.
.
.
.
.
.
Thường thì thú tiêu khiển trồng cây cảnh dành cho những người lớn tuổi, vì họ có thì giờ chăm sóc và thích thú khi bỏ thời giờ ngắm nhìn từng cái mầm, chồi hoa – Trời hỏng lẻ mình già trước tuổi sao ta – Cũng chính vì quá bận rộn trong công việc nên việc chọn trồng hoa lan là giải pháp vừa ít tốn giờ và ít tốn nước rất hợp với luật hạn chế nước tại Úc.
Lan là loài “hiển hoa bí tử” có nghĩa là rất hiếm khi có trái để nhân giống. Đa số nhân giống trong ống nghiệm.
Lan có nhiều loại như:
Hồ điệp-Phalaenopsiss: Đây là loại lan ích kỷ rất hiếm khi cho cây con. Hoa to và rất đẹp
Cây lan này chịu để trong nhà với độ ẩm cần thiết và không chịu ánh sáng qúa nhiều, cũng không chịu nhiệt độ qúa nóng hay quá lạnh- khó chịu giống KĐ ghê luôn- khi hoa tàn cắt bỏ cành hoa còn chừa 3 đốt cuối nếu lucky có thể ra hoa muà tới trên cành hoa này.
Lan Hạc Đính-Phaius:
Hạc Đính là một loài thổ lan, rất thích trồng dưới chỗ rợp nắng như dưới gốc cây, hoa cho cành cao có thể hơn 1 mét.
Rất dễ nhân giống, có ai muốn không năn nỉ đi KĐ sau muà hoa sẽ tách ra tặng.
Hoa có thể chịu nóng đến 32 độ và lạnh 10 độ, tuy nhiên nhiệt độ giữa ngày và đêm cách biệt khỏang 8 độ thì cây mới cho ra hoa. Hoa rất bền có thể đến 2 tháng mới tàn. Vì Hạc Đính chịu độ ẩm cao nên phải tưới nước thường xuyên hoặc để luôn chậu hoa trên khay nước.
Đăng Lan-Dendrobium:
Hoa khá đẹp nhưng hơi khó trồng, lan chịu độ ẩm lúc đang lớn nhưng khi lạnh nếu tưới nhiều nước sẽ ra cây con -Keiki-
Đăng Lan không thích đụng đến rễ và ưa chậu nhỏ do đó khi trồng nên chọn vỏ cây lâu mục trộn với đá – Mình ăn chắc mặc bền mà – cái này cũng giống người trồng luôn.
Vanda-Không có tên tiếng Việt
Rất đẹp, cây cần nhiều nắng nhưng cũng cần độ ẩm rất cao, muà nắng tưới thường xuyên để giữ độ ẩm. Muà Đông tưới ít đi nhưng khi tưới cần rễ phải chuyển sang màu xanh thì mới ngấm nước.
Cây thích trồng trong chậu gỗ thông thoáng chân rễ.
Còn bây giờ là loài Lan khá kỳ cục, hoa mọc ngược chui xuống bên dưới .
Hoa rất thơm mùi vanila, buổi sáng chỉ cần mang tách café ra ngồi lúc đang ra hoa là có thể tưởng tượng đang nhâm nhi bánh với café.
Cũng rất mong được ngồi cùng mấy anh chị CT một ngày nào đó vừa uống café vừa thưởng ngoạn những giò lan.
* Trang này được xem 22096 lần
Hi … Kim Đính ơi … vô cùng ái mộ vườn lan của nàng … thật là ngây ngất xem hình mà đã thấy như đang ngồi kế bên vậy … còn nghe thoang thoảng hương lan trong gió nhè nhẹ nửa chứ … Cám ơn bạn nhiều lắm mha … đã cho thưởng thức vườn lan nhà nhé …
Chắc cũng khá công phu để nuôi dưởng … thích quá cám ơn nha … hi … hi …
Kim Đinh nầy!
Vườn lan của KĐ, đẹp thật tuyệt vời.
Xin mượn những vần thơ sau đây (xin lỗi không nhớ tên tác giả).
Phong lan khoe sắc thắm
Tươi mát dưới nắng hồng
Phất phơi trên cành lá
Đón đợi khách nhàn du
Đúng là các Cô CT thật đa tài!
