Hôm qua Kiệt tui nhận được email của Sáu Nổ Trần Công Khanh 10CT3 (1973) MDC, bạn học của tôi từ lớp 6 ở P. Ký rồi cùng sang KTCT luôn vào năm 73, vì buồn ngủ nên chỉ đọc thoáng qua nhưng sáng nay, ngồi nhâm nhi cà phê một mình đọc lại thấy hay hay nên post lên đây để các bạn cùng thưởng thức.
Chào các Huynh Đệ!
Hằng năm cứ vào dịp đi cúng Thanh Minh lại nhớ mấy câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Mới đây vừa cúng Thanh Minh xong, muốn kể lại việc này cho các huynh đệ đọc chơi cho vui và cũng để hiểu thêm tục lệ này nơi miền quê, có lẻ các huynh chưa biết.
Ngày xưa ở SG, mình không biết đến ngày Thanh Minh, (hay tại mình không có gốc gác ông bà tại đây). Đến khi về quê (1978), năm đầu tiên theo chân giòng họ bà con lo việc cúng Mã ông bà, thấy lạ mắt và thích thú khi hiểu được ý nghĩa sự việc, và thời đó cảnh quan vùng thôn quê còn giử được vẻ đẹp mộc mạc, chơn chất nên hình ảnh, và sinh hoạt ngày lễ diễn ra giống như bức tranh mà cụ Nguyến Du đả khắc họa qua ngòi bút sắc sảo. Tuy biết đây là phong tục của người Hoa, nhưng qua bao đời cũng đã ảnh hưởng ăn sâu vào tín ngưỡng người VN, mang ý nghĩa tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” được duy trì và truyền mãi cho đời sau nối tiếp.
Ngày xưa, mỗi lần cúng Thanh Minh vui lắm ! người ta còn gọi là tết của người Âm, cũng gần giống như ngày tết, Mọi người dù ở xa mấy cũng gắng tề tựu về để lo sửa sang tu bỗ mộ phần của người thân, tổ phụ, và trước khoảng thời gian đó nửa tháng , gia đình nào cũng phải lo đi bồi đắp mã, tuy chân lắm tay bùn vất vả mà lại thấy vui khi nhìn mồ mả ông bà đươc đấp đầy đặn, bóng bẫy, cảm tưởng như vui lòng người đả khuất. Chợ búa xôn xao mua bán những ngày này để chuẩn bị cho việc cúng quãi, nhưng đến ngày cúng chánh thì chợ vắng hoe vì mọi người đều nghĩ để lo việc cúng kiếng.
Tờ mờ sáng, cỏ còn trơn ướt sương mai, mọi người đả dìu dắt, gồng gánh đồ đạc kéo nhau ra khu nghĩa địa (cách 2 km), dòng người đi như nước chảy, chen chúc như nhóm chợ cả con đường và tất cả đều cùng đi bộ trên con đường đất đá lõm chõm dẩn vào khu nghĩa địa. Dọc đường ngó qua ngó lại toàn là người xóm giềng thân thích, chào hỏi nhau khôn xiếc, cùng nhau trò chuyện thăm hỏi suốt con đường, dịp này trai thanh gái lịch len lén mắt liếc trộm nhìn nhau, gạ lời tán tỉnh, (6 Nổ cũng quơ được vài em). Đến nơi, đông nghẹt người đến viếng, mỗi 1 gò Mã nhìn như là một căn nhà với tất cả người trong gia đình. Thức ăn được bày biện ra đủ món, nhà giàu thường có 1 con Heo quay dưng lễ, giấy ngũ sắc được dán lên mã để trang trí, nhìn từ xa sẻ thấy như rừng hoa giấy phe phẫy theo gió, lấp lánh đủ màu sắc. Rồi thì khói nhang nghi ngút, lời khấn vái lâm râm mời người đả khuất về, và khi nhang tàn kết thúc việc cúng, công việc cuối là người ta đốt vàng bạc, luân phiên nhau từng ngôi mộ, lửa cháy lan vào cây cỏ, bốc lên trong gió thoảng mùi thơm khen khét, khói bay mù mù mờ cả một vùng trời, và trong màn sương khói đó ẩn mờ những gò mã nhấp nhô, ta có cảm tưởng như đả lạc vào cảnh giới của cõi âm cung và người Dương lẫn người Âm đang hồ hỡi nhập hội.
