Một lần nào đó khi chúng ta thưởng thức bài hát “Quê hương là chùm khế ngọt” thơ Đỗ trung Quân, nhạc Giáp văn Thạch, trong đó có đoạn khi nghe đến hẳn làm cho mình phải suy tư và ray rứt:
Quê hương mỗi người chỉ một,
Như là chỉ một Mẹ thôi,
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người.
Xin gởi lời chúc mừng cho tất cả các Ông được về VN rất vô tư và Bà xã đồng ý cho về VN một cách thật là tự do và thoải mái. Đồng thời cũng chúc mừng các ông vì bà xã của các ông không bị lây bệnh mà các bà xã ở ngoại quốc đang mắc phải là: Không đồng ý ký giấy nhập cảnh vào VN cho các ông Chồng đang sống chung. Đây là một căn bệnh ung thư mà không một loại thuốc nào có thể chữa được.
Phong tục và tập quán VN đã trói buộc người phụ nữ luôn bảo vệ hạnh phúc và gia đình cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt. Ngẫm nghĩ các bà bị căn bệnh này cũng khá đúng, như nhiều lần tôi thường ca ngợi: Không ai có một lòng chung thủy và tận tụy lo lắng cho Chồng và Con bằng người phụ nữ VN.
Nghĩ lại cũng thiệt thòi cho các bậc đàn ông mình, những người nghiêm chỉnh nhất trong những người lộn xộn thì bị vạ lây. Về với mục đích khá rõ ràng cũng chỉ vì “Quê hương là chùm khế ngọt “. Nhưng các bà lại chẳng bao giờ tin, các Bà luôn luôn nghĩ rằng đàn Ông mình về VN cũng chỉ vì Cam và Bưởi! Mà cũng đúng thật, cam mà gặp phải cam sành thì ngọt tuyệt vời, bưởi mà là bưởi Biên Hòa thì còn gi sánh bằng. Các bạn mình thử nghĩ xem hát Karaoke mà có ly cam tươi vắt uống và ăn bưởi Biên Hòa thì tin chắc rằng mình có hát dở cũng thành hát hay nữa.
Khổ nỗi cho các ông chồng không còn thân nhân ở VN cũng như thân nhân của Bà Xã thì việc về VN thì xem như nó xa vời vợi! Tạo cho các đấng đàn ông nhà mình không còn biết chùm khế ngọt của mình ở đâu nữa?
Ở nơi đây, như cac ông tuổi 50+ đi mua sắm mà gặp phải các cô gái nhỏ tuổi VN , thì được gọi ngay là Chú hoặc là Bác xưng con. Trong khi đó ở VN thì mình tìm tiếng gọi đó ở các quán cà phê và nhà hàng ăn cũng hơi khó đấy. Luôn được gọi là Anh và vẫn là Anh, nghe sao mà nó ngọt ngào còn hơn đường Thốt Nốt nữa.
Bản chất là người đàn ông, mình thấy người nghèo lại hay thương xót và tận tình giúp đỡ, mà cũng kỳ thật! Ở VN các cô gái sao mà nghèo quá, nên ăn mặc quần áo bị thiếu vài nhiều quá, nên rất dễ động lòng các đấng mày râu. Nhất là các anh VN ở ngoại quốc về quê chơi, nhận thấy rằng sao mà quê hương mình nghèo quá, nên các cô bé mới như thế!
Thế là nhắm mắt ra tay giúp đỡ một cách vô tư! Từ điểm này đã nảy sanh ra nhiều chuyện nửa khóc nửa cười của nhiều gia đình VN đang sống yên ổn nơi xứ người.
Hiện nay có một dịch vụ được trả khá nhiều tiền từ các bà có chồng đi về VN một mình cũng như các Ông già mê của lạ. Đó là dịch vụ “Thám tử” họ sẵn sàng cung cấp mọi chi tiết 24/7 bằng hình ảnh rõ ràng, nên các ông mình cũng hãy nên cẩn thận đấy, khó chạy tội và thề thốt nầy nọ khi có bằng chứng quá xác thực.
