Gallipoli đã trở thành một biểu tượng bản sắc quốc gia của Úc, một thành tích và sự tồn tại của Úc Đại Lơị.
Gallipoli rất đặc biệt nổi tiếng đối với các nước đồng minh, đánh dấu cuộc tấn công không thành công vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915 trong thế chiến lần thứ nhất.
Ngày 25 tháng 4 hàng năm, người dân Úc kỷ niệm Ngày ANZAC. Đánh dấu cuộc đổ bộ của Quân đội Úc và New Zealand tại Gallipoli ngày 25 tháng tư năm 1915. Vào năm 1916, ngày này đã chính thức được đặt tên là Ngày ANZAC.
ANZAC là chữ viết tắt của Australia and New Zealand Army Corps ( ANZAC ) là một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất quân đoàn của lực lượng viễn chinh Địa Trung Hải được thành lập ở Ai Cập vào năm 1915 và hoạt động trong các trận Gallipoli.
Để đánh dấu kỷ niệm 90 năm cuộc đổ bộ Gallipoli, quan chức chính phủ Úc và New Zealand, hầu hết các cựu chiến binh còn sống sót cuối cùng Gallipoli, và nhiều du khách Úc và New Zealand đã đến Thổ Nhĩ Kỳ cho một dịch vụ tưởng niệm vào bình minh đặc biệt tại Gallipoli, vào ngày 25 tháng 4 năm 2005,
Ngày Anzac là ngày kỷ niệm quan trọng nhất của quốc gia Úc.
Gallipoli
Sau trận động đất tàn phá năm 1354, thành phố của Hy Lạp Gallipoli đã gần như bị bỏ rơi, nhưng nhanh chóng tái chiếm bởi người Thổ Nhĩ Kỳ từ Anatolia, phía châu Á của eo biển. Đế quốc Ottoman đầu tiên hình thành ở châu Âu, họ tâp trung cho việc mở rộng trên vùng Balkan
Úc và New Zealand đã chính thức tham chiến từ ngày 04 Tháng Tám năm 1914 khi Anh quốc tuyên chiến với Đức.
Úc, New Zealand và các thuộc địa khác thuộc Đế quốc Anh , hỗ trợ cho Anh, Pháp và Nga (sau này gọi là quân đồng minh ) so với Đức, Đế quốc Ottoman và Áo-Hung (sau này được gọi là cường quốc Trung ương ) bắt đầu tham chiến từ 29 tháng 10 năm 1914.
Hầu hết những người đàn ông được tuyển vào quân Hoàng gia Úc với sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất vào tháng 8 năm 1914 đã được gửi đến Ai Cập, hầu đáp ứng các mối đe dọa mà Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) cho quyền lợi của Anh ở Trung Đông và kênh đào Suez.
Sau hơn bốn tháng đào tạo gần Cairo, người Úc khởi hành bằng tàu đến bán đảo Gallipoli, cùng với quân đội từ New Zealand, Anh, và Pháp.Mục đích của việc triển khai này là hỗ trợ cho hoạt động hải quân của Anh với mục đích kiểm soát các eo biển Dardanelles và thôn tín được Constantinople (Istanbul ngày nay) và đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi cuộc chiến.
Cuộc đổ bộ cuả quân đội Úc
Người Úc đã tiến vào vùng đất nay được gọi là ANZAC Cove ngày 25 tháng 4 năm 1915, và họ đã thành lập một chỗ đứng mong manh trên những sườn dốc của bãi biển. Trong những ngày đầu của chiến dịch, quân đồng minh đã cố gắng để vượt lên nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng chống cự và đẩy lực lượng đồng minh ra khỏi bán đảo.
Phối hợp đã không thành công, nỗ lực liên tục đột phá bao gồm các cuộc tấn công Úc tại Lone Pine và Nek. Tất cả các nỗ lực kết thúc trong thất bại cho cả hai bên, và sự bế tắc tiếp theo tiếp tục cho phần còn lại của năm 1915.