Sau khi hoàn tất việc cúng bái, tiếp đến nhà nào cũng ngồi lại quây quần ăn uống, giống như đi Pinic, rồi kéo nhau Mộ nầy sang thăm Mộ kia, thức ăn ê hề, rượu rót liền tay, ly nghĩa, ly tình mời nhau tưng bừng chè chén, thắm cạn mối tình làng nghĩa xóm, có khi “xĩn” quá kéo dài đến mặt trời lặn mới chịu quay về. Thời đó, tiết trời còn mát mẻ, nắng dịu không quá nóng bức như bây giờ, cây cỏ dại mọc tràn lan phủ xanh hai bên lối đi, chung quanh là đồng ruộng mênh mông, xa xa có những tàng cây bóng mát cho người nghĩ chân. Hình ảnh ngày hội có những nét đẹp sinh động như vần thơ miêu tả trong truyện Kiều.
Nhưng…..
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thời gian trôi qua, có nhiều nguyên nhân đả làm thay đỗi ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt của ngày lễ Thanh Minh, cùng với tính hòa hợp cộng đồng ngày càng phai nhạt.
Trước đây, nghỉa địa là khu đất hoang vắng, hiếm hoi có được vài nhà ở gần nhưng giờ tình trạng gia tăng dân số, người nghèo khổ đã tràn vào nghỉa địa lấn đất, dựng nhà sát bên mồ mã hay có khi cất trên nền mộ vô chủ. Họ chận rào ngăn ngõ khiến lối đi ngày càng khó khăn. Cuộc sống bần cùng khiến họ lợi dụng vào dịp Thanh Minh để kiếm sống bằng công việc đa phần bất thiện. Mặc nhiên chiếm hết đất đai khu nghĩa địa, họ không cho ai được đụng đến 1cục đất nào, họ nắm quyền định đoạt mua bán đất cho ai muốn đắp Mã hoặc chôn cất bằng giá thật đắt . Coi như họ có toàn quyền và chia nhau băng nhóm để quản lý, mọi chuyện gì liên quan đến khu đất này phải thuê họ mới xong việc được, nếu trái ý thì coi chừng mã mỗ bị đập phá hay vẽ bậy bạ vào mộ bia. Đến khi cúng kiến còn chưa yên, con cháu họ ùa vào giựt dọc, đỗ tháo cả đồ ăn, thức uống trong giống như cảnh cúng cô hồn rằm tháng bãy, mỗi lần cúng phải chia nhau canh giử nghiêm ngặt, kẻo không còn món gì mà cúng nói chi đến chuyện ăn uống. Đôi khi đang lum khum quỳ lạy, ngẫng lên chỉ còn cái dĩa không, thôi đành cuốn gói quay về cầu mong ông bà thương xót, thông cảm vì đám cô hồn sống quá đông !. Để tránh điều phiền toái nầy, giờ đây đa số chỉ đến cúng cho xong lễ rồi vội vả thu dọn ra về, không còn cảnh huyên náo ăn uống như ngày xưa, bọn cô hồn đành trơ mõ. Có năm , đọc báo được biết ở ngoài Bắc, ngày thanh minh có nơi còn bị quậy phá “dử dằn” hơn trong Nam. Tại những khu nghĩa địa cổ, bọn lưu manh còn đào mồ cuốc mã trộm hài cốt để tống tiền.