Hello chị Kim Hoa và anh Hiếu
hihi Hoa thì đẹp chắc cú rồi- hình như cả người tên Hoa.
còn anh Hiếu thanks anh khen hén nhưng mà chiều nay về nhớ khen 2 đoá hoa ở nhà 1 cú thì anh get được nhiều điểm lắm đó
Hi … Kim Đính …Ới … ời …
“hihi Hoa thì đẹp chắc cú rồi- hình như cả người tên Hoa.” Kim Đinh viết câu này mình đọc hoài chưa hiểu ra nè … hi… hi … Cám ơn nhiều nha … nhất là câu cuối đó .. đó … hi … hi …
Dễ hiểu mà chị Hoa- Hoa nào mà không đẹp chớ- ngay cả Hoa dại cũng có cái đẹp của riêng nó. Bên này đến muà Hoa dại có chương trình đi xem Hoa dại đó chị – May mắn chị tên Hoa thì dĩ nhiên phải là người đẹp rồi, híhí khen chị hy vọng lượm tiền lẻ bỏ ống nha. Mai mốt về VN đập ống heo rủ “Ngũ Long công chúa ” họ Kim mình đi chơi với anh Mão chớ.
Vườn hoa của K-Đinh cũng đẹp, “Hoa biết nói” cũng xinh! Thấy 2 cô Kim cứ khen qua khen lại nên Mão góp thêm vào cho nó khách quan.
Tết vừa rồi K-Hoa có ghé Công Viên Hoa Dalat không? Trong này có 1 đoạn đường dài trưng bày đủ loại hoa Lan. Nếu có dịp đi Dalat vào mùa đông tức là khoảng gần cuối năm sẽ được thưởng thức hoa Quỳ là loại hoa dại trổ hoa vàng rực rỡ dọc theo đường đi vào mùa này.
Thấy chủ vườn Lan có nhã ý tặng cây, cũng muốn xin nhưng hổng biết làm sao để trổ bông nên yêu cầu tặng hoa thay cho cây đi nha. Nếu được thì các bạn nào đã khen vườn Lan của K-Đinh vào chọn hoa để mang về thưởng thức, riêng phần của Mão gởi nhờ X-Lan và Đ-Hiếu lấy và thưởng thức dùm cũng được. Cám ơn K-Đinh trước nha.
K-Đinh lo xa như vậy là rất tốt, nhớ kiếm ống heo bự bự một chút thì mới đủ đó!
Hi… Đức Mão dạo này chảnh lắm nha … các bạn đọc bài thơ này là hiểu rỏ ý đồ của lão ta ngay hà … hi … hi …
Đức Mão vào vườn chọn lấy lan
Xin hoa chẳng ngắm để không màng
Mà sao lại nói hoa kia gởi
Đức Hiếu Xuân Lan nhận lấy càng
Chủ ấy vườn lan nghe thấy khiếp
Mình trồng tặng bạn để tràn lan
Thì ra Đức Mão chê hoa ấy…???
Mới đẩy Xuân Lan Đức Hiếu sang…
ha…ha… Chuẩn bị ăn dép của chủ vườn nha … Phó Đức Mão ới … ơi …Mình chạy trước thôi … hi … hi …
Hihi, anh Mão ơi, anh bị chích độc dược nặng rồi, từ chết tới bị thương thôi. Phu nhân anh Hiếu là chủ shop bán hoa nên nghe tới hoa là ảnh run thấy tội nghiệp luôn. Còn chị XLan ngồi xe là chỉ xanh còn hơn tàu lá nên thấy hoa cũng thành lá luôn ở đó mà thưởng thức hoa.
Hihi, Lan là loài” vương giả chi lan” mà anh Mão nhà ta không thèm chỉ thưởng thức hoa Qùy dại thôi- ngộ hén- nói nhỏ mấy cô nương Kim mình nghe chơi chớ hoa Qùy hôi chết bà cố luôn.
KĐ nói lượm tiền lẻ bỏ ống heo để dành đi chơi với anh thì ngũ long công chúa mua kẹo nhem thèm anh chơi, nếu mà ống heo lớn qúa…..ayia, thấy mấy cô nương nhem thèm mà anh không được ăn thì sao ta????? Chị Kim Hoa đừng lo lắng gì nhiều…. coi mà kêu cấp cứu cho anh Mão chớ ảnh trúng độc rồi kìa.