Sau nhiều tháng bế tắc, các đồng minh lên kế hoạch một loạt các cuộc tấn công để phá vỡ thế bế tắc quân sự và đạt được một chiến thắng quyết định. Cuộc giao tranh là khốc liệt và đẫm máu, và tổn thất lên cao cho cả hai bên. Cuộc tấn công tháng tám dẫn đến các trận đánh lớn nhất của chiến dịch tám tháng dài, nhưng nó đã không dẫn đến chiến thắng. Các đồng minh cuối cùng di tản bán đảo trong tháng 12. Hơn một triệu người trên cả hai bên đã tham gia vào chiến dịch, và một nửa trong số họ đã trở thành thương vong, chết, hoặc bị lãng quên do bệnh tật. Gần 9.000 người Úc đã chết cho cuộc chiến.
Chiến dịch Gallipoli còn được gọi là Battle of the Dardanelles là rất tốn kém cho cả hai bên, thương vong và thiệt hại. Cuộc chiến gây được tiếng vang sâu sắc trong một số quốc gia tham gia.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, trận chiến được coi là một thời điểm xác định trong lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ là một sự đột biến cuối cùng trong việc bảo vệ quê hương như đế chế Ottoman từ nhiều thế kỷ đã bị đổ nát.
Tại Úc và New Zealand, nhiệm vụ đó coi như phục vụ “Mẹ Quốc gia” Anh quốc của họ, dẫn đến thất bại quân sự , nhưng sự hy sinh và chủ nghĩa anh hùng của họ đã đánh dấu sự ra đời của một ý thức dân tộc riêng biệt trong cả hai quốc gia.
Ngày Anzac đánh dấu kỷ niệm hành động quân sự lớn đầu tiên đã chiến đấu của Úc và lực lượng New Zealand trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mặc dù chiến dịch quân sự này tại Gallipoli đã thất bại trong mục tiêu của nó.
Nhưng hành động của quân đội Úc và New Zealand để lại cho chúng ta một di sản mạnh mẽ. Gallipoli được xem nhiều như nơi sinh của những gì đã trở thành được gọi là “ANZAC huyền thoại” và danh tính của cả hai quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
- http://www.awm.gov.au/encyclopedia/gallipoli/
- http://www.gallipoli2015.dva.gov.au/Pages/default.aspx
- http://wikitravel.org/en/Gallipoli
- http://www.anzacdaytoursgallipoli.com/
* Trang này được xem 4869 lần
Cám ơn anh Hiếu đã sưu tầm bài viết trận Gallipoli, hôm nay là ngày nghỉ của Úc rất nhiều người ngay cả KT được nghỉ ngày này mà cũng lơ mơ chưa hiểu hết.
Anh Thức ơi anh tưởng ai cũng ngồi Thiền sao, hehehe em thì bận quậy phá chỗ khác còn người gương mẫu như anh Hiếu thì ngồi tìm tòi sưu tầm bài vở cho mình đọc đây nè chớ đâu có mất tích đâu.
Thanks anh đã gọi um sùm làm em giật mình nha . Mai mốt tính sổ sau ha.
KD
Anh Hiếu ơi!…em …mê ngày này vì được …ngủ …trễ… hihi năm ngóai em có bánh còn năm nay lười qúa …
KT, Lan A ơi.
Thật là tội nghiệp cho hai cô Em KT và Lan A quá, chỉ vì cứ muốn thêm số rezo vào trong trương mục tiết kiệm ở ngân hàng nên cứ mong đợi có được ngày nghỉ. Rồi quên mất bao nhiêu ưu đải cuả chính phủ Úc dành cho người dân ở đây. Anh thấy ở đây tuổi như các Cô là họ đã về hưu ở nhà trong cháu rồi, chính phủ vẩn lo lắng đàng hoàn và đầy đủ quyền lợi. Nếu có khả năng thì cứ việc tạo ra những em bé được sanh tại Úc, thì tha hồ nhận tiền thưởng cuả chính phủ và được hửơng nhiều ưu đải cuả chính phủ như: Được nhà chính phủ cấp trả tiền rẻ và nhiếu thứ hưởng giá đăc biệt.
Tại hai Cô không thích! Nếu thích thì là các Cô sẽ có 365 ngày lể hăng năm đấy.
Một cuối tuần vui vẻ nhé.
Em muốn trông cháu …mà cũng chưa có cháu….để trông …còn muốn lãnh thưởng của Chính phủ Úc …cũng hổng được …cách đây gần 18 năm em bị lãnh thưởng …hụt 5 ngày đó anh Hiếu.
Trời ơi ai ham chớ em hỏng ham anh Hiếu ơi, thôi ráng đi cày chớ ngồi nhà lãnh tiền chính phủ em sợ bị ….trầm cảm mất thôi
Lan A và KT ơi.
