(Kim Đinh) Hổm rày chắc mấy món xôi cũng ngán quá cỡ rồi hén, hôm nay cô nương mời mấy anh chị ăn mấy món khác đổi món. Nếu hông vừa miệng thì ráng đợi cô nương sưu tầm thêm rồi mới đổi.
Hôm nay đổi món nhen mấy anh chị. Cô nương mới đi ngang qua hàng bánh cuốn ngon ơi là ngon mời mấy anh chị ăn hén.
Từ Bánh cuốn đến Bánh mướt và đến Bánh ướt
Món bánh cuốn có từ khi nào, xuất xứ ở đâu, thật chưa thể giải nghĩa được. Ở Hà Nội, đây thực sự là bánh cuốn vì được cuộn thêm một lớp thịt bằm mộc nhĩ, nêm thêm chút hành củ và nước mắm ngon ăn kèm giò chả. Ra Huế, bánh cuốn là những cuốn thịt nướng vàng thơm chấm ngập trong thứ nước lèo (tương) béo thơm sóng sánh, món này được gọi là bánh ướt thịt nướng. Rồi còn bánh ướt tôm chấy, bánh tráng mỏng dính, rắc bột tôm, cuốn lại. Tôi còn thấy những người phụ nữ miền Trung ăn bánh không, chấm mắm nêm hay xì dầu dằm ớt vào những bữa lỡ mà tấm tắc khen ngon.
Ở xứ Nghệ, nhắc tới bánh mướt không ai là không biết. Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt.
Vào đến trong Nam, bánh được phân biệt rất rõ: bánh nhân thịt, mộc nhĩ hành củ được gọi là bánh cuốn và bắt buộc phải ăn nóng mới ngon, còn bánh không nhân được gọi là bánh ướt. Thứ bánh này được bán kèm một hũ hành tím phi vàng, bóc hết lớp bánh bên trên, cô bán hàng lại thoa thêm một muỗng hành thơm phức lên một lớp bánh trên mặt. Bánh được mua về ăn kèm nước mắm tỏi chua ngọt với giá hấp, dưa leo và rau thơm xắt nhỏ. Ngày xưa, ở chợ gần nhà tôi có nguyên một dãy mấy bà mấy chị ở khu Hóc Môn lên bán bánh thứ ướt này……
————————————
Bánh cuốn
Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, trong có thể cuốn nhân hoặc không nhân (khác với bánh tráng, (bánh đa) phải phơi khô . Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống
Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, trong có thể cuốn nhân hoặc không nhân (khác với bánh tráng, (bánh đa) phải phơi khô . Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống
pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm
Cách làm
Bánh cuốn trước khi cho nhân vào
Gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra.
Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu… Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
Bánh cuốn Thanh Trì
Đĩa bánh cuốn Thanh Trì cùng bát nước chấm
Bánh ướt tôm cháy Huế
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.
Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao cho lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu phu rán, rau thom
Bánh cuốn nhân thịt Hà Nội
Bánh cuốn nhân thịt Hà Nội
Bánh cuốn nhân thịt Hà Nội
Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi…Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó…
Bánh cuốn Làng Kênh (Nam Định)
Bánh cuốn Làng Kênh có bí quyết làm riêng và thường chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. Gạo làm bột bánh thường là giống gạo Mộc Tuyền. Những người làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng trong chợ
Bánh cuốn trứng (Lạng Sơn)
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ bao gồm trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ và nước canh là nước được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt. Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Ăn món bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan nước canh lên mặt bánh. Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng, hoà lẫn với nước thịt kho và những sợi thịt kho đã chà nhuyễn còn nóng và thơm ngon.