Kim ơi thật tình thì hoa lan rất là đẹp nhưng mà chị không thích nên hỏng dám có ý kiến vì sợ người ta nhìn chị rồi nhìn hoa lan xong lại hỏi “hoa với người ai đẹp hơn ai? “mắc công lại tủi phận mình ngồi khóc huhu…” hihi hoa là để mấy anh nam chiêm ngưỡng, Còn phụ nữ của tụi mình để xem hình như có nhiều cái thưởng thức quá…tận hưởng, tận hường không thôi tuổi già kéo đến bây giờ!
Hi ! K.Đính !
Hôm nay mình và Thoại Vân chuyển món quà bạn tặng cô ,nhận được món quà ấy mặc dù cô không biết hoặc không nhớ bạn là ai ,nhưng nhìn vào ánh mắt ngây ngô như trẻ thơ đó ,mình cảm nhận được trong ánh mắt đó long lanh như có giọt lệ vì xúc động ,mình cám ơn bạn đã nghỉ đến cô mặc dù bạn không phải là học trò của cô ,hy vọng sẻ có 1 ngày bọn mình gặp nhau ở vn ,rất vui mừng chào đón bạn
Thanks chị Lan B và chị Thoại Vân,
Mặc dù KD không học cô nhưng KD là học trò Thầy LSKhen vẫn ray rức hối tiếc không làm được gì cho Thầy thì bây giờ bù đắp chút gì cho cô. Cám ơn 2 chị đã giúp Kim.
Mong ngày gặp 2 chị hén.
Xí quên phải cám ơn chị XLan nữa chớ, nhờ chị XLan nói mới biết cô Phùng là vợ Thầy Khen, mà còn phải nhờ chị liên lạc mới gởi đến cô Phùng được chớ mình em là ngọng luôn.
Hi … XLan ơi … Các bạn mình đâu rồi … rót nước kéo ghế mời anh Tiết Lương vào nhà nha … Hoa thấy anh ấy đang lang thang ở chợ mình kìa … hi … hi … xin chào anh nhé … anh Tiết Lương ơi …
Chào anh Tiết Lương , bên Úc bây giờ là 4:20 Am nghe Hoa nói có anh đang vào chợ mừng quá em thức dậy để mời anh ly cà phê sáng của Úc. Hihi hỏng tìm thấy ly. Cám ơn anh đang đi dạo trong chợ đã để lại name cho em thấy. Em rất vui.
Thân,
Thức tặng bài nhạc đến vườn hoa cũa KD tuy nhạc buồn nhưng vườn Lan vẫn nỡ vui với những hạt mưa tình bạn.Và hy vọng sẽ có những nhánh sẽ nẫy bông tươi.
http://www.youtube.com/watch?v=b2tXb4y4kZ8
Thân tặng Kim Đinh bài thơ .
Đễ nói lên tình bạn cũa KD đối với người bạn vừa mất.
Mưa rơi tình bạn tuôn trào.
Bạn lòng em gái lao sao thưỡ nào.
Lệ giòng tâm nhớ vương sầu.
Giọt mưa niệm Phật êm êm bạn về.
Bạn về cõi Phật an bề.
Lâu lâu xuống thế nhớ về thăm Quê.
Quê hương còn có bạn hiền.
Ngày đêm niệm Phật,ngồi thiền tịnh tâm.
pt.
Ái cha ái cha ! thấy sang bắt quàng làm họ nhen,vườn lan của chị tui đó bà con ui,cùng là họ Đinh mình hết á.
Chị Thu nè,sao em thấy dân xuất thân Đà Lạt rất nhiều người mê chơi lan,có lẽ khung cảnh rừng núi khi xưa đã hằn vào tâm khảm,bởi dân Đà Lạt Lâm Đồng sống xứ lạnh thì đi đâu củng thấy …lan
Em cũng mê lan,từ khi còn học tiểu học đã mom men trồng lan rồi ,đa phần là lan rừng tìm trong tự nhiên .