Nhiều anh sau chuyến về VN thăm quê hương, khi trở lại, nhận phải hậu quả rất ư đơn giản, là được bà xã đưa ra tòa “ly dị”, phân chia tài sản. Mà các Anh VN mình cũng khá bản lãnh, đúng là bậc “Quân tử” nếu đem so với các ông chồng bản xứ, thông thường khi ra tòa ly dị, thì các ông VN mình đi ra khỏi nhà bằng đôi bàn tay không, chỉ với một túi quần áo, tất cả đều cho lại vợ và con. Khuynh hướng cuả các ông: “Khi đồng bào không tin tưởng tôi, thì tôi sẽ từ giã đồng bào ra đi bằng đôi bàn tay không và làm lại cuộc đời mới”.
Sau đó thực hiện chuyến trở về VN bảo lãnh “người tình Visa và là người vợ quốc tịch” qua đây xây lạị lâu đài tình ái. ( Tình tiết những cuộc tình nầy thật là lâm ly và bi đát. Không giấy viết nào diễn tả hết!).
Nhiều ông cũng khá có lý, để chứng minh người đàng hoàng nhất trong những người lộn xộn, lý luận như thế nầy với Bà Xã:
“Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với vợ còn hơn ở tù.”
Đa số đàn ông VN ở xứ người sau giờ làm việc hầu như tất cả chỉ có nhiệm vụ lái xe thẳng về nhà với gia đình, có muốn gặp bạn bè ăn nhậu cũng chẳng có ai đồng tình với mình. So ra làm gì mà diễm phúc như các đấng đàn Ông bên VN, sau giờ làm việc là đến các quán ăn nhậu, nhà hàng karaoke và mọi thứ trên đời để thưởng thức hương vị của cuộc đời sau những giờ phút làm việc mệt nhọc. Mặc kệ vợ con ở nhà ra sau thì mặc ra sao! Còn đàn ông ở đây về phụ một tay việc nhà cùng với bà xã và lo cho các con.
Sự thay đổi hằng ngày, hằng giờ và hằng phút khá chóng mặt của xã hội VN hiện nay, làm cho anh em mình cũng muốn về VN để thấy tận mắt. Các bà thì cũng khá tự tin, với sự quan tâm của chính phủ cũng như các sự giúp đỡ của các cơ quan thiện nguyện, nên các Bà chỉ cần phán cho vài câu thế là Anh Em phải cần suy nghĩ lại:
“Ở tù không chịu ở tù, muốn child support (phụ cấp nuôi con) Bà đưa ra tòa.”
Đàn ông nghe câu này là mồ hôi muốn ướt cả áo! Tuổi như các ông 50+ thì bây giờ chỉ còn vài năm nữa là về hưu, lấy đâu mà có thể phụ cấp nuôi con cho đến tuổi trưởng thành. Đối với các ông có con đã lớn thì đỡ, nhưng nhiều ông ở đây con hãy còn nhỏ tuổi nên cũng đành.
Ở tù cho có chăn ấm, nệm êm, không dám nghĩ đến “Quê hương là chùm khế ngọt” đó là lẽ tất nhiên, nhằm mục đích hưởng được sự an nhàn và chăm sóc cho tuổi già sắp đến.
Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
*Ghi chú: Bài viết hoàn toàn không có mục đích chỉ trích và ám chỉ bất cứ một ai, nếu có sự trùng hợp xảy ra.
* Trang này được xem 4639 lần
Lâu quá rồi mới được đọc bài viết của anh Hiếu . Hình như ý tứ trong đây có phần nghẹn ngào uất ức và ganh tỵ về hoàn cãnh tự do của tui đó nghe, có lẽ không chỉ riêng anh mà anh còn viết thay cho anh Phước và anh Kiệt nữa thì phải he.he.he …..