Bánh cuốn Hải Dương
Bánh cuốn Hải Dương ngon là bánh được làm ở khu phố Hàn Giang và phố Bắc Sơn, bánh được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm ngào ngạt (Mỡ nước ở đây phải được làm từ mỡ khổ, chứ không được là mỡ lá, hay dầu ăn vì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy). Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Khi ăn, phải dùng tay để bóc từng lá bánh ở đầu mép bánh ra, cắt thành miếng nhỏ vừa đủ để bỏ vào miệng. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác để tạo ra một bát nước chấm vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết, vừa có màu vàng sóng sánh và mùi thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt tiêu xay rối, vừa có vị chua của dấmquất. Ăn kèm với bánh cuốn có chả quế. Chả quế được cắt chéo thành từng lát mỏng hình quả trám. Khi ăn vừa có độ dai dai của vỏ, vừa có độ ròn và vị ngọt, bùi, ngậy của ruột. thanh pha thêm một chút chua hăng nồng của
Bánh cuốn Phủ Lý
Bánh cuốn Phủ Lý
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội chừng 60km. Bánh cuốn ở nơi đây rất nổi tiếng trong các tỉnh phía Bắc. Các xe du lịch khi đi trên quốc lộ 1A qua thành phố Phủ Lý thường ghé lại thưởng thức món bánh cuốn trứ danh này. Bánh cuốn Phủ Lý có nhiều điểm tương đồng với bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn ở đây hoàn toàn không có nhân. Bánh sau khi tráng xong được gấp gọn lại và bày lên đĩa. Nếu như bánh cuốn Hà Nội hoặc ở một số địa phương khác thường được ưa chuộng khi bánh mới tráng xong còn mềm và mướt thì bánh cuốn Phủ Lý không giống như vậy. Các hàng bánh cuốn tráng bánh từ trước rồi để xếp lên nhau trên 1 mâm lớn. Khi có khách tới ăn, họ bóc từng lá bánh ra gấp và bày lên đĩa. Do đó bánh cuốn Phủ Lý khi thưởng thức có phần cứng và dày hơn bánh cuốn Hà Nội. Bánh được ăn kèm với nước chấm và hành phi thơm rắc lên trên. Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với thịt nướng chứ không ăn với chả quế, chả giò như nơi khác. Một điều làm tôn thêm hương vị thơm ngon của bánh cuốn ở đây đó chính là thịt nướng hay còn gọi là chả nướng này. Thịt được chọn loại có cả nạc cả mỡ chứ không chú trọng chọn miếng nguyên nạc như thịt ở Hà Nội nên khi ăn cảm thấy thịt ngon, mềm hơn chứ không hề bị khô. Thịt nướng trực tiếp trên than, vừa chín tới, ăn kèm với bánh cuốn, thật là ngon khó tả. Hiện nay ở Hà Nội đã bắt đầu mọc lên nhiều hàng bánh cuốn Phủ Lý rất được mọi người ưa chuộng
Bánh cuốn ngoài Việt Nam
Ở châu Âu, bánh cuốn bán trong các quán ăn của người Việt có cách làm hơi khác. Vỏ bánh thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì được hấp trên nồi nước sôi.
Ở châu Âu, bánh cuốn bán trong các quán ăn của người Việt có cách làm hơi khác. Vỏ bánh thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì được hấp trên nồi nước sôi.
Bánh cuốn thương phẩm ở Paris Bánh cuốn ăn với giò lụa
—————————————
Bánh mướt-món ngon xứ Nghệ
“Bánh mướt” có lẽ ít người biết tới, bởi đây là món ăn đặc trưng của miền Bắc Trung Bộ : Nghệ An – Hà Tĩnh.
Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt, không lẫn vào đâu được.
Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt, không lẫn vào đâu được.
Bánh mướt được làm từ gạo tẻ, gạo ở đây phải đựơc ngâm trong nước sạch nhiều giờ, cho từng hạt gạo ngấm nước, nở đều và mềm rồi mới mang đi nghiền thành bột. Ngày trước bột thường được xay trong những cối đá, phải xay đi xay lại nhiều lần bột mới nhuyễn. Ngày nay hiện đại hơn, người ta nghiền bột bằng máy, vừa ít tốn thời gian mà bột cũng nhanh nhuyễn hơn.
Bột nghiền xong cũng chưa thể tráng ngay thành bánh được, phải để bột lặng trong nước khoảng từ 2 giờ trở lên, người ta gọi đó là ủ bột. Ủ bột để khi tráng, bánh mới nở phồng, ăn mới dẻo dai.
Ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, bánh mướt là món ăn được nhiều người yêu thích. Bánh mướt dễ ăn, chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi xắt lát cũng đã thấy ngon miệng.
Nếu dùng bánh mướt để đãi khách thì có thể dùng kèm với thịt heo nướng, bò nướng lụi, chả nem rán, bò lá lốt mỡ chài rất ngon. Đặc biệt hơn, bánh mướt ăn với bò hấp thố, bò nhúng dấm…cuốn bánh tráng, kèm rau xà lách và đủ loại rau thơm hấp dẫn.