Vật đổi sao dời nay đây mai đó một thời gian khá dài nhưng đi đâu em củng mang theo cái sở thích này .
Hiện ở nhà em cũng có vườn lan ,vì khí hậu nên chỉ trồng được Cymbidium và trồng out door.
Em thích lan nhiệt đới như vườn lan của chị,vì màu sắc rực rỡ đa dạng .
Ái cha ái chà chà …..phục chị quá xá .
Sao kỳ vậy Thăng ? Em nói là em mê Lan …..nhưng cuối cùng em lại chọn Cúc ????? hi.hi.hi…..
À,em giờ vẫn trồng Cúc ở nhà vì Cúc này trồng lâu rồi bén rễ khó bứng,không tưới bón vẫn sống…nhăn răng.
Còn Mai,Lan và Trúc ( thị Trúc ) thì trồng ký gởi nơi khác thày ui.
Các loài hoa Mai, Lan, Trúc nếu ký gửi xa như vậy, mà không đến săn sóc tưới bón liệu chúng có sống và tiếp tục nở hoa không Thăng….
Chắc là không anh ơi,mấy loại ấy mà chậm chăm sóc là héo queo và tàn nhanh lắm. Trồng cái kiểu ký gởi này hơi vất vả nhưng ai đã trót mê…hoa rồi nên phải chịu khó .
Cũng định gom hết về trồng chung một chỗ nhưng e rằng thất bại vì mấy loại hoa và cây này ngộ lắm. Mổi cây riêng 1 nơi thì hông sao,mà gom về chung vườn là eo xèo tả tơi tanh bành hết trụi . Không khéo thành vườn hoang nhà trống luôn khiến chủ vườn vì mê hoa mà lâm cảnh màn trời chiếu đất .
Đúng đó Thăng ơi, cây cỏ làm mình giảm stress nhiều. Hihi giới thiệu Phạm Xuân Lan bà xã của Lê tâm Khang ở San Jose cũng là dân Dalat đó Thăng , nhà cũng có vài chậu lan mà cặp này ham đi du lịch lắm . Rình rình họ đi vắng mình …. chôm đi Thăng .
Nói chớ lan bên Mỹ rẻ hơn bên Úc nhiều, lúc sang đó được người bạn dẫn đi chợ trời ở San Jose , thấy lan bán 1 chậu có $10 trong khi bên Úc giá chót cũng $30 làm mình ước gì mua đem về được
Khí hậu Sydney khá giống SF , KT nghĩ là Thăng trồng phong lan hoặc Hạc Đính được đó
Nếu Ngư Tiều Canh Mục là đại biểu cho những ngành nghề căn bãn nhất trong cuộc sống xã hội thời xa xưa thì Mai Lan Trúc Cúc từ xưa nay được liệt vào Tứ Quân Tữ và được vẽ tranh trưng bày những nơi đậm tính trang trí hay nghệ thuật, nói lên sự tao nhã của chủ nhân nơi ấy. Mình không hiểu tại sao như vậy, nhất là tại sao chỉ có 3 loại là hoa, còn Trúc thì không phải là hoa ? Bạn nào có thể tìm hiểu và giải thích dùm không ?
Theo em hiểu thì Mai Lan Trúc Cúc được biểu trưng cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông đó anh Trúc
Chào bạn Trúc,
Để trã lời thắc mắc của bạn, tôi có search ở Google, xin chép lại nguyên văn như sau:
Hầu hết các quyển từ điển hiện nay đều giải thích “trúc mai” là cây trúc và cây mai. Hai loại cây này biểu hiện cho hai loại người tốt (cây trúc không rụng lá vào mùa thu; cây mai vẫn nở hoa vào mùa đông). Học giả Đào Duy Anh dựa theo đặc tính ấy của cây trúc và cây mai mà giải thích rằng: “Người ta ví trúc mai với tiết tháo của người quân tử” (Hán-Việt từ điển giản yếu, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn, 1957, trang 502).
Từ ý nghĩa này, sách Điển cố văn học, Đinh Gia Khánh chủ biên cùng nhiều tác giả đã giải thích: “Cây trúc, cây mai và cây tùng là ba thứ cây tượng trưng cho đức tính cao thượng, trong sạch, giữ tròn khí tiết của người quân tử; bởi vì trong ngày đông tháng giá, các loại cây khác đều rụng lá khô cằn, riêng tùng vẫn xanh, trúc vẫn tươi và mai thì lại nở hoa”.