À mà anh Hiếu ơi ! Cái vụ mà các cô nàng trẻ trung đáng tuổi con cháu mà cứ gọi anh là Anh thì không chỉ ở VN mà bất kỳ chốn phong trần nào dù ở Mỹ hay ở Úc, Canada, Pháp …. thì cũng đều như vậy cã . Bác Hiếu cứ gọi người ta là em rồi lại trách người ta sao được . Anh cứ thữ gọi các nàng là con rồi xưng là chú bác thì người ta sẽ ngoan ngoản gọi theo thôi, chỉ e là khi các nàng gọi anh là anh rồi thì bác Hiếu cứ im lặng và chấp nhận một cách sung sướng he.he.he….
” Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn ” từ lâu nay đọc câu này trong hoàn cảnh mà anh đang đề cập tới, tui thấy không ổn chút nào cã, nó lộ rỏ sự miễn cưỡng, mang tính chất ” ngậm cười nơi chín suối ” hơn là sự so sánh công bằng . Trong hoàn cảnh này nếu phát ngôn vô tư và thực chất hơn thì phải là ” Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục …. cũng là cái ao ” Nghĩa là đành phải bằng lòng với cái mình có vậy .
Thiệt tình là như vậy, già thì xấu, trẻ thì đẹp, đó là chuyện đương nhiên không thể nói khác được . Thiên hạ ai cũng mơ sẽ được sánh đôi cùng Tiên Nữ chứ nào có ai mơ được sánh đôi cùng Bà Tiên đâu ? Dù là đẹp như tiên đi nữa thì người ta cũng chẳng ai chọn bà tiên bao giờ .
Đoạn ghi chú ” Bài viết hoàn toàn không có mục đích chỉ trích và ám chỉ bất cứ một ai, nếu có sự trùng hợp xảy ra ” thiệt ra không cần đâu anh Hiếu ơi, trang web này lập ra để bạn bè cùng trò chuyện xã stress, dù có trùng với hoàn cảnh ai đó thì cũng bình thường thôi, dù có cố tránh né rồi thì cũng sẽ đụng, cứ bộc bạch thoãi mái cho đời thêm tê tái, nếu lở có ai phàn nàn thì mình xin lổi một tiếng là xong, lần sau ta lại tiếp tục nói nữa . Nếu người ta cố tình bới lông tìm vết thì dù anh tránh né kiểu nào cũng không thoát được . Anh là Anh mà Tôi là Tôi làm sao suy nghĩ giống nhau được . Anh đừng ngại ! cứ viết cho thoải mái đi, nếu tui thấy ngứa lổ tai thì tui comment phãn bác vài câu cho vui như tui đã từng làm vậy mà . Cái bài Tán Phét Về Thuốc Lá cũng trong mục đích phãn bác bài sưu tầm về tác hại thuốc lá của anh đó thôi ! Anh em mình cứ vui vẽ yêu đời là được rồi !
Mại dô ! Chùm Khế Ngọt đây !!!!!!
Tin hành lang là có mấy chị dâu đút lót ăn uống gì cho anh Hiếu nên mới có bài viết này đó anh Trúc ơi. Còn mấy anh CT nhà mình thì hôm qua em gặp anh Hùng đại diện cho Nam nhi CT tuyên bố về VN 3 tháng … vẫn chưa đủ, anh Thức nhà mình còn có nguyên một bí kiếp ” Làm thế nào để về thăm quê nhà VN nhanh nhất và hợp lý” chuyện có thiệt 100% luôn . Anh Thức không hối lộ sinh tố . Em kể
Hôm qua anh Hiển nhà mình hỏi anh Phước ‘ Bác ở nhà có khoẻ không? Năm nay Tết Phước có về thăm Bác không? ‘ anh Phước quay trả lời mà mắt không nhìn anh Hiển lại nhìn bà xã. Hehehe kỳ ha.
Anh Trúc, KDinh ơi ới!