Bánh mướt là món ăn gắn bó với người dân xứ Nghệ, vào những buổi sáng ngoài đồng ruộng, những bữa trưa đãi bạn bè, hay trong những dịp gia đình đãi khách phương xa. Bánh mướt là một phần không thể thiếu trong ẩm thực thường ngày của người dân nơi đây.
Bánh mướt là một món ăn bình dị, dân dã đến lạ thường. bánh được làm bằng bột gạo tẻ – gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh
được làm vào những buổi sáng sớm tinh mơ. Người làm bánh phải thức dậy từ khi 2 – 3 giờ sáng để nổi nửa tráng bánh thì mới kịp cung cấp cho khách.
Người Nghệ An dùng bánh mướt trong những bữa ăn hằng ngày. Bánh Mướt không chỉ được bán ở các chợ cho người đi chợ mua vài cân để ăn trong gia đình mà còn được cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng, trong cả những bữa giỗ, liên hoan, đám cưới…
Khác với những món ăn quê khác, bánh mướt không thể mang đi xa . Bánh chỉ làm ra và dùng trong ngày. Ở Nghệ An bao nhiêu bánh làm ra cũng không đủ cung cấp phục vụ cho khách hàng.
Chỉ có những người dân hai tỉnh NGHỆ AN – HÀ TĨNH thì mới biết được thế nào là BÁNH MƯỚT. Hương vị của BÁNH MƯỚT không thể nào quên, bánh chỉ cần chấm với nước mắm chanh, ớt là cũng đủ ăn ngon, ăn no, ăn bao nhiêu bánh cũng không ngán, ăn bao nhiêu lần cũng không chừa .
Trong 64 tỉnh thành phố của Việt Nam, ngoài NGHỆ AN và HÀ TĨNH thì không có tỉnh thành nào có quán/nhà hàng bán Bánh Mướt kể cả Thủ đô Hà Nội & Saigon Còn đặc biệt hơn, tên gọi Bánh Mướt cũng rất là lạ lẫm ới tất cả người dân trên toàn cõi Việt Nam ngoại trừ người dân NGHỆ AN – HÀ TĨNH
———————————
Bánh Ướt (Steamed Flat Cake)
1. Giới thiệu
1. Giới thiệu
Bánh ướt (hay bánh cuốn) là một trong những món ăn Việt Nam có cách chế biến và cách dùng rất phong phú và đa dạng. Nguồn gốc xuất xứ của bánh là từ Trung Hoa nhưng khi vào Việt Nam ở từng vùng khác nhau, bánh ướt lại được chế biến rất sáng tạo và mang từng hương vị độc đáo riêng. Bánh mang tên “bánh ướt” chính là sự miêu tả tính chất đặc trưng nhất của bánh: Bánh ướt sẽ được dùng ngay sau khi tráng (vẫn còn ướt) mới ngon chứ không phơi khô hay trữ lâu ngày.
Nguyên liệu chính làm vỏ bánh ướt là bột gạo được pha chung với bột năng hoặc bột khoai mì với tỉ lệ nhất định. Tỉ lệ này là một bí quyết của từng nơi làm bánh ướt. Bột gạo, bột năng, bột khoai mì được hòa tan với nước sao cho khi tráng bánh tạo được vỏ bánh ướt thật mỏng nhưng khi tráng không bị rách nhưng cuốn lại thì ăn rất vừa miệng mà không quá dai.
Nguyên liệu làm nhân bánh ướt rất đa dạng theo đặc trưng từng vùng. Nhân bánh theo truyền thống thường được làm bằng thịt heo bằm nhuyễn với mộc nhĩ và củ sắn. Ngoài ra ở khu vực Hà Nội và phía Bắc, nhân bánh được làm bằng thịt gà, thịt heo nướng, các loại hải sản hay cầu kỳ hơn nhân bánh được phối hợp nhiều loại nguyên liệu với nhau và được cuốn lại nên thường được gọi là bánh cuốn. Ở Huế và khu vực miền Trung thì món “ bánh ướt tôm chấy” với nhân được làm bằng tôm khô giã nhuyễn và “chấy” vàng rất nổi tiếng và được xem như là một đặc sản của vùng. Ngược lại nhân bánh ướt của Mien Nam Bộ rất ít, thay vào đó bánh sẽ được dùng kèm với chả lụa, pa –tê, nem chua, rau thơm, đậu phộng rang…tạo ra một hương vị rất đặc sắc.