Vì vậy, hai cây này thường được người ta trồng hay vẽ cạnh nhau. Hình ảnh này dùng để chỉ tình nghĩa gắn bó thủy chung, bền chặt, khắng khít giữa bạn bè, vợ chồng. Từ đó mới có cụm từ “trúc mai sum họp” nghĩa là đẹp đôi, nên vợ chồng xứng đáng (Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thông tin, 2005, trang 2004)… Thật ra, tôi chưa thấy sách nào nói rõ “trúc là người nam, mai là người nữ” nhưng từ ý nghĩa cụm từ “trúc mai” như nói trên mà bạn suy ra như vậy thì cũng tạm chấp nhận được.
Còn cụm từ “thanh mai trúc mã” thì tôi có đọc quyển Thành ngữ chuyện cũ, Điển tích cố sự, NXB Chiêu Dương, Sài Gòn 1972, có giải thích như vầy: Thành ngữ “thanh mai trúc mã” xuất xứ từ một bài thơ của Lý Bạch. Bài thơ này tả cảnh một đôi trai gái quen biết nhau từ nhỏ, vẫn chơi đùa với nhau từ tuổi lên chín, lên 10 và có cảm tình với nhau từ thuở đó. Trẻ con Trung Hoa thường bẻ cành trúc giả làm ngựa cỡi, do đó mới có danh từ “trúc mã”; bẻ cành mai xanh làm roi ngựa nên có danh từ “thanh mai”.
Hai câu thơ của Lý Bạch như sau:
“Lang kỵ trúc mã lai
Nhiễu sàng lộng thanh mai”
Dịch nghĩa là:
“Chàng cưỡi ngựa trúc đến
Chạy vòng quanh sân giơ cành mai xanh”
(Khi tra trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lại thấy giải thích: “Từ ngữ “trúc mai” được dùng để chỉ tình yêu thắm thiết của đôi thanh niên nam nữ do thành ngữ: Thanh mai trúc mã (mai xanh ngựa trúc) rút ra từ bài thơ của Lý Bạch là bài Trường Can hành. Bài thơ này tả mối tình thơ ngây của chàng và nàng, cùng ngụ trong xóm Trường Can, thuở nhỏ luôn luôn nô đùa quấn quít cùng nhau bằng hai câu thơ: Lang kỵ trúc mã lai/ Nhiễu sàng lộng thanh mai (nghĩa là chàng cỡi ngựa trúc chạy đến/ chạy vòng quanh giường đùa với mai xanh). Do đó, nói “trúc mai” là chỉ tình yêu thắm thiết của đôi nam nữ”. Trong phần giải thích này, Bách khoa toàn thư mở còn nói rõ: “Đây không phải là cây mai mà người ta trồng cho trổ hoa trong dịp tết mà là loại cây cùng loại với cây táo, có hoa màu trắng hoặc hồng, kết trái có vị chua, trái chín thì màu vàng, dùng để làm xí muội hoặc ô mai” – Anh Phó).
Cho nên thành ngữ “thanh mai trúc mã” chỉ dùng để tả mối tình của đôi bạn trai gái quen biết nhau từ nhỏ, không phải là để tả tình của một đôi bạn trai. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, ta lại thấy có nhiều câu dùng đến thành ngữ này, như:
“Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”
hay:
“Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai”
Hai câu thơ trên đây là lời của Thúy Kiều khi sắp đi theo Mã Giám Sinh, nói về mối tình của mình với Kim Trọng. Kiều và Kim Trọng chỉ mới quen biết và yêu nhau chứ không phải là bạn từ thời thơ ấu như điển tích gốc. Thi hào Tố Như dùng thành ngữ “trúc mai” để tả mối tình của Kiều với Kim Trọng e không được sát đúng nghĩa lắm.
Theo tôi nghĩ, có hơi trần tục chút xíu là nếu bạn đạt đến đỉnh của Trúc thì có quyền cưới 3 vợ, tiêu biểu là nàng Mai, nàng Cúc và nàng Lan.