Thật tình mà nói, Anh chẳng được đúc lót gì đâu! Anh thấy các Chị bà xã các Anh ở đây và các cô Em CT drzễ thương quá và rất chăm sóc các Anh Xã, nên anh viết ra hầu để tránh những việc có thể xãy ra. Các bạn thấy không đa số gia đình các Anh ở đây của ăn của để, nhà ở, nhà cho thuê và nhiều thứ nữa, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Nhỡ các Anh gặp phải “Người tình visa, người vợ quốc tịch” thì nguy quá, vì tự ái không ai nhường ai!!
Ở tuổi như các Anh Em mình thì làm sao làm lại từ đầu được nữa?
Một ngày vui vẻ nhé
A Anh Trúc nầy!
Bài viết này tớ viết hầu thay mặt cho các ông (nghiêm chĩnh nhất trong những người đàn ông lộn xộn).
Không ganh tỵ đâu! Chị cảm thấy không công bằng, vì các ông chậm tay chậm chân chưa được gì thì bị ngăn cản rồi. Cho nên mỗi lần nghĩ đến “Quê hương là chùm khế ngọt” thì các ông ở đây gặp rất nhiều khó khăn với bà xã ở nhà, trong khi xin giấy vào VN từ tòa đại sứ bây giờ rất dễ dàng.
Còn việc ông anh nói cứ gọi là em thì các cô kêu lại mình là Anh.
Oh! Ở đây chưa kip gọi Em là được gọi là bác và chú rồi, công nhân ông anh mình can đảm thiệt đó.
Nếu có dịp tớ sẽ nói và giải thích “Người tình visa, người vợ quốc tich” đây là những câu chuyện có thật nơi xứ người đó và một số mánh khóe của các cô người tình nhí của các ông Vịt kiều v.v.
Một ngày vui vẻ nhé.
Gặp nhau chung một mái trường.
Thân thương rồi đặng vấn vương nẻo về.
Bạn đi bõ lại phu thê.
Đường về nẻo giác Bồ Đề nơi Tâm.
Thứ Sáu 13 – Friday 13th
Cảnh đẹp của đại dương bao la đã cho chúng ta rất nhiều bài hát, cũng như những chuyện tình thật là lãng mạng của những đôi nam nữ lúc yêu nhau. Bờ biển trải dài cát màu trắng, với những dãy cây thông, hình thành những phong cảnh tuyệt vời mà thiên nhiên đã cho chúng ta chiêm ngưỡng. Bạn đã bao giờ được sống lênh đênh trên biển cả, để tận mắt nhìn thấy cái vẻ đẹp lúc ánh bình mình và buổi hoàng hôn toả sáng dưới chân trời. Chung quanh chỉ toàn là nước và đường chân trời, một hình ảnh làm cho lòng người phải ray rứt, để nhớ, để thương, để yêu và để mơ mộng. Đẹp lắm! Khó giấy mức nào tả hết cái đẹp thiên nhiên của biển. Biển có thể làm nên những phong cảnh thật thanh bình, hữu tình và cũng có thể tạo nên những cơn thịnh nộ để giết người một cách không nương tay.
Theo như lịch trình ấn định, chiếc thương thuyền vận chuyển hàng hoá từ cảng Saigon đến bến cảng Hải Phòng. Hàng hóa đã bóc dở xong, tàu được di chuyển đến vịnh Hạ Long nơi có cảng Hòn Gai Cẩm Phả để xuống than đá mang về Saigon. Mọi thứ đã chuẩn bị cho chuyến hành trình trở về Saigon, tàu đã rời khỏi cảng than đá Hòn Gai trực hướng đi về Saigon. Mọi việc bình thường như bao nhiêu chuyến đi mà thủy thủ đoàn trên tàu thường xuyên đã từng làm. Mọi người đều có niềm vui sẽ gặp lại thân nhân sau những chuyến đi xa, các bác lớn tuổi thì sẽ được gặp lại vợ con và cháu. Các thanh niên trẻ sẽ về gặp lại người yêu và trao cho nàng, những món quà tặng, được họ mua nơi các bến cảng họ đến. Niềm vui mọi người đều lộ trên vẻ mặt của tất cả các thuyền viên đang làm việc trên tàu.