Ngày nay, đường xá rộng rãi, phẳng phiu. Phóng xe cái vù là tới ngay, tuy tiện lợi nhưng trong tẻ nhạt, mất đi cái vui khi tản bộ trò chuyện, gặp gỡ người thân quen. Đời sống miền quê ngày càng khó khăn, con cháu đa số phải trôi dạt lên thành thị kiếm sống, lượng người đi cúng ngày càng thưa thớt, không đủ mặt con cháu trong gia đình, có trường hợp còn phải bỏ tiền nhờ cúng dùm (nhất là người Việt ở Hãi Ngoại). Lại thêm môi trường cảnh quan giờ cũng thay đỗi nhiều, đồng ruộng không còn vì chuyển qua nuôi Tôm, nuôi cá nên cây cối bị đốn bỏ hết, màu xanh bao phủ không còn, đất đai khô cằn trơ ra, lại thêm biến đỗi khí hậu, nhiệt độ gia tăng, nóng bức khắp nơi, ngao ngán cho người đi cúng lễ.
Đời sống ngày nay có biết bao thay đỗi xảy ra với mọi thứ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì ngày lễ Thanh Minh mọi người vẫn duy trì gìn giữ. Nếu ngày này mất đi thì mộ phần của ông bà, người thân sẻ tiêu điều cùng mưa nắng, hay có khi sụp vỡ với thời gian (mã lạng), mất đi dấu vết mồ mã ông bà coi như mất đi tông tổ cội nguồn. Có lẻ cũng “đau đớn lòng” người đã khuất !
Câu chuyện có hơi dài dòng, Huynh đệ đọc chơi cũng mua vui được vài trống canh nhé.
* Trang này được xem 3782 lần
Hôm qua Kiệt tui nhận được email của Sáu Nổ Trần Công Khanh 10CT3 (1973) MDC, bạn học của tôi từ lớp 6 ở P. Ký rồi cùng sang KTCT luôn vào năm 73, vì buồn ngủ nên chỉ đọc thoáng qua nhưng sáng nay, ngồi nhâm nhi cà phê một mình đọc lại thấy hay hay nên post lên đây để các bạn cùng thưởng thức.
Chào các Huynh Đệ !
Hằng năm cứ vào dịp đi cúng Thanh Minh lại nhớ mấy câu thơ trong truyện Kiều của Nguyến Du:
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Mới đây vừa cúng Thanh Minh xong, muốn kể lại việc này cho các huynh đệ đọc chơi cho vui và cũng để hiểu thêm tục lệ này nơi miền quê, có lẻ các huynh chưa biết.
Ngày xưa ở SG, mình không biết đến ngày Thanh Minh, (hay tại mình không có gốc gác ông bà tại đây). Đến khi về quê (1978), năm đầu tiên theo chân giòng họ bà con lo việc cúng Mã ông bà, thấy lạ mắt và thích thú khi hiểu được ý nghỉa sự việc, và thời đó cảnh quan vùng thôn quê còn giử được vẻ đẹp mộc mạc, chơn chất nên hình ảnh, và sinh hoạt ngày lễ diễn ra giống như bức tranh mà cụ Nguyến Du đả khắc họa qua ngòi bút sắc são. Tuy biết đây là phong tục của người Hoa, nhưng qua bao đời cũng đã ảnh hưởng ăn sâu vào tín ngưỡng người VN, mang ý nghĩa tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” được duy trì và truyền mãi cho đời sau nối tiếp.
Ngày xưa, mỗi lần cúng Thanh Minh vui lắm ! người ta còn gọi là tết của người Âm, cũng gần giống như ngày tết, Mọi người dù ở xa mấy cũng gắng tề tựu về để lo sửa sang tu bỗ mộ phần của người thân, tổ phụ, và trước khoảng thời gian đó nửa tháng , gia đình nào cũng phải lo đi bồi đắp mã, tuy chân lắm tay bùn vất vả mà lại thấy vui khi nhìn mồ mả ông bà đươc đấp đầy đặn, bóng bẫy, cảm tưởng như vui lòng người đả khuất. Chợ búa xôn xao mua bán những ngày này để chuẩn bị cho việc cúng quãi, nhưng đến ngày cúng chánh thì chợ vắng hoe vì mọi người đều nghĩ để lo việc cúng kiếng.
