
Bà nhớ hồi con dâu chưa qua mỗi lần rủ được thằng con trai đi shopping bà mừng lắm vì lủi thủi đi một mình hoài cũng chán. Bà thì sống và lo cho người khác hơn cả bản thân mình, lúc đó bà nhớ mua từng cái quần short áo thun gởi về cho ông sui gái, từng cái áo đầm gởi về cho bà sui gái, gu thẩm mỹ của bà cũng không tồi. Hai người bận lên đẹp lắm kìa, còn cám ơn rối rít, nhưng lần rồi về Vn nghe bà sui gái nói:
– Em gái tui bên Mỹ nó nói bả kẹo không dám mua đồ hiệu cho chị!
Rồi bả nhận quà một cách hời hợt đáp:
– Thôi chị giữ lại bận hay cho ai đi, mình nhiều áo quần lắm rồi, hôm con em ở Mỹ mang về cho nhiều lắm!
Vậy đó làm bà buồn, buồn ghê gớm. Người ta nói thật mình cũng buồn, đúng là trong mỗi trái tim con người nhận lấy những xúc cảm khác nhau nhiều quá, chi vậy rồi khổ tâm…
Nhưng cũng may, may lắm dạo này sức khỏe bà yếu lắm, không còn sức đi mà rảo bước tìm hàng sale để mua cho người khác nữa. Rõ ràng hàng hóa bên Úc này làm sao rẻ đẹp và đầy hàng hiệu như bên Mỹ, nhưng bà nghĩ lại chắc Trời Phật cũng thương bà, cho bà xui bả nói thiệt nếu không bây giờ chắc bà cũng lặn lội tìm kiếm mua về cho người ta, vì bà sống vì người khác mà! Bà đi một hồi bắt đầu thấy thấm mệt bà cầm điện thoại gọi lại cho thằng con. Shopping này cao lớn quá cũng không biết bây giờ vợ chồng con cái nó đang ngụp lặn ở tầng nào? Bà nghe giọng nó xen lẫn tiếng trẻ con ồn ào trong điện thoại:
– Tụi con chưa về đâu! Con đang trong khu trẻ con chơi. Mẹ tìm quán cà phê nào đó ngồi uống nghỉ ngơi enjoy cho mình đi khi nào xong con gọi!
Vậy đó, tìm quán cà phê ngồi uống một mình cái này chẳng bao giờ xảy ra trong cuộc đời bà, ngay cả khi đói bụng lắm bà cũng chỉ mua một ổ bánh mỳ hay vài cái bánh ngọt vừa đi vừa ngoàm ngoàm ăn, bà chẳng có thói quen ngồi quán một mình, rồi bà buồn bã lủi thủi quay trở lại tìm cái ghế massage, giờ này nó là vật hữu ích giúp bà tiêu tiền cho riêng mình có giá trị nhất, bà thận trọng chui vào một tiệm tạp hóa tìm mua một món đồ nho nhỏ mà cần thiết trong nhà, chủ yếu bà cần tiền thối bằng cái xu 2 đồng, có được 4 cái $8 mừng quá bà hí hững đi nhanh chân hơn vì sợ có người dành mất… May quá nó cái vẫn chưa có ai ngồi!
Bà chễm chệ ngồi xuống nhét vào đó $4 đồng đánh xong một chu kỳ vẫn chưa thấy thằng con gọi, chán hết cả mình bà nhét thêm $4 đồng nữa ngẫm nghĩ “thôi kệ! cho nó sướng bản thân!” Nhưng lần này nó làm bà đau quá, thân thế bà như vừa mới bị ai cầm cây đập vào lưng vào vai, cổ và chân, cái cảm giác thoải mái ngay từ ban đầu không còn nữa chỉ còn lại cơn đau gần như không chịu nỗi. Cái này bà nhận ra nhưng bà không muốn rời nó vì tiếc tiền…
Sau khi cái ghế dừng lại, toàn thân bà ê ẩm bà bước đi mà hay chân bà như ai vừa mới căng cơ bắp ra, đau cứng… Rồi bà chợt nghĩ “thấy chưa đồng tiền bỏ ra xài, chưa chắc lúc nào cũng đúng!” Bà khệnh khạng bước đi. Tiếng chuông điện thoại reo vang làm bà giật mình thằng con gọi:
-Mẹ lên sân thượng về nhanh lên sắp hết giờ gơi xe!