Họ sống và làm việc trên một chiếc thương thuyền, khi rời khỏi bờ những ngày lênh đênh trên biển thì họ giống như một gia đình cùng nhau làm việc và cùng nhau vui chơi.
Giờ nghĩ thì họ câu cá hoặc đánh cờ và đánh bài, giờ làm việc thì họ phải luôn bảo đảm con tàu đi đến nơi về đến chốn. Ai cũng đều có một trách nhiệm riêng biệt, họ sống rất hòa thuận, gắn bó và thân thiện. Thời gian đó mọi thứ vẫn còn thô sơ, không hiện đại giống như thời kỳ điện toán hiện tại, liên lạc thông tin về khí tượng và thường xuyên thông báo với công ty ở đất liền qua cái máy liên lạc đánh tính hiệu bằng tít tít te te.
Suốt ngày hôm đó, con tàu vẫn trực hướng đi theo quy định hướng của Thuyền Trưởng, cũng như các Thuyền phó. Họ là những người chịu trách nhiệm định hướng và tàu sẽ được lái đúng theo hướng vẻ trên hải đồ đã quy định. Bước vào ngày “Thứ Sáu 13” tàu vẫn bình thường, nhưng sau khi Thuyền Phó 1 giao ca lại cho Thuyền Phó 2 và thuỷ thủ lái cũng giao tay lái cho thủy thủ đi ca 2. Khỏan một tiếng sau, chiếc thương thuyền đã bị lọt vào vòng xoáy của cơn bảo với sức gió thật mạnh đang di chuyển vào VN. Con tàu xem như không thể nào đi ra khỏi vòng xoáy, mặc dù với sự cố gắng của Thuyền Trưởng và những người đang cầm lái. Suốt bao nhiêu tiếng chiếc tàu cứ để sóng gió dập dìu trông giống như một con ngựa chứng, cứ chao đảo và chạy vòng vòng theo vòng kính của trận bão. Thật là khủng khiếp cảnh tượng hết sức hãi hùng, sau bao nhiêu tiếng hầu như tất cả thủy thủ đoàn đã mệt lã người, vì say sống và đang nằm ngây ngất giao sinh mạng mình cho số mệnh.
Thuyền trưởng đã ra lệnh tất cả chuẩn bị mặt áo phao và báo trước là chiếc tàu sẽ bị đánh chìm bất cứ lúc nào. Một số người còn tỉnh táo, họ đã trang bị sẵn cho mình chiếc áo phao, còn một số nằm xem như không biết gì nữa. Cái chết đang đến với chiếc thương thuyền và sẽ mang theo sinh mạng của những người lớn tuổi và những chàng thanh niên đầy nhựa sống, họ vẫn còn trách nhiệm và bổn phận với cuộc sống của những bà vợ, những đứa con và những người yêu bé nhỏ đang chờ đợi tai Saigon.
Riêng đối với những chàng trai trẻ thì xem như không còn dịp gặp lại người yêu, để trao những món quà họ đã mua ở bến cảng họ đến.
Cuộc sống khi cái chết đến thì ta không thể nào hoãn lại, khi chưa đến diện đi đoàn tụ với Ông Bà thì ta sẽ vẫn phải sống để trả nợ cho hết kiếp làm người. Có lẽ vì số của những thuyền viên trên chiếc thương thuyền trên, chưa đến lúc để gặp mặt diêm vương, nên họ vẫn thoát được cơn bão thật là nguy hiểm. Trong những giờ bão táp ào ạt đưa chiếc tàu mất phương hướng và phải di chuyển theo vòng nước xoáy, vị Thuyền Trường đã cố gắng hết sức với tránh nhiệm va sinh mang cuả các thuyền viên, cùng với vị thủy thủ trưởng là người đã trải quả hơn 35 năm kinh nghiệm đi biển đứng ra cầm tay lái. Sau hơn 6 tiếng chống chọi với cơn bảo và vòng xoáy, chiếc tàu đã ra khỏi được quỹ đạo của cơn bảo. Con tàu tiếp tục chuyển hướng đi vào Đà Nẳng để tạm tránh bảo và tu sửa một số trang thiết bị hư hại, cùng việc để thuyền viên trên tàu trấn an lại sau biến cố quá khủng khiếp.