Tờ mờ sáng, cỏ còn trơn ướt sương mai, mọi người đả dìu dắt, gồng gánh đồ đạc kéo nhau ra khu nghĩa địa (cách 2 km), dòng người đi như nước chảy, chen chúc như nhóm chợ cả con đường và tất cả đều cùng đi bộ trên con đường đất đá lõm chõm dẩn vào khu nghĩa địa. Dọc đường ngó qua ngó lại toàn là người xóm giềng thân thích, chào hỏi nhau khôn xiếc, cùng nhau trò chuyện thăm hỏi suốt con đường, dịp này trai thanh gái lịch len lén mắt liếc trộm nhìn nhau, gạ lời tán tỉnh, (6 Nổ cũng quơ được vài em). Đến nơi, đông nghẹt người đến viếng, mỗi 1 gò Mã nhìn như là một căn nhà với tất cả người trong gia đình. Thức ăn được bày biện ra đủ món, nhà giàu thường có 1 con Heo quay dưng lễ, giấy ngũ sắc được dán lên mã để trang trí, nhìn từ xa sẻ thấy như rừng hoa giấy phe phẫy theo gió, lấp lánh đủ màu sắc. Rồi thì khói nhang nghi ngút, lời khấn vái lâm râm mời người đả khuất về, và khi nhang tàn kết thúc việc cúng, công việc cuối là người ta đốt vàng bạc, luân phiên nhau từng ngôi mộ, lửa cháy lan vào cây cỏ, bốc lên trong gió thoảng mùi thơm khen khét, khói bay mù mù mờ cả một vùng trời, và trong màn sương khói đó ẩn mờ những gò mã nhấp nhô, ta có cảm tưởng như đả lạc vào cảnh giới của cõi âm cung và người Dương lẫn người Âm đang hồ hỡi nhập hội. Sau khi hoàn tất việc cúng bái, tiếp đến nhà nào cũng ngồi lại quây quần ăn uống, giống như đi Pinic, rồi kéo nhau Mộ nầy sang thăm Mộ kia, thức ăn ê hề, rượu rót liền tay, ly nghĩa, ly tình mời nhau tưng bừng chè chén, thắm cạn mối tình làng nghĩa xóm, có khi “xĩn” quá kéo dài đến mặt trời lặn mới chịu quay về. Thời đó, tiết trời còn mát mẻ, nắng dịu không quá nóng bức như bây giờ, cây cỏ dại mọc tràn lan phủ xanh hai bên lối đi, chung quanh là đồng ruộng mênh mông, xa xa có những tàng cây bóng mát cho người nghĩ chân. Hình ảnh ngày hội có những nét đẹp sinh động như vần thơ miêu tả trong truyện Kiều
Nhưng…..
Trãi qua năm tháng bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thời gian trôi qua, có nhiều nguyên nhân đả làm thay đỗi ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt của ngày lễ Thanh Minh, cùng với tính hòa hợp cộng đồng ngày càng phai nhạt.