Không biết giải lý này có làm bạn hài lòng không hỉ?? hehehehe
Chúc cuối tuần vui vẽ
Góp một chút cho vui, ngày xưa năm em học lớp 8 trong giờ hội họa vẽ cảnh tự do em vẽ bụi trúc đứng cạnh cây mai sau đó vẫn thấy trống trãi em thêm vào hai con chim bay lược bên trên, bài vẽ đó em bị thầy cho điểm 4 thầy gọi em lên và giải thích em phá nội dung ” mai và trúc tương trung cho quân tử và vẽ đẹp của phụ nữ rồi tự nhiên em bỏ hai con chim vào, chim tượng trưng cho kẻ tiểu nhân” đến bây giờ em cũng khg hiểu tại sao chim lại ví cho nó là kẻ tiểu nhân, ai biết thì giải thích dùm em, cám ơn nha!
Dựa theo sự giải thích cũa ông Kiet về đề tài Mai, Lan, Cúc Trúc cũng rất thâm thuý và cặn kẻ, có những chuyện bây giờ mới được biết thêm. Nghe ông Kiệt nói ý trần tục là tui muốn đổi ngay tên Trúc phức cho rồi.
Cám ơn bạn Kiệt đã chịu khó tra cứu và trã lời chi tiết như vậy. Từ trước đến giờ mình chỉ biết là Trúc là tượng trưng cho quân tử nhưng không hiểu tại sao lại như vậy. Mình cũng hiểu đôi bạn thanh mai trúc mã là diễn tả đôi nam nữ thân thiết chơi với nhau từ nhỏ, chỉ vậy thôi chứ không hiểu tại sao là trúc mã ( chẳng lẽ ngựa làm bằng cây trúc ).
Thì ra tên mình cũng có lý dữ hen ! Câu gợi ý cuối cùng của bạn đâu có gì trần tục đâu vì nếu yêu cã 3 nàng thì được xem là người bác ái đó mà ( Bác = rộng lớn bao la, Ái = là yêu ). Nếu không thích dùng từ gốc hán thì gọi là người rộng lượng cũng đúng. Nhất là trúc thường được dùng làm cần câu đễ câu cá he.he.he ……
Kim Thu ơi ! Mai Lan Cúc Trúc là biểu trưng của 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Vậy thì Mai là biểu trưng của mùa nào ? Nếu ở VN thì thường có Mai vào mùa xuân nhưng trong thơ văn VN thì ” Lựu phun lữa Hạ, Mai chào gió Đông ” như vậy chẳng lẽ Mai là biểu trưng của mùa đông ? Mà có lẽ đúng là biểu trưng của mùa đông vì như tra cứu của anh Kiệt cũng như vậy. Còn hoa mai ở VN nỡ vào mùa Xuân nhưng thật ra là chỉ ở miền Nam nam bộ thôi mà ở khu vực này thì không có 4 mùa rỏ rệt, chỉ phân biệt mùa mưa và mùa nắng. Nhưng với 3 loại còn lại thì hình như mùa nào cũng có mặt hết ! ! !
Ái cha cha chỉ vậy thôi mà mình cũng không hiểu rỏ ràng, ngay cã Trúc và Cúc thì thứ tự cái nào trước cái nào sau mình cũng không chắc ăn, theo vần thì cái nào nghe cũng ổn. Nếu biết chắc cái nào đại diện cho mùa nào thì sẽ không lẩn lộn được nữa.
À mà anh Phước nè ! Nếu anh đổi tên Trúc thì anh sẽ bị hạn chế là chỉ có 3 nàng mà thôi, còn tên anh thì tốt hơn nhiều. Có 5 – 7 nàng vẫn vui vẻ ổn thoả và giàu sức chiến đấu như thường, cái đó người đời gọi là có PHƯỚC đó mà he.he.he…..
Xuân Lan ơi ! Mình đã cố tìm nhưng vẫn chưa biết lý do tại sao người ta ví chim sẻ như kẻ tiểu nhân. Nhân đây đọc một ít về chim sẻ đễ xoá đi ác cãm mà người xưa đã gán cho loài chim hiền lành mẩn cán này :
Trong ảnh là một con chim Sẻ non bị nhốt trong lồng, bên ngoài là người cha vô cùng khả kính của nó. Người cha đó đã vượt qua nỗi sợ run rẫy để bấu lấy chiếc lồng chim nơi đang giam giữ đứa con nhỏ yêu quí của nó.