Thành thật khen tặng hai Cô: Lan A và KT đúng là người phụ nữ mẫu mưc Việt Nam! Không hổ thẹn với lời ông bà mình thường đê cặp đến các cô gái VN là: Dâu thảo, vợ hiền mẹ tốt. Anh không khen nịnh đâu nhé, có dựa trên nhiều yếu tố rỏ ràng đấy.
Nhưng nói nhỏ hai Cô một tí thôi.
Làm gì cũng tốt cả, lo chồng, lo cho con đâu vaò đó là tốt lắm rồi, nhưng đừng quên lo cho bản thân một tý xiú nhé. Nhất là hiện nay ở đất Úc nầy trong cộng đồng người VN mình “ trai thì thiếu, gái thì thừa”, nên các cô cẩn thận về các ông xã đó. Các Anh CT nhà mình thì đúng và xứng đáng mang danh hiệu “husband of the year” nên rất dể để các Em gái ở ngoài chú ý và uqn tâm đến.
Các Cô thử làm baì tính nhẩm xem anh nói “trai thiếu gái thưà” đúng không.
Biết bao nhiêu cô gái VN yêu các Anh “vịt kiều” vì “VISA” để đến Úc định cư, nên khi vào quốc tich Úc rồi thì tiến hành ly dị ngay.
Lượng học sinh du học “drzỏm” rất nhiều mà đa số lại là nữ, nên các cô nầy cũng khá liều mạng, nhảy vào yêu đại các Anh để nương thân, nhất là cho Úc Đại Lợi nầy một em bé để nhiều cơ hội được ở lại Úc.
Số người đi du lịch cũng khá đông họ chủ yếu tìm một tình yêu mới để mong có cơ hội được ở lại..
Còn nữa còn nhiếu lắm các Cô ơi, Anh chỉ đưa vài dẩn chứng để các Cô xem thôi.
Thôi thì khi các cô đi làm về có mệt và stress quá, cũng nhẹ nhẹ và mềm mõng với anh xã ở nhà nhé, không thì các Anh ấy sẽ đến những nơi nương tưạ khác thì nguy lắm.
Một buổi tối vui vẻ nhé.
Hahaha vàng thiệt không sợ lửa Anh Hiếu ơi, nếu quả thiệt các anh yếu lòng cỡ vậy thì a lê hấp giữ làm gì cái xác không hồn chớ ha. Các chị có đồng ý với KD không chớ
Hihi…nghe 2 bên phân tích gái thừa trai thiếu.Bên nào cũng đúng đễ biện minh cái cho phần mình.
Mình nhớ câu người ta thường nói đễ binh vực phụ nữ đối với người đàn ông như vậy.
Ba đồng một đám đàn ông.
Còn với những phụ nữ như anh Hiếu nói .
Chín cent một chục các ông lựa dùm.
Hihihi….chĩ đùa cho vui thôi chứ Thức không có giá đâu.Chẵng có xu nào….hihihi…
chính xác KT …mình đồng ý.
Thiệt tình! Lan A và KT quá bảo thủ, thỉng thoảng cũng nên để các Anh nhà mình thay đổi không khi một chút chớ! Thôi cái kiểu nầy thì lơ mơ các Anh hơi lộn xộn sẽ trở thành người vô gia cư rồi.
Đành cam an phận “đúng là thân trai mười ba bến nước”.
Một buổi chiều vui vẻ nhé.
Tôi ghé Úc tháng trước và thăm con đường xây dựng dọc bờ biển dài 45km của bang Victoria để tưởng nhớ những người lính Úc đã hy sinh cho đất mẹ là đế quốc Anh thời Đệ Nhất Thế Chiến. Tôi thật bất ngờ khi biết cả trăm ngàn lính Úc đã chết tại mặt trận Địa Trung Hải này. Các bạn biết đấy, Úc chả liên quan gì nhưng vẫn hy sinh cả trăm ngàn người và tưởng nhớ hàng năm. Ngày Gallipoli được tổ chức trang trọng vì chính phủ Úc và Tân Tây Lan thực sự nghĩ rằng họ là hậu duệ của Anh! Tôi không hiểu tại sao họ muốn thế. Người Việt Nam, Algeria, Congo… cũng từng tham chiến cho đế quốc Pháp thời Đệ Nhất Thế Chiến dưới tên gọi lính Lê Dương (legion) nhưng chúng ta không hề tưởng nhớ hay lễ lạc gì bởi lẽ chúng ta không nhận mình là con cháu Gaulois. Ai đúng? Có lẽ Úc đúng vì họ được bình yên và phá triển đất nước
Cảm ơn Anh Hiệp đã ghé thăm trang web và đọc bài viết Gallipoli. Rất tiếc đợt qua khi Anh đến Úc Anh không ghé thăm Sydney.