Cái sống và cái chết chỉ cách nhau một tích tắc, nếu như hôm đó cơn bão nhận chìm chiếc thương thuyền trên. Hẳn biết bao nhiêu người thân của những thuyền viên đang ở Saigon sẽ không có cơ hội để gặp mặt, cũng như một lời nói vĩnh biệt cho người thân của họ.
Ngày đó “Thứ sáu 13” cách nay hơn 35 năm hẳn là một ngày đáng nhớ, để kiểm nghiệm lại “friday 13th” mà người phương tây rất là e dè cho mọi việc trong ngày nay. Ngày này đối với người tây phương là ngày kém may mắn.
Riêng đối với người Việt mình nghĩ thế nào về ngày này?
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết.
Tiếng Việt!
Mấy hôm nay, mình đọc các lời phản hồi của ông Anh CTC làm mình cũng khá phân vâng lắm. Cách viết của ông Anh vì không bỏ dấu, nên đọc cũng không hiểu chính xác lắm, về nghĩa cũng như ý của ông anh nói. Công nhân ông anh đọc đáo thật, lúc trước tớ thường bị các Cô KT va Xlan trong nhóm thường hay nhắc nhở rằng: Nếu đọc không hiểu, thì cứ đọc ngược, rồi lại đọc suoi, đọc đứng và đọc ngang. Nay thì bị ông anh viết không dấu thiệt tình lai càng bí thêm, cũng tại cái tội của mình quá lười biến không thường đọc truyện, cũng như thường xuyên trao dồi tiếng Việt của thế kỷ thứ 21.
Tiện dip làm mình nhớ lại câu chuyện xảy ra cách này cũng gần 2 năm tại Saigon.
Hôm đó vào một buổi trưa nắng, với cái nóng của Saigon lẫn tiếng ồn ào xe gắn máy và khói bụi, làm mình chỉ mong muốn đi vào một quán coffee, để tránh nắng và sự náo nhiệt của đường phố. Đang đứng chờ người bạn trước tương Đức Mẹ ở nhà thờ Saigon gần bưu điện. Đằng xa, có một cô gái trong còn trẻ, quần aó tươm tất và thuộc diện đẹp. Cô lái chiếc xe mới đẹp, cô lái đến và dừng xe gần nơi mình đang đứng. Mọi việc thì mình thấy đó là chuyện thường, cô đến đó là cô đến đó, còn tôi đứng dậy thì tôi đứng đây. Một lát sau cô chạy xe đến và đứng trước mặt mình cười và nói: Anh vui vẻ không?
Theo phản ứng tự nhiên thì mình cũng cười và trả lời như sau: Cám ơn Cô, tôi vui vẻ lắm.
Cô vẫn dừng xe trước mắt nhìn mình và hỏi lai một lần nữa: Em hỏi Anh! Anh vui vẻ không?
Với cái hiểu đơn giản như những gì người tây phương hỏi nhau ở đây, khi họ thấy mình lo lắng hoặc đang phiền muộn một điều gì đó.
Mình vẫn cười và tự nhiên trả lời: Cảm ơn Cô, tôi rất là vui vẻ.
Cô ấy đã tỏ vẻ ngạc nhiên nhìn mình một cách rất chăm chú, có lẽ trong đầu cô ấy nghĩ rằng mình đã tự hành tinh nào đến đây thì phải? Sau đó Cô cười mỉm và lái xe biến mất, không hề nói thêm một câu.