Bà chắc lưởi nhanh sao nồi đang đau quá, chắc nó mới mang xe chạy lên đó vì nãy giờ đi lâu quá hơn 3 tiếng là phải đổi chỗ để không bị trả tiền xe, tội nghiệp thằng nhỏ cũng tiết kiệm! Vậy là tụi nó đã đi gần 6 tiếng rồi, nhớ hồi nó qua Úc trước, mỗi lần đi shopping với bà đi khoảng hơn 2 tiếng là nó kêu lâu hay cằn nhằn:
– Mẹ đi lẹ lên còn về con còn bao nhiêu việc phải làm!
Bây giờ có vợ con nó qua, đi lâu cỡ nào nó cũng chẳng thấy mệt! Đúng là có động lực! Tự bao giờ bà trở thành cái bóng của nó, thậm chí có khi còn là sự bực mình mỗi khi bà hỏi đến công việc của nó, nó hay gắt gỏng:
– Mọi chuyện bình thường chuyện của con mẹ đừng quan tâm, để tự con tính!
May là bây giờ bà còn có ích cho nó, nếu sau này mà có bệnh nằm một chỗ thì cô đơn và bạn bè là những người đồng tâm trạng sẽ cùng hoàn cảnh trong viện dưỡng lão với bà, đương nhiên rồi! bà chắc lưỡi, chấp nhận trong sự đợi chờ và ước gì nó chẳng bao giờ đến! Và thầm cám ơn nước Úc này đã cưu mang bà.
Bà tìm được cầu thang lên được tầng thượng cũng mất một thời gian, bây giờ mới thấy tiêu pha một ngày hoang phí, không ý nghĩa, mệt mỏi uổng quá! Bà ngồi vào xe chẳng nói một lời vì buồn chán con dâu hỏi:
– Mẹ mua được gì không mẹ?
– Không! Có gì mà mua! Rồi bà ngả lưng vào ghế nhắm mắt giả vờ ngủ, không muốn nói gì thêm nữa!
Về đến nhà tụi nó lôi quần áo ra thử bà kể tụi nó nghe lần đầu ngồi ghế massage sướng lắm!
Thằng con bảo:
– Vậy là tốt rồi, miễn mẹ bớt đau và enjoy.
Rồi bà định kể thêm về hai lần sau làm bà đau như thế nào! Nhưng vợ nó gọi vào trong phòng xem cái áo vợ nó mới mua làm bà cụt hứng, không nói nữa… Bà lủi thủi ra bếp chuẩn bị cơm tối.
Tuần sau con trai hỏi bà:
– Mẹ đi shopping không?
Bà nói:
– Không!
– Sao vậy đi massage chơi!
– Thôi tụi bây đi cả ngày tao đau lắm chịu không nổi!
Giọng bà đáp lại buồn phiền… thằng con không hề hiểu được nỗi buồn âm ỉ trong lòng và sự đau đớn đè nặng xác thân của mẹ nó…
Nó đáp:
– Đau gì? Sướng mà! Rồi nhoẽn miệng cười nhìn mẹ!….
* Trang này được xem 2578 lần
Hoàn cảnh của bà mẹ trong bài viết này thực ra là hoàn cảnh chung của mọi gia đình, tuy mức độ có nặng nhẹ khác nhau nhưng chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều đã và đang trãi qua.
Ngày xưa thường thì cha mẹ lo và chăm sóc cho con đến tận sức lực và đồng tiền cuối cùng của mình, sau đó thì con cái lớn lên có bổn phận phải báo hiếu và chăm sóc cho cha mẹ. Xung quanh mọi gia đình khác trong xã hội đều có ứng xử tương tự cho nên những ai không làm như vậy sẽ bị người đời biêu riếu.
Quan điểm và quan niệm chung đó phần nào đã gắn kết riềng mối gia đình VN qua bao nhiêu thế hệ…….nhưng thời thế đã dần thay đổi, cung cách sống cũng thay đổi.