Từ lính Lê Dương có lẽ đây là lần thứ hai tôi nghe được, lần thứ nhất khi con rất bé nghe các Cụ bàn về lính lê dương thời kỳ Pháp thuộc, lúc đó vì quá bé mình chỉ hiểu được là lính đánh thuê cho Pháp hiện diện tại VN, phần đông là lính Ma Rốc. Họ là những người linh rất tàn ác đối với dân VN mình. Nay thì được nghe Anh nói đến lính lê dương người VN. Cho nên cũng thắc mắc chút đỉnh vì không biết và không hiểu chính xác và chưa lần được đọc qua lịch sử. Thôi thì cũng theo lời giải thích của Anh vậy.
Nói về đất nước Down Under (miệt dưới) này thì có lẽ nhìn thấy thì cũng nhiều việc cần nhìn lại, như có lần bài viết mừng ngày Quốc Khánh Úc Đại Lợi. Tôi có viết : Chưa có một quốc gia trên thế giới nào lại lấy ngày người da trắng đặt chân đến nước của người khác, rồi vinh danh đó là ngày quốc khánh cho đất nước Úc Đại Lợi ngày nay.
Hiện nay người dân của xứ Miệt Dưới này vẫn còn tư tưởng tôn thờ Nữ Hoàng Anh rất triệt để và còn rất nhiều tư tưởng Ăng Lê Sắc Xô. Sau nhiều năm xứ Úc này không còn lệ thuộc Kinh tế, Chính Trị và Xã hội với Anh Quốc nhưng chưa có vị Thủ Tướng nào của Úc nêu lên vấn để nước Úc trở thành một nước Cộng Hoà.
Như đợt qua Úc kỷ niệm 100 năm ngày Úc tham chiến với mẫu quốc Anh trên trận địa tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều thế hệ già và trẻ từ Úc cùng với những người có Ông Cha đã bỏ mình nơi xứ người, họ đã đến nơi đó để tham gia và làm lễ tưởng niệm thật là trang trọng để vinh danh những người vì lý tưởng tự do cho nhân loại.
Hàng năm đúng ngày Anzac luôn có lễ tôn vinh và tưởng nhớ những người lính Úc tại Gallipolinơi, cũng như lễ diễu hành ở các thành phố lớn của Úc. Với mục đích chính giáo dục cho thế hệ trẻ biết về thế hệ Ông, Cha đã hy sinh để cho chúng được hưởng Tự Do và Hạnh Phúc của ngày hôm nay.
Đất nước Úc, chính phủ luôn có chế đó khá ưu đãi cho những người từng là Lính của Quân Đội Hoàng Gia Úc sau khi giải ngũ, họ được hưởng nhiều đặc ân hơn những người dân bình thường. Ngay cả những: Bác, Chú, Anh Em người VN của mình sống ở xứ này đã từng làm lính của cuộc chiến vừa qua tại VN cũng được hưởng như những người cựu quân nhân quân đội Úc.
Sẵn dịp tôi xin kể cho các bạn nghe một mẫu chuyện.
Trên chuyến bay từ Úc tôi về VN cách nay hơn 10 năm, tình cờ ngồi kế một người Úc. Sau khi xã giao thăm hỏi thì được biết Ông là một nhà nghiên cứu Sử Học tại viện đại học ở tiểu bang Victoria. Ông có cho tôi cái danh thiếp của Ông nhưng xin dấu tên.
Câu chuyện được đối thoại như sau:
Tôi: Ông đến VN du lịch hay có thương vụ làm việc ở VN?
Ông Úc: Tôi thường đến VN, để nghiêm cứu và viết lại việc đã xảy ra có liên quan đến những người lính Úc đã tham chiến tại VN. Anh có biết Long Tân ở Bà Rịa Vũng Tàu hay không? Nhà thân nhân Anh ở Saigon hay ở thành phố khác?