Khi mình gặp người bạn cùng nhau đến quán coffee, mình đã kể lại câu chuyện vừa xảy ra. Thì họ chỉ cười và nói: Cô ấy nói một đàng, bạn hiểu một nẻo. Saigon bây giờ tiếng Việt mình phong phú lắm, các niống ở ngoài quốc lâu không cập nhật kịp đâu.
Sau khi đó, mình được giải thích rất cặn kẻ thì mới hiểu ra, chỉ biết cười và cười Sàigon muôn màu muôn vẻ.
Nghỉ lại thật buồn cho mình, khi về đất nước nơi có tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã sanh ra mình, mà người Việt hỏi chuyện, mà mình vẫn không hiểu hết ý nghĩa của câu nói, như vậy mình là ai?
Đó là những câu hỏi luôn luôn ẩn hiện trong đầu, khó có thể tìm được câu trả lời hợp lý nhất.
Qua rồi!
Tuổi trẻ tràn đầy sôi nổi nhiệt huyết nhưng rất bồng bột, ấu trĩ, thiển cận và cục bộ. Khi rời khỏi trường học mình đã theo học và đi vào một lãnh vực chuyên môn khác . Khi được tận mắt thấy và va chạm voi “Thượng vàng hạ cám” bao nhiêu lý thuyết lẫn suy tưởng khi chạm tráng với thực tế, mọi thứ trên đời đều không theo sự hiểu biết đã được nhồi nặng. Từ đó dễ dàng biến đổi con người năng động, thành một người hoàn toàn thụ động và không muốn dính dáng mọi sinh hoạt cuả thanh niên với bất cứ hình thức nào! Cuộc sống trở nên xa lánh và không muốn liên hệ thân thiện với bất cứ một ai, mặc dù cuộc sống chung quanh rất là tốt đẹp, mọi người luôn sẵn lòng mở rộng vòng tay với sự thông cảm và thương yêu.
Ngày lặng lẽ ra đi rời khỏi trường, không một lời từ biệt bạn bè thân thiết, hình như trong mình có một cái gì đó? Vướng mắc hoặc là cố lẫn tránh cái quá khứ thật là giả tạo và không bao giờ trở lại thăm mái trường thân yêu tinh đến nay đã hơn 37 năm.
Sự thất vọng vô cùng lớn đã đột ngột tác động vào sự suy nghỉ, làm người trở nên lạnh nhạt hơn. Phải từ bỏ cái thời gian của thời quá khứ vô cùng sôi nổi, thân thiện cùng sự thương mến của biết bao nhiêu bạn nam lẩn nữ học chung trường ngày nào.
Mấy tháng nay vì cái bệnh quá lười biếng, nên không thể nào tán phét với các Bác nhà mình, thấy các Cô các Bác réo mà lòng cảm thấy bức rứt quá.
Sau lời phản hồi cho bài viết của KL,làm mình cũng đắng đo lắm:
Niên khoá 74 – 75 lần đầu tiên hiện diện lớp 10 CT5 nên có rất nhiều vấn đề về tình cảm bây giờ mới sáng tỏ, thời gian đó phải nói tỷ lệ nam nữ chênh lệch quá cao. Toàn trường toàn là nam chỉ duy nhất một lớp nữ, nên có rất nhiều chuyện để bàn.
Đến niên khoá 75- 76 cho đến khi mình rời bỏ trường trong sự lặng lẽ, phải nói lúc đó tỷ lệ lại nghiêng về phía nữ ! Thời gian đó, đa phần các đấng nam đi vào những công trường thủy lợi hoặc là đi làm nhằm mục đích giúp gia đình trong lúc kinh tế khó khăn. Nên các lớp vào học lực bấy giờ đa số là nữ nên trong sinh hoạt thanh niên trường lúc bấy giờ đa phần là nữ. Bây giờ khi nhớ lại thì phải nói hơi núi tiếc ! Biết bao nhiêu là ngọc quý và hoa quý hiếm trong sân trường mà không thấy, để rồi bỏ trưởng, bỏ lớp, bỏ bạn bè và thầy cô ra đi không hề có mục đích để trở lại thăm trường.