Bên cạnh quan điểm sống vì mọi người luôn được ca ngợi và tôn trọng hết mực trước đây đã có thêm quan điểm là phải biết sống vì mình, người ta ngày càng xem trọng tự do cá nhân và sự riêng tư của mình hơn trước. Điều đó không hề đáng trách, đó cũng không phải là sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà có thể nói rằng điều đó càng hợp với lẻ tự nhiên của con người là ai ai cũng mong muốn và có nhu cầu được hưỡng thụ.
Như vậy cách xữ sự đối với mối quan hệ tương quan cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Đã có nhiều bậc cha mẹ đến cuối đời phải sống trong sự khổ sở đến nổi buồn phiền mà tự tữ là vì đã không kịp thay đổi suy nghĩ đó.
Cha mẹ có trách nhiệm với con cái đến khi trưỡng thành song song đó cũng phải biết chăm sóc sức khoẻ cho bãn thân mình, phải biết dành dụm tiền bạc cho tuổi già. Ta không thể sống dựa vào niềm hy vọng về sự đáp đền dù đó là từ con của mình.
Con cái có cuộc sống riêng của nó và mình có cuộc sống riêng của mình. Bất cứ mối quan hệ phụ thuộc nào từ con cái hoặc từ cha mẹ cũng sẽ dẫn đến sự mất dần tình cãm giữa đôi bên. Khi mà cã hai bên đều không hề bị lệ thuộc nhau thì khi đó mọi người đến với nhau sẽ chỉ là tình cãm.
Nếu chúng ta suy nghĩ được như vậy thì sẽ đở phiền muộn như bà mẹ trong câu chuyện trên.
” tao đã lo cho mày cã đời rồi, bây giờ….. ” hoặc ” ai nuôi mầy lớn lên ….. ” hoặc ” cuộc đời của ba mẹ là chỉ sống vì con …” Những câu nói trên có lẽ sẽ dần dần mất đi vì chăm sóc cho con cái là trách nhiệm của cha mẹ được luật pháp quy định, ngoài ra thì cuộc đời ta là của chính ta, ta cũng phải có bổn phận chăm sóc cho chính mình đừng hy vọng hoặc dựa vào sự thương cãm của kẻ khác dù đó là ai đi nữa.
Ở đời hiếm có thấy khi cho đi mà không cần nhận laị. Ngay cả tình cãm cũng vậy!
Người Tây Phương quan niệm tương đối thực tiễn nhẹ nhàng hơn người Đông Phương mình. Đối với họ khi giúp được thì làm và khi lo được thì tốt không ráng nên kết quả mang đến thế naò đi nữa thì họ cũng không buồn phiền.
Theo tôi thì người mẹ trong câu chuyện không nên buồn nữa mà haỹ nghĩ đến bản thân mình nhiều hơn. Bây giờ việc trước mắt bà mẹ nên ra shop mua ngay một caí ghế massage thật tốt đem về nhà hưởng thụ cho sướng caí thân, như bà từng noí (nó làm bà buồn cười vì vừa nhột laị vừa sướng….) laị không phaỉ mắc công đi đổi tiền bỏ vaò. He.. he.. he…
Chỉ sợ máy massage mắc quá không có tiền mua anh Phước ơi. he. he…
Thôi đành phải vô shopping bỏ tiền lẻ mà ngồi nhìn cho nó sang nha….
*
Như vậy là anh Trúc thì khuyên bà mẹ này nên giứ sức khỏe cho tuổi già dành dụm tiền bạc cho riêng mình, anh Phước thì khuyên bả nên mua cái ghế massage cho nó sướng và nhột cái thân. Hòa thì khuyên nên ra shopping bỏ tiền vô ngồi cho nó sang! Còn Kim và anh Kiệt khuyên bả nên làm sao 2 người ơi! Thôi ai chứ anh Kiệt dám khuyên bả nên để dành tiền nhưng mà kiếm cái heater 37 độ vừa được sướng vừa được nhột mà khg tốn tiền phải khg anh Kiệt hehe…. Cái này là em tập viết xì to ri không ai tiếp sức, thế này thì chắc em phải viết thêm nhiều tập nữa để coi mọi người hướng cái kết nó đi tới đâu hihi…
XL nói đúng quá luôn !