Trước đây, nghỉa địa là khu đất hoang vắng, hiếm hoi có được vài nhà ở gần nhưng giờ tình trạng gia tăng dân số, người nghèo khổ đã tràn vào nghỉa địa lấn đất, dựng nhà sát bên mồ mã hay có khi cất trên nền mộ vô chủ. Họ chận rào ngăn ngõ khiến lối đi ngày càng khó khăn. Cuộc sống bần cùng khiến họ lợi dụng vào dịp Thanh Minh để kiếm sống bằng công việc đa phần bất thiện. Mặc nhiên chiếm hết đất đai khu nghĩa địa, họ không cho ai được đụng đến 1cục đất nào, họ nắm quyền định đoạt mua bán đất cho ai muốn đắp Mã hoặc chôn cất bằng giá thật đắt . Coi như họ có toàn quyền và chia nhau băng nhóm để quản lý, mọi chuyện gì liên quan đến khu đất này phải thuê họ mới xong việc được, nếu trái ý thì coi chừng mã mỗ bị đập phá hay vẽ bậy bạ vào mộ bia. Đến khi cúng kiến còn chưa yên, con cháu họ ùa vào giựt dọc, đỗ tháo cả đồ ăn, thức uống trong giống như cảnh cúng cô hồn rằm tháng bãy, mỗi lần cúng phải chia nhau canh giử nghiêm ngặt, kẻo không còn món gì mà cúng nói chi đến chuyện ăn uống. Đôi khi đang lum khum quỳ lạy, ngẫng lên chỉ còn cái dĩa không, thôi đành cuốn gói quay về cầu mong ông bà thương xót, thông cảm vì đám cô hồn sống quá đông !. Để tránh điều phiền toái nầy, giờ đây đa số chỉ đến cúng cho xong lễ rồi vội vả thu dọn ra về, không còn cảnh huyên náo ăn uống như ngày xưa, bọn cô hồn đành trơ mõ. Có năm , đọc báo được biết ở ngoài Bắc, ngày thanh minh có nơi còn bị quậy phá “dử dằn” hơn trong Nam. Tại những khu nghĩa địa cổ, bọn lưu manh còn đào mồ cuốc mã trộm hài cốt để tống tiền.
Ngày nay, đường xá rộng rãi, phẳng phiu. Phóng xe cái vù là tới ngay, tuy tiện lợi nhưng trong tẻ nhạt, mất đi cái vui khi tản bộ trò chuyện, gặp gỡ người thân quen. Đời sống miền quê ngày càng khó khăn, con cháu đa số phải trôi dạt lên thành thị kiếm sống, lượng người đi cúng ngày càng thưa thớt, không đủ mặt con cháu trong gia đình, có trường hợp còn phải bỏ tiền nhờ cúng dùm (nhất là người Việt ở Hãi Ngoại). Lại thêm môi trường cảnh quan giờ cũng thay đỗi nhiều, đồng ruộng không còn vì chuyển qua nuôi Tôm, nuôi cá nên cây cối bị đốn bỏ hết, màu xanh bao phủ không còn, đất đai khô cằn trơ ra, lại thêm biến đỗi khí hậu, nhiệt độ gia tăng, nóng bức khắp nơi, ngao ngán cho người đi cúng lễ.
Đời sống ngày nay có biết bao thay đỗi xãy ra với mọi thứ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì ngày lễ Thanh Minh mọi người vẫn duy trì gìn giữ. Nếu ngày này mất đi thì mộ phần của ông bà, người thân sẻ tiêu điều cùng mưa nắng, hay có khi sụp vỡ với thời gian (mã lạng), mất đi dấu vết mồ mã ông bà coi như mất đi tông tổ cội nguồn. Có lẻ cũng “đau đớn lòng” người đã khuất !
Câu chuyện có hơi dài dòng, Huynh đệ đọc chơi cũng mua vui được vài trống canh nhé.
Nói thiệt là mình không cãm nhận gì về tiết thanh minh. Mình chỉ biết về nó khi đọc truyện Kiều của Nguyễn Du và….đọc truyện tàu thôi. Mình cũng thường xuyên về quê vào đủ thứ dịp lễ lạc hoặc cuối tuần rảnh rổi nhưng cũng chẳng bao giờ chứng kiến cảnh đông vui tấp nập như trong truyện tàu. Có lẽ tập tục này có ở Việt Nam thời xa xưa lắm rồi hay sao đó.
Bây giờ chỉ còn tết đoan ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 là giống người Tàu thôi, dịp này thường cúng bánh ú là loại bánh làm bằng bột nếp rất trong và dẻo, bên trong có một ít nhân đậu xanh, ở Củ Chi người ta gọi là ngày lễ diệt sâu bọ.