Đi vào một lãnh vực chuyên môn khác, hình như hai chữ CT đã bị bỏ quên trong khoảng thời gian quá dài. Đến năm 93 hay 94, sau khi tương đối ổn định cuộc sống xứ người, thì mình vẫn đi làm ban ngày và ban đêm đến trường để tìm chữ nghĩa, lúc này mình đang học bên Cao Đẳng. Tình cờ gặp người bạn sống chung ở đảo và cũng là bạn của Anh Kiệt họ đang học chung ở Đại Học. Sau khi giới thiệu với nhau thì mình mới biết Kiệt là dân CT. Vui vì gặp bạn học chung trường, nhưng buồn vì trong ký ức còn rất ít về hình ảnh của trường CT.Thế rồi thời gian lặng lẽ qua, mình cũng chẳng thiết tha gì với bạn học chung trường CT.
Đúng là cái duyên và cái nợ chưa hết, khi mình vào Đại Học năm đầu, thì lại tình cờ gặp lại AKiet, lúc bấy giờ anh đã lên học chương trình hậu đại học. Gặp nhau thăm hỏi cũng vui, rồi đường ai người nấy cứ đi, chẳng còn liên lạc gì với nhau nữa.
Vắng lặng một thời gian khi trên nhật báo của người Việt ở Sydney đăng tín: Thân mời các bạn học sinh học ở các trường kỹ thuật VN, đến thăm dự buổi tiệc gặp mặt các cựu học sinh của các trường Kỹ Thuật. Liên lạc với Kiệt hoặc Phước, đọc tên thì thấy quen rồi. Thế là mình cũng đến để được gặp lại một số bạn bè từng học CT. Sau khi tìm hiểu,thì biết rằng do sự nhiệt tình và tâm huyết của Kiệt và Phước nên mới có buổi họp mặt này. Nhưng dòng thời gian vẫn tiếp tục trôi, sau vài lần họp bàn mọi thứ và đang tiến hành tốt. Trong khi mình thấy có vài gút mắc cá nhân với sự thành lập của Liên Trường, rồi một lần nữa mình lặng lẽ biến, không ai có thể liên lạc được nữa.
Một ngày nọ tình cờ đọc báo, thấy trong mục nhắn tin: XLan tìm một người bạn nào đó cũng học CT. Cố suy nghĩ hình như tên XLan này là của lớp 10CT5, thế là một lần nữa mình lại đến với các bạn của CT. Gặp nhau lần này trong phong cách của các bạn học chung trường CT, sinh hoạt mang nhiều tính chất thân thiện của gia đình hơn. Thế là sự hiện diện của mình từ đó.
Nhờ trang web KTCTUC thì mình tìm lại được những người bạn học chung lớp 11T6 (74-75), kể đến là Ái Liên, Mai, KDinh, VTruc, Hiep, Duy v.v. Đặc biệt nhất là liên lạc lại được các bạn KHoa, KHuong, KChi, LanB, LLan, CTuyet, TVan. Các bạn đã cho mình một cơ hội họp mặt than thiện thật tuyệt vời ở Saigon, cùng với các bạn học lớp 11T6 ngày nào. Có lẽ đối với mình rất khó có lần thứ hai, hình ảnh thân thương và sự nhiệt tình của các bạn, sẽ được mình ghi nhớ mãi trong ký ức lần trở về VN năm 2012.
Ui anh Hiếu này , bỏ Kỹ thuật chuyển qua ngành thợ … lặn nên lặn tài tình luôn, mà cái vụ sinh tố nợ em còn dày cả cuốn sổ đó nha, đừng mong qụit nợ