Kỷ nguyên của thời đại điện toán hóa toàn cầu đã làm cho chúng ta không còn đủ thời gian để nghĩ đến những đều thật là đơn giản.
Những câu hỏi đơn giản thể hiện tình con dành cho Mẹ Cha, có thể chúng ta trả lời rất hay, nhưng chưa hẳn suốt cuộc đời của chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện được!
Chín tháng cưu mang tạo cho ta một hình hài, dòng sữa ngọt ngào để ta bắt đầu bước vào cuộc đời. Ngày đầu tiên đến trường cũng từ bàn tay ấm áp vỗ về và dẫn dắt của người từng mang nặng đẻ đau, để từ đó ta học hỏi kiến thức và khôn lớn lên cho đến ngày trưởng thành.
Có lẽ trong chúng ta không bao giờ có được người Me thứ hai trong cuộc đời, đã tạo ra hình hài mà chúng ta đã có cho đến ngày hôm nay! Chúng ta chỉ được sanh ra một lần và không bao giờ được sanh ra lần thứ hai.
Tiên tài danh vọng địa vị rồi cũng rời xa chúng ta, duy nhất chỉ có một vòng tay yêu thương và đầy khoan dung mở rộng chờ đón chúng ta, đó là vòng tay của Mẹ. Nơi chan chứa tất cả những bình yên hạnh phúc nhất và cũng là điểm tựa an toàn nhất trong cuộc sống của chúng ta.
Ngày 12-05-2013, ngày dành cho các bà Mẹ tại các quốc gia phương tây để kỷ niệm tôn vinh các bà mẹ và các bà làm mẹ. Ngày của mẹ được tổ chức vào những ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất trong tháng ba, tháng tư hoặc tháng năm.
Một bó hoa hồng, hoa cẩm chướng hoặc hoa tulip dành cho những người mẹ còn hiện diện trên cõi đời này.
Những nén nhang thơm dâng lên cho những người mẹ không còn hiện diện trong cuộc sống, để từng lúc gần gũi, khuyên nhủ và lo lắng cho chúng ta.
Ngày của Mẹ có nguồn gốc từ đầu những năm 1600 tại Anh nhưng những người Anh di cư sang lục địa mới (Mỹ) lại không duy trì ngày lễ này. Mãi đến năm 1914, vị Tổng thống thứ 28 của nước Mỹ Woodrow Wilson mới ký sắc lệnh chính thức công nhận ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm là Ngày của Mẹ trên toàn nước Mỹ. Đây được xem là một trong những ngày lễ lớn nhất của Mỹ.
Khắp một vòng thế giới, 24 giờ trong ngày chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 5 đều là những giây phút người mẹ hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc. 24 giờ so với 8.736 giờ trong năm quả là quá ít, nhưng dường như bấy nhiêu cũng đủ “năng lượng” để các bà mẹ tiếp tục thực hiện thiên chức cao cả của mình
Ở Việt Nam, ngày của Mẹ (hay còn gọi là Ngày Hiền mẫu) thường được gắn với ngày 8/3, 20/10 hoặc lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) để tôn vinh những người mẹ hiền. Gần đây, với sự hòa nhập nền văn hóa chung của thế giới, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có thêm ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 là ngày của Mẹ theo nhiều nước phương Tây.
Tại các quốc gia tây phuơng, họ xem ngày của mẹ rất là quan trọng vì ngày nầy chinh các bà mẹ sẽ được tận hưởng ngày dành cho riêng mình trong bầu không khí gia đình. Các con của bà sẽ làm bữa ăn sáng và phục vụ mẹ ngay tại giường. Hoa, thiệp, nước hoa, trang sức sẽ là những món quà được tặng nhiều nhất. Sau đó bà sẽ được các con dẫn đi chơi, đến những nơi bà thích nhất.