Cách dùng của bánh ướt cũng không kém phần phong phú. Bánh ướt (bánh cuốn) có thể dùng theo cách cuốn tròn với nhân bên trong chấm với nước chấm, hay cuốn lại rồi cắt khoanh trộn với chả lụa, chả quế, pa-tê… , ngoài ra bánh có thể được tráng mỏng và nhỏ rồi được trải ra sau đó rắc nhân lên trên. Có nơi bánh còn được kẹp với bánh phồng sau đó ép chặt, bánh ướt ăn dạng này còn gọi là bánh “ Đập”.
Nước chấm cũng là một thành phần rất quan trọng quyết định hương vị của bánh ướt. Nước chấm dùng với bánh ướt thường là nước chấm chua ngọt. Tùy từng vùng mà nước chấm được pha theo các cách khác nhau.Miền Nam nước chấm, thường được pha rất loãng với vị chua ngọt hài hòa. Nước chấm bánh cuốn miền Bắc thì đậm hơn và mang một hương vị đặc trưng do được “dầm” cà cuống. Ở khu vực miền Trung nước chấm thường được thêm vào mắm ruột cá biển.
Những đặc điểm trên cho thấy vì sao bánh ướt được xem là một món ăn đa dạng trong chế biến và cách dùng. Hiện nay một số vùng khá nổi tiếng với bánh ướt như bánh ướt Diên Khánh, bánh ướt Nha Trang, bánh cuốn Thanh Trì, bánh ướt tôm chấy Huế, bánh cuốn thịt nướng Kim Long
2. Giai Doan sản xuất bánh ướt
3. Giải thích Giai Doan chế biến
– Bột gạo:
– Bột gạo:
với thành phần chính amylopectin và amylose, đây là hai thành phần có khả năng tạo màng tốt khi hồ hóa. Quá trình hồ hóa và tạo màng này diễn ra khi tinh bột được gia nhiệt trên 50oC với sự hiện diện nước. Nên dùng loại gạo có hương thơm để giúp bánh có hương vị thơm ngon sau khi chế biến.
– Hòa tan:
Đây là giai đoạn tinh bột được hòa đều và hấp thu nước cho giai đoạn hấp hồ hóa phía sau. Tùy vào nhu cầu về bánh mà có thể pha thêm bột năng và bột sắn để tăng giảm độ trong và dai của bánh. Lượng nước cho vào pha bột ở tỉ lệ bột:nước là 1:2,5. Có thể pha thêm ít muối nhằm tạo vị đậm đà cho bánh.
– Tráng bánh: Bột sau khi pha được tráng thành một lớp mỏng trên một lớp màng vãi. Màng vải này được căng thẳng trên một nồi hơi. Hơi nước có vai trò cấp nhiệt hồ hóa tinh bột gạo tạo màng. Khi nhiệt độ đạt 70-90oC , các hạt tinh bột sẽ hấp thu nước và trương nở, mạch tinh bột sẽ duỗi thẳng ra và đan xen vào nhau hình thành cấu trúc màng. Các phân tử amylopectin với cấu tạo phân nhánh nhiều sẽ đan xen và hình thành mạng lưới tốt, đây là thành phần quyết định độ dai của bánh. Quá trình hồ hóa cũng sẽ làm trong bánh, bánh được hồ hóa càng tốt thì càng trong. Nhưng nếu quá trình hồ hóa diễn ra quá mức thì cấu trúc bánh sẽ kém dai do vì các mạch tinh bột bị đứt vỡ mất khả năng liên kết. Thời gian hấp bánh từ 2 đến 4 phút tùy độ dày của bánh.
– Cuốn bánh: Nhân bánh sao khi chế biến sẽ được rải lên một góc bánh ướt và được cuốn lại. Nhân bánh sẽ được thay đổi tùy vùng.
– Khi dùng, bánh được cắt ra, cho thêm các loại nguyên liệu ở trên và nước chấm.
4. Thành phần dinh dưỡng
Vỏ bánh ướt có thành phần chủ yếu là bột gạo nên thành phần dinh dưỡng của vỏ bánh cũng tương tự như gạo. Tùy thuộc vào phần nhân bánh mà thành phần dinh dưỡng chung của bánh sẽ thay đổi theo. Bánh ướt hay bánh cuốn thường được dùng kèm chung với các loại thịt và rau nên thành phần dinh dưỡng món bánh ướt khá cân đối và thường được dùng trong buổi điểm tâm hay bữa chính.