Tôi: Tôi có nghe nơi ấy, nhưng chưa bao giờ tôi đến đó. Nhà thân nhân tôi ở Saigon.
Ông Úc: Thế à! Tôi thường đến Long Tân để làm những cuộc phỏng vấn với những người lớn tuổi đã sống nơi đó thời gian dài. Tôi muốn tìm hiểu sự thật, mặc dù đã rất nhiều báo chí và tài liệu đã viết về những người lính Úc tại Long tân. Việc nghiên cứu này có thể sẽ sửa đổi mà báo chí cũng như những tài liệu viết về sự hiện diện của những người lính Úc tại chiến trường VN. Vì trong đó hãy còn nhiều điểm tôi vẫn chưa đồng ý.
Tôi: Ông làm sao đến đó để gặp người địa phương dễ dàng và tìm hiểu cặn kẽ và chính xác về việc đã xảy ra được?
Ông Úc: Tôi đi với vài người thông dịch viên mà tôi rất tin tưởng, đặc biệt tôi có một người bạn Úc cũng tham gia, ngày xưa ông ấy đã tham chiến tại VN, ông ấy nói rất rành và hiểu rất rõ tiếng VN! Đồng thời tôi có xin giấy phép của chính quyền địa phương để chúng tôi có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng.
Tôi: Oh thế à! Chúc ông tìm đuoc thật nhiều dữ kiện ông đang tìm hiểu về sự hiện diện của những người lính Úc tại VN. Cảm ơn ông đã cho tôi buổi nói chuyện thật thú vị ngày hôm nay.
Vai trò người viết sử cũng như những sự kiện xảy ra hiện thực tại một quốc gia rất quan trọng, chẳng những được mọi người đọc và hiểu rõ ràng, đồng thời sẽ lưu lại trong những cuốn sách viết về lịch sử để nhiều thế hệ tiếp theo tìm hiểu và học hỏi.
Đối với các quốc gia tôn trọng ngôn luận cũng như đề cao sự thật của lịch sử, thì chuyện này không gì đáng nói. Nhưng rất tiếc nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay, ho dùng thế lực cầm quyền của họ hiện tại, để buộc người việt về sử sách và thông tin theo chiều hướng của họ. Nhằm mục đích đánh bóng và tổ điểm nhân vật họ đang tôn thờ, cũng như lèo lái người viết tô điểm việc làm sai và trái của họ thành việc làm đúng và siêu đẳng. Người viết sử không còn sự lựa chọn nào khác hơn là chỉ biết tuân thủ như một cái máy đã được đánh máy sẵn chỉ cần in ra là mọi việc đều tốt đẹp. Cuối cùng kết quả rất tai hại vì cả thế hệ kế tiếp và kế tiếp sẽ hiểu sai lầm về lịch sử và tiếp tục đi theo quỷ đạo mà họ đã định sẵn.
Cảm ơn Anh Hiệp và các Bạn đã đọc vài thiền ý nhỏ của Tôi.
Tôi qua Úc thăm con trai ở Melbourne. Cháu đưa ba mẹ đi thăm Sydney, Queensland và nghỉ một tuần ở Heron Reef. Chương trình cháu sắp đặt sẵn, cha mẹ chỉ biết ‘đặt đâu ngồi đó’! Tôi chả đi đâu được ngoài thăm vài người thân. Vả lại Sydney có quá nhiều cảnh đẹp để viếng và đồ ăn ngon để thưởng thức. Tôi mê những buổi nghe nhạc, về ăn tối ở cảng, ngắm tòa nhà Opera và nghe các nghệ sĩ đường phố trình diễn. Điều thú vị là tháng 8 này con trai tôi sẽ về Sydney làm việc. Tôi sẽ có dịp trở lại để thăm các bạn.
Như đã viết lính lê dương lấy từ chữ Pháp legion, nghĩa là quân đoàn nhưng dân ta hiểu đây là lính đánh thuê cho Pháp. Legion là lực lượng chính quy, người Pháp đào tạo để đánh chiếm, xâm lược nước khác. Pháp dùng người Việt làm lính khố xanh, khố đỏ cho việc trị an. Người Việt đi lính lê dương phải qua đánh ở nước khác. Chính vì vậy ta không thấy lính lê dương người Việt Nam ở nước mình. Phần lớn họ qua Phi Châu, chết ở đó hoặc về mẫu quốc sống cuộc đời còn lại. Là lính đánh thuê có biên chế, họ hưởng tiền hưu an trí ở Pháp, chết có cờ tam tài phủ, lính phục hai bên. Rất đầy đủ.