Sở dĩ chúng tôi biết con chim ngoài lồng là chim bố bởi vì con có cả chim mẹ. Con chim mẹ nhỏ hơn chim bố, miệng ngậm mồi, nó bay cuống quít chung quanh nơi nhốt con chim non. Có lúc, nó nhào xuống chiếc lồng một cách liều lĩnh nhưng chỉ liệng xuống rồi vút lên ngay tức thì như một mũi tên xé khoảng không. Nó chưa mớm được mồi cho con chim nhỏ. Nhiệm vụ của nó chưa hoàn thành. Nó bay rối rít đâu đó rất gần trên vòm lá, miệng không ngớt kêu những tiếng kêu xé lòng. Tiếng kêu của những bà mẹ hớt hãi tìm con với nhiều lo lắng. Nó đang vượt qua nhiều gian nan, nguy hiểm và cả nỗi lo sợ để chăm chút cho đứa con. Và nếu còn có thể, nó và cả chim bố nữa sẽ cứu con chim non ra khỏi “nhà giam”. ..
Trời vẫn xanh. Mây trắng vẫn la đà bay trong buổi sáng đôi chim nỗ lực vượt bậc làm cuộc thăm viếng đứa con nhỏ.
Lẽ nào, đôi chim Sẻ kia từng đắc tội tày đình và đang chịu ác báo?!
Tôi không tin điều đó chút nào. Tôi cũng thôi không tin vào những điều tôi đã từng tin về chim Sẻ.
Một ngày nhiều nắng đẹp cách đây ít lâu, tôi ngồi trong quán cà phê tại khuôn viên Dinh Độc Lập. Trước mặt tôi là bãi cỏ xanh ngọt lịm. Trên bãi cỏ là vòm lá giàu có của những cây Dầu đại thụ. Từ giữa không gian rớt bắn xuống mặt cỏ một đôi chim. Chúng xoắn xít, cuộn tròn, lăn vòng trên cỏ vài giây rồi hân hoan cùng một nhịp bay lao vút vào không trung, tiếng ríu rít của chúng vang lên không ngừng. Ban đêm, nếu bạn có cơ hội bạn có thể ngắm đôi chim Sẻ ngủ trong tình yêu của chúng dành cho nhau, vì khi ấy, hai chú chim nhỏ đầu áp vào nhau vô cùng dịu dàng, đầm ấm dù cành cây bên dưới chân chúng gió không ngừng đong đưa.
Trong luyến ái, loài chim dành cho bạn tình những cử chỉ trìu mến, nồng nàn khiến con người phải ngưởng mộ.
Ít lâu sau, cũng tại Sài Gòn tôi lại gặp bầy Sẻ đông hàng trăm con nơi sân hoa của Nhà Thờ Đức Bà. Chúng sà xuống kiếm ăn, nhảy tưng tửng trên mặt sân. Chúng nô đùa cùng nhau và cùng tung mình lên cao như đám mây khi có người đến gần. Chim Sẻ làm tổ trên mái nhà. Chúng cũng không chê vòm cây Sa Ri hay Hoa Sữa. Nếu không có cành cây, chúng sẽ hài lòng với những sợi dây điện. Ở đó, chúng xem thường sự nổ lực của con người bằng cách nô đùa mỗi buổi sáng trên những sợi dây thần chết ẩn mình.
Chim Sẻ không hề mổ hay cắn xé nhau để giành ăn dù chúng đông mà thức ăn ít. Mỗi con đều cố gắng siêng năng từ kiếm hạt, đến nhặt cọng cỏ, cọng cây làm tổ. Mỗi buổi sáng, tiếng chim Sẻ cất lên từ tinh mơ. Chúng chăm chỉ đến đổi trời mưa cũng không làm chúng nản chí. Có chăng là lúc đó, chúng tính toán đường bay để từ mái nhà, hay vòm lá, chúng liệng xuống mặt sân nhặt cái gì đó rồi vút lên trong chớp mắt. Làm thế, những hạt mưa trợt đi trên đám lông màu nâu, chúng không bị ớt, lạnh.