Trước đây thì người ta thường xây sữa mộ phần ông bà vào dịp thanh minh, sau này thì chỉ phụ thuộc lúc nào có tiền và thuận tiện nhưng dịp tốt nhất là thời gian gần tết trước ngày tảo mộ 25 tháng chạp vì đó là thời điểm ruộng lúa đã gặt xong và ruộng đã khô rất thuận tiện cho việc móc đất đắp mộ ( bây giờ vì làm đến 2 hoặc 3 vụ lúa nên thời điểm này ruộng không còn khô như trước nữa ). Lúc này cũng là lúc bắt đầu rảnh rổi ” tháng giêng là tháng ăn chơi …..”
Ở Huế người ta nói là chạp mộ chứ không nói tảo mộ như trong miền tây Nam Bộ, có lẽ vì vậy nên tháng 12 gọi là tháng chạp . Như vậy cũng có nghĩa là ông bà ta xây sữa tu bổ mộ phần vào tháng 12 âm lịch chứ không phải vào ” thanh minh vào tiết tháng 3 ” như người Trung Hoa .
Nếu có thời gian thì ngày 25 tháng chạp ( tức là 25 tết ) chúng ta về quê đi tảo mộ ông bà cũng hấp dẫn. Chỉ là hấp dẫn đối với cánh đàn ông thôi, tuy không hề có nam thanh nữ tú qua lại dập dìu như trong phim Tàu, chỉ có cảnh xăn tay áo cuốc đất đắp bờ, làm cỏ, quét vôi mồ mả ….và sau đó là nhậu. Nhậu lúc này không bị bà xã cằn nhằn vì coi như mới lập công xong, vì nhà ai cũng cúng nên mồi màn khá phong phú .
Những vùng quê như Gò Công, Long An, Củ Chi, Bình Dương vì gần Sài Gòn nên dịp này nhiều bà con từ Sài Gòn tranh thủ vù về quê tham gia tảo mộ nên đây cũng là dịp gặp gở bà con trong năm rất vui .
Bà con nào biết về tiết thanh minh ở VN kễ lại cho mọi người nghe với, tui thiệt tình là không biết
Em cũng chưa từng được biết tiết Thanh Minh chỉ nghe nói thôi. Ngày còn bé vì say xe nên chẳng bao giờ được cha mẹ cho về quê nên khg có cảm nhận, sau này lớn lên vì cha mẹ chia tay quê cha thì xa quá hơn nữa không có gần gủi. mẹ thì mặc cảm gia đình không nguyên vẹn cũng xa dần quê ngoại anh em. Khi mẹ mất thật tâm trong lòng mình cũng muốn mẹ được chôn cất nơi quê nhà lâu lâu mình về vn còn biết mẹ nằm đó để được ghé thăm. Nhưng nghe nói mẹ có mong muốn được thiêu sau khi chết để khỏi phiền hà con cháu sau này cúng kiến, xây mồ mả, cũng chỉ còn là nắm tro nhưng các chị cũng đem rắc xuống sông ngay sau khi thiêu xong bảo là “nguyện ước của mẹ”. Ngày đó mình cũng về thọ tang mẹ nhưng khg dám đi theo nhìn, đau lòng không chịu nổi.
Bây giờ cha mẹ không còn, chị em gần như cạn hết nghĩa tình. Ở bên này tờ báo duy nhất mình đọc mỗi ngày là vnexpress cứ nhìn về đó xem quê nhà mình chuyện gì xảy ra, mọi thứ ở đây thì bình yên lắm cứ như vậy sống rồi làm việc và cứ thế mà ngày tháng trôi nhanh. Biết là quê hương mỗi người chỉ một và quê hương đẹp biết bao nếu ở đó còn có mẹ tựa cữa chờ đợi con sau những buổi chiều tan tầm mưa day dẵng vì biết con gái hay dầm mưa về nhà nhưng mẹ nào có biết vì mình hay nhường áo mưa cho bạn và luôn dối mẹ là “con quên mang theo”. Hoặc là đôi mắt mẹ buồn buồn ra đứng tận cữa rào như van lơn con đừng đi về trời chuyển mưa to lắm mỗi khi con gái qua thăm mẹ đụng chuyện gây gổ, xích mích với chị em luôn giận hờn quay về trong nước mắt.