Cách chế biến bánh ướt tương đối đơn giản, nguyên liệu sẵn có nhưng bánh ướt lại rất hấp dẫn người dùng do phương pháp chế biến đa dạng hợp khẫu vị, lại là món ăn truyền thống quen thuộc với nhiều người, thành phần dinh dưỡng của bánh ướt cũng cân đối. Vì vậy kinh doanh bánh ướt là một hướng kinh doanh khá thành công. Một số cửa hàng chuyên kinh doanh bánh ướt đã khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Sự thành công của các cửa hàng này là do biết cách sáng tạo nhiều loại nhân khác nhau cho bánh ướt cũng như giới thiệu nhiều món bánh ướt khác nhau.
Một số loại bánh ướt và bánh cuốn đặc trưng của Việt Nam:
* Trang này được xem 34743 lần
Kim Dinh than men! Doc phan gio thieu Banh uot Cua ba mien Bac-Trung – Nam cua Kim Dinh .Chung to ban da am hieu rat ro mon banh nay,co the nao Kim Dinh chi cho toi cach pha nuoc cham theo kieu mien Nam khong?Vi truoc day o VN khi an mon banh nay toi rat thich mon nuoc cham vua chua vua got va vua man.Sau khi an het phan cai thi thich hup mon nuoc cham.
Neu nuoc cham gon thi banh nao an cung thich.
Trời ơi chắc phải lập danh sách thêm anh chàng Ngọc nhà mình vào nhóm phụ nam giỏi toàn diện quá, sáng tới giờ thấy vào bếp KTCT khg ta ơi. Anh Hồng Sơn ơi em thấy Ngọc mở tủ lạnh hoài đó anh về mà canh nha! Ăn hết bao nhiêu bánh ướt còn húp hết nước mắm. Chắc là mở tủ lạnh kiếm bia hihi…
Quên nữa, có một công thức làm nước mắm Ngọc làm thử coi sao nha trong lúc em Kim chưa lên net. Mỗi người một kiểu làm khác nhau.
Đây là phân lượng (Ngọc có thể đong bằng chén nhỏ)
– 1 chén nước mắm
– 2 chén nước lạnh
– 0/8 chén đường
– 0/6 chén dấm.
Nấu lửa riu riu sôi lên hớt bọt nhắc xuống. Để vừa sôi thôi nha!
Hy vọng nó sẽ ngon và giúp Ngọc phục vụ bà xã một bửa bánh ướt ngon lành. Chưa ngon thì chờ KIm Đinh chỉ bài khác hén!
Hi anh Ngọc,
Để anh ăn bánh lạt nhách hổm rày mới làm nước mắm chấm.
Thiệt ra thì chỉ có nước mắm chua ngọt của miền Nam mới húp được nước mắm chớ của miền Bắc hay Trung mà húp là có nước ….lên máu, rồi lên……đường sớm luôn.
Nước mắm chua ngọt thì phân lượng như sau:
*1 muỗng café tỏi bằm
* 1 chút ớt tuỳ thích ăn cay nhiều hay ít
*2 muỗng café đường
*1 muỗng càfé chanh- hoặc tách chanh lấy múi rồi dằm nát giữ những xác múi chanh nổi trên mặt chén nước mắm rất đẹp.
* 2 muỗng canh nước mắm
*2 muỗng canh nước
quậy đường, nước và chanh cho tan đường sau đó bỏ ớt và tỏi vào quậy, cuối cùng mới cho nước mắm thì ớt và chanh mới nổi lên mặt chén nước mắm.
Chúc anh Ngọc ăn ngon miệng hén. Nhớ chuẩn bị sẵn chai nước bên cạnh nữa KĐ hổng chịu trách nhiệm cái vụ chua cay đâu à nha.
Bạn Ngọc và các bạn khác vào trang web dưới đây mà tha hồ gõ tiếng Việt không có dấu , khi nào gõ xong ,nhấn ” Thêm dấu ” ,sẽ tự động bỏ dấu cho bạn ,chữ nào sai , thiếu dấu thì nhấn nút trái con chuột vào chữ đó ,sẽ có loạt chữ cho bạn chọn chữ nào đúng , thì nhấn nút trái ngay chữ đó . cuối cùng bạn copy toàn bộ thư đó , vào diễn đàn CHSCT Úc châu ,phần phản hồi mà paste ( dán ) nó vào , sau đó nhấn post comment gởi nó đi ,mọi người sẽ đọc thư bạn nhanh, hiểu chính xác .
http://www.easyvn.com/tiengviet/index.php
Lưu ý bạn nên lưu địa chỉ này vào favoris để lần sau còn dùng nữa.