Nhiều gia đình người Úc, họ sẽ đến tận trung tâm dưỡng lão để rước mẹ của họ về với gia đình, hoặc là đi ăn tại những nhà hàng ăn sang trọng. Sau những giờ phút vui bên những đứa con và những đứa cháu, họ sẽ nhận rất nhiều bông hoa và quà tặng, sau đó họ sẽ được con của họ đưa về viện dưỡng lão. Để rồi những ngày kế tiếp họ trở lai kiếp sống không con, không cháu không thân nhân sống bên cạnh. Họ đã phải sống trong cô đơn và chờ đợi đến những ngày cuối tuần, nếu các con của họ có thời gian sẽ đến thăm. Ngày tháng năm trôi qua, cứ như thế để chờ đến ngày được bảo lãnh đi theo diện đoàn tụ ông bà tổ tiên!
Một số tổ chức ho cùng làm việc với giới truyền thông và cộng đồng nói chung, để nâng cao nhận thức về sự kiện ngày của Mẹ, nhằm mục đích gây quỹ cho hoạt động từ thiện hoặc phi lợi nhuận.
Tổ chức đi bộ hoặc chạy để quyên góp tiền cho các chương trình như: Nghiên cứu ung thư vú, ung thứ tử cung v.v.
Nhiều gia đình cũng có thể tổ chức một bữa ăn ngoài trời trong công viên hay bãi biển vào ngày của Mẹ, nếu thời tiết cho phép.
Ngày của Cha cũng được tổ chức tại Úc vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Chín để vinh danh những người cha.
Tình yêu thương của Mẹ là năng lượng cho phép một con người bình thường có khả năng làm nên những chuyện phi thường.
Nơi nương náu yên ổn nhất của chúng ta chính là lòng mẹ.
Không có hạnh phúc nào to lớn bằng Cha Mẹ thấy con cái mình trưởng thành.
Khi mẹ cho con – mẹ con cùng cười; khi người con cho mẹ – mẹ con cùng khóc.
Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình.
“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!”.
Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời.
Và cho dù có đi và ở đâu, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ của chúng ta …
“Con đi đâu? Con sống ở đâu? Con làm gì? Con vẫn là đứa con của mẹ.”
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha….
Ai còn Mẹ xin đừng làm mẹ khóc.
Đừng để Mẹ buồn trên mắt Mẹ nghe không?
Tài liệu tham khảo
- http://en.wikipedia.org/wiki/Mother’s_Day
- http://www.mothersdaycelebration.com/
- http://www.huffingtonpost.com/deanna-brann-phd/making-mothers-day
- http://www.timeanddate.com/holidays/australia/mother-day
- http://chipbong.info/read.php?13
- http://www.bing.com/images/search?q=mother+day+2013
* Trang này được xem 3826 lần
Mấy bữa em lo …ăn chơi qúa nên bi giờ LB hú em vào mới thấy bài này …Thank you anh Hiếu …nhớ tuần trước em có 1 ngày duy nhất trong năm… “được” ..nằm trên giường ăn sáng…còn Mum em gìa rồi nên ngày nào cũng “bị” ăn trên giường
Lan A ơi! Anh thấy ở đây mổi tuần ngày thứ bảy và chúa nhật là ngày các Cô có quyền nằm để nghỉ ngơi mà. Việc thức dậy chạy ra cửa hàng mua bánh mì về làm trứng chiên và cam vắt, đó là việc làm của các Anh. Có nhẽ Lan A nên nhắc nhở Anh xã ở nhà xem lại, có như vậy mới công bằng chứ!
Hihi đừng nghe lời anh Hiếu xúi dại chị Lan A ơi. Có mà mở mắt thấy ‘ trứng sao tựa cục than hoặc cá sao còn cả đuôi ‘ thì khóc ra tiếng …. Kampuchia luôn đó chị
các bạn bên Úc có biết thêm về những tin tức số 460 thuyền nhân vượt biển của VN đã đến lãnh hải Úc , tương lai của họ sẽ ra sao ? Mong ai biết chia sẽ thêm
mk