Nhiều lỗi lầm gây ra làm cho mẹ buồn, chẳng bao giờ đếm được hết, giờ mẹ mất đi cũng khg còn nấm mồ để thắp một nén nhang hoặc ít ra ngày tiết Thanh Minh được dọn dẹp căn nhà cho mẹ và được thì thầm với mẹ…nhiều thứ… nhiều thứ lắm…chưa có dịp kể cho mẹ nghe…
Tiết Thanh Minh cũng là một phần bản sắc văn hóa dân tộc của chúng ta bây giờ coi như dần dần mai một. Người đi tha hương, kẻ cơ hàn chiếm dụng nghĩa trang sống cùng với người chết. Thương cho những vong linh chưa đầu thay kiếp khác không biết có còn chỗ để dật dờ.
Cám ơn anh Công Khanh (Sáu Nổ) đã viết một bài đầy cảm xúc khiến em động lòng. Cám ơn anh Kiệt đã post bài này lên luôn hén!
Công nhận anh Trúc chịu khó tra cứu và có một tủ kiến thức trong đầu. Vậy mới xứng danh đại ca của em chứ! Tiếc là những ngày nay em không còn áp dụng được rồi…đau lòng em muốn khóc!
Tính từ ngaỳ con mèo từ phương xa về đến nay được đôi ba tuần như ông Kiệt đã từng nói ” từ ngày có em về ” nên có quá nhiều điều tâm sự… đến hôm nay thì đã thì sức tàn lực kiệt hết nói ra hơi nên không nói nữa.
Về ngaỳ lễ Thanh Minh, bàì viết của ông Công Khanh đã gợi lai cho tôi 1 vài hình ảnh thời niên thiếu. Bên phía bà Cố tôi có khoảng đất dành chôn cất người trong dòng họ (ở cổng xe lửa số mười quận Phú Nhuận).Tôi còn nhớ lúc đó (khoảng chin, mười tuổi) vào những dịp lể như vậy tôi đi theo Bà để phụ quét dọn chung quanh các ngôi mộ và thắp nhang, đèn. Nhìn chung quanh đâu đâu cũng thấy khóí nhang nghi ngút, lao xao tiếng người. Không gian lúc cãm thấy trang nghiêm có lúc thì laị thấy nhộn nhịp. Sau đó tôi lẻn tìm những thằng bà con đồng trang lứa để đi” phá làng” . Đến xế trưa ăn một mách rồi mới về. Sau ngaỳ Bà ngã bệnh một thời gian rồi mất lễ thanh minh đối với tôi không còn nữa.
Dù sao cũng cám ơn ông Khanh đã gợi laị cho tôi hình ảnh về Tiết Thanh Minh.
Comment trước của mình là những gì mình nhớ và hiểu về tiết thanh minh chứ không phải là tra cứu gì cả cho nên có thể không chính xác . Có lẽ tuỳ vùng miền mà bà con tổ chức lễ này lớn hay nhỏ. Các vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên có thể sẽ tổ chức rình rang hơn vì các vùng đó có đông đảo người Việt gốc Hoa sinh sống từ bao đời nay.
Việc tảo mộ hay chạp mộ chỉ là quét dọn làm cỏ đắp đất tu bổ nhẹ chứ không phải là xây sửa chửa lớn. Theo lịch Tam Tông Miếu thì việc xây sửa lớn cũng phải vào dịp thanh minh .
Dưới đây là bài viết trên báo nói về thanh minh :
TẾT THANH MINH VÀ TỤC TẢO MỘ CỦA NGƯỜI VIỆT
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước.
Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Con cháu dù làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình.
Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh minh với Tết Hàn thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng Ba âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh minh đi theo quy luật vận hành của mặt trời – lịch dương, chứ không theo lịch mặt trăng – lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch.
Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.
Nguồn gốc tết Thanh minh
Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.
Tục Tảo mộ
Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3.3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy… và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này.Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy, bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách.