Người Úc theo tôi hiểu cũng tham gia bảo vệ mẫu quốc như lính lê dương. Dân Úc có thể nhận như thế bởi phần lớn họ thuộc dòng Anglo Saxon, cùng màu da, tiếng nói, văn hóa, nhất là họ cần sự bảo vệ của Anh. Không có Anh, nước Úc không thể tồn tại lúc đó. Ngay cả hôm nay, chính quyền Úc vẫn nương nhờ Anh và chính quyền Úc đã khôn ngoan, nép mình để phát triển.
Người Úc có tham gia chiến tranh Việt Nam và đóng ở Phước Tân, gần chỗ tôi. Họ có xây một cái đài kỷ niệm tại đây và hàng năm truy điệu với sự góp mặt của chính quyền địa phương. Tôi không nghe nói lính Úc tàn sát dân Việt nhưng lính Hàn và Mỹ đã làm bậy nhiều nơi. Mặc dù bắt tay làm ăn hôm nay, tội ác đó người Việt không quên.
Việc ông Úc đi tìm hiểu tại Việt Nam cũng không có gì lạ. Cái này phương Tây học lại từ chính quyền La Mã. Quân La Mã tới đâu, học giả tới đó nghiên cứu, lấy cái hay cái giỏi của người về, biết cái dở cái dốt của người mà trị họ. Bạn sẽ không lạ gì khi thấy họ rành người Việt, đất Việt hơn cả chúng ta. Họ có điều kiện hơn ta mà. Ông Úc đó qua Việt Nam với một cái quỹ nào đó, làm gì, cho ai bạn có biết không?
Dù sao đi nữa, nước Úc giầu, dân cũng khôn hơn mình. Chính quyền càng phải khôn hơn nữa. Chuyện đó không lạ. Cái lạ là chúng ta nghĩ mình khôn hơn họ, đất nước giàu hơn họ nhưng thua họ chỉ vì chính quyền ngu dốt. Mình không tự hỏi chính quyền đó và cả những chính quyền trước đó từ đâu ra và chúng ta, những công dân có trách nhiệm, đã và đang làm gì? Nếu chúng ta bàng quang chuyện đất nước thì không có gì để nói. Nếu chúng ta chỉ lo cho bản thân và gia đình mình thì lại càng không thể nói. Khi nói đến nó, hãy nghĩ mình là ai, đã cống hiến điều gì. Đúng như Kennedy đã nói, đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho tôi mà hãy hỏi tôi đã làm gì cho tổ quốc.
Tôi viết những dòng này vì đã nghe và đọc quá nhiều cái xấu xí của người Việt trong cũng như ngoài nước. Tôi đau và đau hơn nữa khi chính chúng ta hể hả kể cho người ngoại quốc nghe cái xấu của dân mình. Để làm gì? Có thể chúng ta không ý thức về điều ấy nhưng ở Anh ba mươi năm tôi chưa nghe người Anh kể xấu về họ cho tôi nghe. Họ rất tự hào về họ. Dân Pháp, dân Đức, dân Nhật cũng thế. Họ xứng đáng là công dân của một cường quốc, phải không bạn? Thân
Có rồi đó anh Hiếu, năm 1999 Úc có một cuộc trưng cầu dân ý để trở thành nước Cộng hoà nhưng kết quả là 55% cử tri bác bỏ . Chuyện này cũng được nhắc lại khi mới đây Scotland đã “từ chối độc lập” với tỷ lệ phiếu 54-46. Năm 1999, người Úc cũng đã từ chối trở thành một nền cộng hòa không có Nữ Hoàng. Điều thú vị là cả hai công cuộc giành độc lập này đều diễn ra như lễ hội thay vì kinh qua những thập niên đầu rơi máu chảy. ( trích bài Trương Huy San )
Nhiều lý do để có thể kết luận vì sao dân Úc và Scotland chọn như vậy nhưng theo em không phải vì họ tôn thờ Nữ hoàng mà là họ không thích thay đổi , mà sự thay đổi đó không mang nhiều lợi lộc gì cho đất nước . Chỉ có một vấn đề duy nhất mà họ đang sửa đổi từ từ đó là luật pháp. Rất nhiều bộ Luật vẫn theo ‘ tiền lệ ‘ cả trăm năm trước đây áp dụng bên Anh . Có lẽ con người sống trên xứ sở hiền hoà này họ biết cái họ cần là cuộc sống an lành và hạnh phúc do đó họ mong duy trì và làm tốt hơn chớ không cần phải ‘ giành độc lập ‘
Có rất nhiều người mắc sai lầm lớn là đem giá trị của ngày nay áp đặt cho thời xưa rồi phê phán lung tung mà không hiểu rằng mỗi thời đại sẽ tự thành hình các cung cách xử sự phù hợp với thời đại mình đang sống.