Sao mà chu……..a quá hà!!!!!!! XL oi có dấu nghề không vậy?
Cám ơn KD dả chỉ cho cách làm nứơc mám.Hy vọng kỳ này có thể húp dược.Dể làm thử an với bánh xèo xem sao.
Trời cái bài nước mắm đó của cô vợ của thầy chỉ Xlan đó! Nhưng mà nó còn tùy độ đạm của nước mắm và độ chua của dấm. Chua thì thêm đường nếu ngọt quá thì thêm nước vậy mà cũng khg biết hihi…Anh Ngọc cứ làm một tô thành ba tô để dành ăn từ từ hehe…
Hỏi ai để học làm nước mắm ,gặp toàn cô gái Bắc kỳ chỉ làm nước mắm thì không chua , cũng mặn chát hà hààhàhàhà, đúng là bụt nhà không thiên hả Ngọc ? Cô gái miệt 18 thôn vườn Trầu mà không làm nước mắm ngon sao ? Chỉ có nước mắm + nước dấm ( hay chanh ) + đường + ớt + tỏi + bột ngọt vậy mà mỗi người có cách làm khác nhau ,khẩu vị cũng khác nhau , đó là chưa kể đến tùy món ăn mà nước mắm khắc nhau . Thời buổi công nghiệp hiện đại ,người phụ nữ muốn giản tiện ,họ thường làm nước mắm nhiều chứa trong keo ( hủ ,lọ ), ớt riêng, để vào tủ lạnh , cần chỉ có 5 phút thôi là đã có tô nước mắm sẳn sàn .Bà xã H. còn nấu nước mắm để nguội cho vào hủ , 2 hủ nước mắm , hủ n/m ngọt đặt hơn dùng để ăn gỏi, còn hủ n/m chua thì để ăn bánh xèo ,bánh bèo ,.bún …. có thể để lâu được 3-4 tháng trong tủ lạnh .Nhất là mùa Hè sắp đến hay nướng thịt, nướng cá .Chúc mọi người cuối tuần dzui dzẻ .
mk
Hihi, anh Hiệp mời chị nhà ra chiêu đi chớ chừng nào thấy mới tin chớ nghe không thì hình như là ……anh Hiệp nấu nướng chớ hổng phải chị nhà à nha. Ayia, hổng lẽ anh Hiệp bắt chước anh Trúc đổi hệ sao ta.
Chạy lẹ chị Kim Hoa, Kim Chi , Thoại Vân ơi mấy ông vùng lên lấy quyền……..nấu nướng của mình rồi kìa.
Ê … hê … Kim Đính ơi … sao bít a Trúc đổi hệ hay vậy … thông tin chính xác mà nhanh quá ta … đúng là thời đại của công nghệ thông tin mà … hí … hí … vui quá … chẳng hiểu không bít mấy không gồi ta … vui quá hà … các bạn ơi … từ từ thổn thức nha … cười mắm chi thôi … có kẻ thắt cổ kìa … í … í … lộn … mắc cổ thôi … he … he …
Chào LayBac! Cám ơn bạn dã hỏi tham.Dợt trước về vì bận dám cưới cô em út nên không có dịp họp mạt vơi bạn và Tân Mập.Hy vọng lần sau sẽ họp mạt nhau.
Hi hi hi! Dó là cách học bí quyết của máy cô, nhờ vậy mà biết thêm 2 cách làm .O nhà dã có một người làm nước mám chuyên nghiệp, chi cần ngưỡi mùi là biết hôm dó dược an món gì.
Không biết bên Mỹ,Uc như thế nào.Chứ ngay chổ tôi ở tận cùng phía nam nứơc Dưc,thành phố nhỏ ít người VN nên không có chợ châu Á. Thích an món gì phải tự làm láy, lúc dầu làm cho có dể an dở thèm sau dó tham khảo sách, hỏi bạn bè dến nay có thể làm dược nhiều món như bánh cuốn ,phở,bún bò huế bún riêu,bánh bèo,bánh xèo,bánh bao,bánh tiêu v.v.v.