Vấn đề mình nói thuộc về nguyên tắc đó XL ơi ! Chỉ có quan hệ bình đẳng mới giữ được tình cãm lâu bền. Bất kỳ bên nào bị phụ thuộc sẽ dẫn đến mọi quyền quyết định là từ bên mạnh hơn, khi đó tình cãm mẹ con sẽ dần biến mất và sự tôn trọng lẫn nhau cũng biến mất mà thay bằng sự sợ hải.
Mình chứng kiến chuyện này nhiều lắm rồi. Nếu XL sống phụ thuộc con cái thì muốn đi đâu, muốn làm gì cũng phải được nó cho phép, dần dà sự tôn trọng con cái ban đầu sẽ biến thành sự quy phục và cuối cùng thì cuộc đời mình được quyết định bỡi kẻ khác, khi đó sẽ sợ luôn cã dâu hoặc rễ vì đó là những người quyết định cuộc đời của mình kia mà ! tình cãm dần biến mất là như vậy đó.
Nếu XL đã có ý định sẽ sống nhờ con cái sau này thì hãy nhanh chóng thủ tiêu ý định đó đi, nếu không thì cái chờ đợi phía trước sẽ chỉ là buồn phiền và cô độc ngày càng tăng lên mà thôi.
Pháp luật quy định cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái nhưng không hề quy định con cái có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, đó chỉ là bổn phận làm con mà thôi, mà đã là bổn phận thì được chăng hay chớ, hoàn toàn phụ thuộc vào tình cãm của nó và quan niệm sống đương thời .
Quan niệm đương thời là mổi người phải biết tự lo lấy thân, còn tình cãm là thứ rất dễ thay đổi, nhất là khi mình càng ngày càng trỡ thành gánh nặng của ai đó thì chắc chắn tình cãm của họ với mình sẽ mất dần.
Cha mẹ đau yếu bệnh hoạn thì ban đầu con cái tới lui thường xuyên và hết mực lo lắng nhưng càng kéo dài thì sẽ lơi dần và đến lúc nào đó thì tuy không nói ra nhưng mọi người đều mong cha mẹ sớm ra đi cho ” nhẹ thân ” chữ nhẹ thân mình đễ trong ngoặc kép là vì nó được dành cho người bệnh lẫn người chăm sóc. Tuy rằng mình nói điều này có hơi phũ phàng nhưng đó là thực tế cuộc sống, đừng níu kéo những hy vọng mơ màng đễ rồi hoàn toàn thất vọng sau này.
Có thễ lứa tuổi chúng ta đang ở buổi giao thời giữa nếp sống cũ và mới nên ít nhiều sẽ cãm thấy mất mát vì những thực tế này nhưng đến đời con cháu chúng ta thì sẽ đón nhận nó rất bình thản vì xung quanh ai cũng vậy và chính tụi nó cũng đã từng sống theo quan niệm như vậy.
Hehehe em thì hỏng dám khuyên gì hết chị ơi, nhưng đúng như anh Trúc nói mình phải tự mình lo thân thôi. Đôi khi trong vài trường hợp mình trân trọng tình cảm quá nên dễ bị người khác làm mình đau buồn nữa, chớ như mình không sống luỵ vào tình cảm quá chắc tự mình không để mình rơi vào tình trạng quá đau buồn như vậy đâu. Sợi dây tình cảm thấy vậy chớ nó mong manh lắm, bởi vậy mới có câu ‘ tu là cõi phúc tình là dây oan ‘ ăn thua mình biết cởi bỏ được cọng dây oan đó thôi à.
Cách đây mấy chục năm lúc đó Mẹ em mới 50 tuổi , bà bắt đầu ăn chay trường và tu hành . Em thắc mắc sao Mẹ mình làm như vậy có đúng không ? Bây giờ tới tuổi này mới chợt hiểu cuộc sống có quá nhiêù điều trăn trở nếu ai có được niềm tin tôn giáo mạnh mẽ , nó sẽ giúp mình vượt qua dễ dàng hơn . Nói vậy chớ cái bước đến chuyện tâm linh cũng khó khăn lắm chớ đâu dễ . Em cũng muốn lắm mà ai …quậy cho em chớ.