Theo Tạp chí Quê hương
Bạn Trúc nói trúng phóc luôn. Sáu Nổ lúc trước 75 ở đường Phát Diệm bây giờ là Trần Đình Xu, quận 1, sanh ra và lớn lên ở SG nhưng quê Ngoại của hắn thì ở Bạc Liêu, còn quê Nội thì ở Biên Hoà. Năm 78 thì cả gia đình dọn về quê Ngoại hết và ở đó cho đến bây giờ. Vợ của y là người gốc Triều châu và là 1 trong 6 em mà hắn nói là quơ được trong bài Tết Thanh Minh trên. Cuối năm 1978 tôi có về thăm hắn ở Giá Rai, Hộ Phòng (giửa đường Bạc Liêu và Cà Mau) khi đi ăn chè, uống cà phê hắn chỉ cô chủ quán (vợ của 6 Nổ bây giờ) hay cười mỉm chi với hắn , rồi mấy cô bạn của cô chủ có cô nhìn thẳng, có cô len lén nhìn và tôi cũng thấy vậy. Cũng dễ hiểu thôi, vì các cô gái ấy nhìn các chàng trai trong làng quen rồi, nay thì có anh chàng trắng trẽo, thư sinh bịnh hoạn từ thành phố về, đúng là lạ mắt, tò mò nhìn chút thôi. Chỉ có vậy, chưa chắc là các cô ấy đều thích anh chàng trai lạ này nhưng cũng làm cho hắn diêu diêu tự đắc, sướng ên! Tôi có cho hắn biết về trang web này, ý muốn hắn tham gia chung vui nhưng hắn không muốn, chỉ sợ bị chê là Hai Lúa mà các bạn thấy không? hắn viết văn cũng được lắm chứ. Để tôi kêu gọi một lần nửa.
Viết comment cho anh Kiệt gần xong thì gỏ nhằm nút nào đó mà bị xoá rồi. giờ phải đi làm không gỏ được nữa
Tôi thường về quê mà không thấy lễ lạc thanh minh như bạn Trần công Khanh tả nên tôi đoán như vậy thôi, hên sao lại trúng.
Tôi cũng có người bạn tên Nguyễn huy Thanh học lớp CT4. Năm 1976 ra trường làm ở Cơ Khí A74 sau về làm trưỡng phòng công nghiệp huyện Vĩnh Châu tỉnh Bạc Liêu năm 1982, sau đó thì đứt liên lạc luôn. Nghe gia đình nói là đã bõ việc về nhà nuôi tôm. Năm 2000 tôi đi công tác ngang qua đó hỏi thăm mà chẳng ai biết cã. Gia đình ở Sài Gòn cũng dọn nhà đi đâu không rỏ, coi như mất liên lạc.
Anh Kiệt kêu gọi anh Sáu Nổ lần nữa xem sao. Anh ta viết như vậy là hay lắm rồi, anh em mình dễ gì viết được như vậy.
He he he…..nói với anh Sáu Nổ là nhà văn Sơn Nam chết rồi . Hiện nay văn đàn VN thiếu người viết về văn minh miệt vườn. Biết đâu lại sau này con cháu chúng ta học về nhà văn Công khanh như sau : Nhà văn Sáu Nổ tên thật là Trần công Khanh, thưở nhỏ học trường Cao Thắng, vì phải lòng cô gái Bạc Liêu nên về lập nghiệp ở quê ngoại. Từ đây tài viết văn đã thật sự nỡ rộ …….
Hỏng ấy bây giờ mình nói anh Đạt thay hình anh Kiệt bằng hình 6 trái nổ, anh Kiệt mời mà anh Sáu vẫn méc cở không dám vào web chơi mỗi ngày mình giật một trái cho nổ chừng nào nổ đủ 6 trái chắc ảnh thấy êm rồi thì phải chịu vào thôi hihi…Anh Sáu ơi bỏ cần câu đi đã câu dính con cá rồi thì còn câu làm chi nữa!