Hôm xem cách pha cuẩ Xl chưa làm là dã biết sẽ bị chua.Vi cho dấm nhiều quá.Cách làm của KD thì an không sợ tang huyết áp,hay dương trông máu,vừa an.Cách làm của Hiệp mà cho bột gọt thì có thể làm lại tô khác,vì sau khi an sẽ lợ lợ trông miện rất là khó chiệu.
Hi vọng sẽ học dược thêm nhièu món an mới của các bạn.Dể sau này về hưu,mướn nhà Trúc kinh doanh quán an.
Ngọc muốn chế bom nguyên tử hay nấu ăn đều có thể vào youtube.com hay google để học
Thí dụ dư – Google cụm từ “Uyen Thy’s Cooking” thì sẽ có vài trăm món ăn để học hỏi
http://www.youtube.com/results?search_query=+Uyen+Thy%27s+Cooking
Hic Uyên Thy là bạn KD cô nàng không phải dân KT nên không có phân lượng rõ ràng gì ráo anh Minh ơi
Ngọc ơi,
Thật sự là bái phục NGọc luôn ta ơi. Người làm nước mắm chuyên nghiệp thì nhiều lắm mà người ngửi được mùi nước mắm mà biết hôm nay ăn món gì chắc là chỉ có mình Ngọc có thể cảm nhận được từ mủi. Ba người Xlan, anh Hiệp và KIm Đinh cho NGọc 3 cách làm nước mắm rồi Ngọc chỉ cần sắc chung 3 chén còn lại 8 phân là ra một chén nước mắm đậm đặc và có thể ăn cùng với bất cứ món nào khg cần ngửi cũng biết hihi…Chọc Ngọc chơi thấy NGọc hiền lành kín tiếng quá!
Hồi xưa Xlan ở bên Đức hơn cả năm trời khg có nước mắm ăn. Bị bệnh suy nhược cơ thể người cứ mỗi mệt sau đó nhỏ bạn có bà cô bên Mỹ gửi cho hủ mắm ruốc nó cho Xlan một muỗng Xlan gói kỹ khg dám ăn biết để đâu khg? Để trong tủ đầu giường khi nào mệt đem ra ngửi là thấy khoẻ liền! Chuyện này có thật nha chuyện bây giờ mới kể đó người này sống khg có nước mắm là die liền. Hihi.. vậy mà lấy tây khổ thân ghê. Đèn nhà ai nấy rạng cơm nhà ai nấy ăn, tiền nhà ai nấy xài văn hoá của thằng nào thằng đó giữ. Túm lại miễn xung quanh ta có bán các loại mắm, nước mắm là còn sống khg lo hehe…
Trời ơi đọc thư này của Ngọc tức chết đi , Hiệp ghét làm nước mắm nhất thì làm gì có ” cách của Hiệp ” , chỉ nói chung thôi ,mỗi người có 1 cách riêng ,miệng của Ngọc mà thính như thế ,nên đi xin thử việc làm nghề ” thử rượu ” thay gì thử nước mắm hàhààhàhàh đi ,lương rất cao, các bạn có biết không ,ở Pháp cứ 3 năm lại tổ chức tuyển chọn những ngưòi có khẩu giác thính ,hay khứu giác thính , trong hàng trăm ngàn thí sinh chỉ tuyển ra 1 người có khẩu giác hay khứu giác thính mà thôi , cuộc tuyển chọn trải qua các giai đoạn đầy khó khân , họ nếm rượu chứ không có uống, có thể biết rượu nho gì, sản xuất năm nào, ở vùng nào , độ chát bao nhiêu, ….nhãn hiệu gì .Những người có khứu giác thính cũng thế ,họ ngửi mùi nước hoa sẽ biết gồm những hoa gì ,tỷ lệ pha trộn bao nhiêu phần trãm ,độ đậm đặt của mùi hương , nhãn hiệu mùi nước hoa ……Công việc của họ không thể kéo dài lâu được , có người làm lâu nhất là 15 năm rồi thôi việc ,vì sao đó các bộ phận khẩu giác hay khứu giác không còn chính xác được nữa , VN mình có 1 người được tuyển chọn vào làm nghề thử nếm rượu nho , chỉ được 11 năm mà thôi , sau đó anh chuyển sang nghề sản xuất kinh doanh rượu nho tại Đà Lạt .
mk