Như chuyện Lưu Bình Dương Lễ thì họ phê phán Lưu Bình đã đem vợ tặng cho Dương Lễ mà không biết rằng điều đó là bình thường và là cách xữ sự tỏ ra tôn kính với bạn thân của thời xa xưa đó.
Họ lại bắt đầu phê phán ông bà ta ngày xưa tại sao đổ xương máu giành độc lập trong khi nhiều nước không hề tốn xương máu mà ngày nay vẫn giành được độc lập ?
Nếu ông bà ta hèn nhát và cứ đầu hàng cho xong thì giờ đây chúng ta đang nói tiếng tàu chứ chẳng phải tiếng Việt nữa và nếu như ngày nay cho rằng tư tưởng đó là đúng đắn thì việc gì phải trang bị tàu ngầm làm gì, cứ thần phục thằng tàu cho xong rồi thế nào nó cũng trã độc lập thôi mà ! việc gì phải lên tiếng chửi bới.
Trường hợp các nước Úc, New zealand cũng chỉ là trường hợp may mắn vì sự thay đổi của thời đại cho nên không còn chính sách thực dân kiểu cũ nữa chứ nếu không thì dân các nước này bây giờ vẫn chỉ là nô lệ cho kẻ khác mà thôi.
Cứ lý luận theo dạng trên thì ngày xưa dân Châu Phi bị bắt làm nô lệ chắc hẳn là những người vô cùng thông minh sáng dạ và có tầm viễn kiến vì họ biết thế nào con cháu họ sẽ trỡ thành Black American như ngày nay nên họ rất ” vui vẻ” làm nô lệ ?
Việc các nước Úc, Scotland không muốn giành độc lập là đúng đắn vì hiện nay nằm trong khối liên hiệp Anh vẫn có lợi hơn, trong khi một số các nước thuộc liên hiệp Pháp thì vẫn muốn tách ra bỡi đơn giản là chính sách đối với thuộc địa của Anh và Pháp khác nhau.
Tôi muốn kết luận là chuyện đúng và sai theo thời gian nó cũng có thể thay đổi vì những mối quan hệ xung quanh nó đã thay đổi. Ta có thể dùng lịch sử để phân tích và suy gẩm tìm cách giải quyết cho hiện tại nhưng nếu áp đặt để người xưa phải có suy nghĩ giống mình là vừa không đúng đắn lại vừa thiếu hiểu biết.
Nhân đây tâm sự thêm với các bạn là vào những năm 1990 khi trực tiếp làm người quản lý lao động khi thấy người công nhân làm việc cực khổ với đồng lương rẻ mạt. Tôi chợt thấy xót xa day dứt khi nghĩ đến hàng triệu người ngã xuống cho độc lập dân tộc vì sợ ngoại bang dày xéo quê nhà, sợ ngoại bang đào bới tài nguyên, bắt dân ta làm nô lệ nhưng giờ đây sau khi giành độc lập thì chính chúng ta lại tự nguyện thay ngoại bang để làm những điều đó, nghĩa là tự mình đào bới tài nguyên, tự mình trã lương rẽ mạt cho công nhân đễ có giá cả thấp mà cạnh tranh xuất khẩu….như vậy xương máu đổ xuống vô ích hay sao ?
Chính sách thực dân mới là như vậy. Chính sách toàn cầu hoá kinh tế là như vậy. Nếu chúng ta cứ mải mải yếu kém có nghĩa là chúng ta mải mải làm nô lệ cho dân tộc khác dù là ta đang sống trong một quốc gia có chủ quyền.