Tôi từng tin chim Sẻ là loài tiểu nhân.
Những người khả kính, hiểu biết đã muốn tôi tin như vậy.
Thầy giáo dạy văn năm tôi học đệ Thất từng say sưa kể về chuyện đi Sứ của Sứ giả Mạc Đĩnh Chi rằng: “ Ông Mạc Đỉnh Chi có tướng mạo nhỏ bé, xấu xí nhưng trí tuệ thông minh. Ông là Trạng Nguyên năm 1304, đời vua Trần Anh Tông. Ông hai lần đi Sứ Trung Quốc trong đó có 1 lần đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Tại đây, Mạc Đĩnh Chi từng chụp một chim Sẻ thêu đậu trên cành trúc khiến Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên chê cười. Mạc Đĩnh Chi lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh. Mọi người càng đều kinh ngạc. Bấy giờ ông mới nghiêm mặt giải thích:
“Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Tể tướng thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân.””
Câu chuyện đó là hành trang theo tôi đến tận bây giờ với niềm tin “ chim Sẻ là bọn tiểu nhân”.
Sao phải tin như vậy nhỉ? Tôi chưa từng đặt câu hỏi cho đến lúc này khi hàng loạt những hình ảnh về chim Sẻ mà tôi quan sát được lại cho tôi thấy sự ngược lại.
Quân tử, chắc chắn là người tử tế. Mà tử tế thì rất trong lòng chứa nhiều yêu thương. Sống lương thiện và chăm chỉ.
Chim Sẻ rất chăm chỉ thân thiện và vui vẻ. Tôi chưa từng thấy chim Sẻ làm hại ai, hay làm hại đồng loại của nó.
Nó tiểu nhân chỉ vì nó có hình dáng nhỏ bé thôi sao?
Người xé tranh chim Sẻ làm nên giai thoại chim Sẻ tiểu nhân là Ngài Mạc Đĩnh Chi. Ông cũng là người nhỏ bé nhưng đâu vì thế mà không yên hùng?
Vả lại, trong truyện kể có chi tiết, chim sẻ nên đậu cành Mai. Nhưng Mai, Lan, Cúc, Trúc là nhóm cây được liệt vào bậc Quân Tử. Thế thì vì sao cho rằng chim Sẻ nên đậu vào cành Mai? Trong khi đó, từng có những trang sách, dòng văn muốn nói về tinh thần, phẩm chất của con người thì dùng cây Mai để diễn tả như câu sau đây của cụ Nguyễn Du:
“ Mai cốt cách. Tuyết tinh thần”
Hay câu thơ lừng danh của cổ nhân Cao Bá Quát:
“Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai”
Vậy hóa ra, chim Sẻ đậu cành Mai thì nên mà cành Trúc thì không nên là một mâu thuẫn nằm trong nội tại của một quan niệm chăng?
Hay quan niệm từ thời Mạc Đĩnh Chi đến Nguyễn Du, Cao Bá Quát là khác nhau?
Nhưng cho dù khác, hay giống thì quân tử hay tiểu nhân cũng chỉ là quan niệm của con người. Sản phẩm đó có lúc là niềm an ủi, có lúc là sự tự tin như một phép thắng lợi tinh thần.
Còn đối với loài chim Sẻ chúng chưa bao giờ là Tiểu Nhân hay Quân Tử. Chúng không buồn để ý loài người nói gì về chúng. Kể cả đôi chim đang bị loài người bắt mất đứa con yêu kia. Chúng chỉ bận tâm làm sao cho đứa con được yên lòng.
…và người ta còn so sánh nó với các loại chim khác :
So với nhiều giống chim trời, “sẻ” cam phận thua kém. “Sẻ” không sánh được phượng hoàng vương giả, hồng hộc anh hùng, đỗ quyên yêu nước, dã hạc thần tiên, thiên nga quí phái, bồ câu hòa bình, hoàng oanh nghệ sĩ, khổng tước quan cách… Nhưng ngẫm lại, “sẻ” còn hơn bá vạn loài chim khác: không hôi như cú, không bẩn như quạ, không bạc như cò (uổng công xúc tép), không lười như cà cưỡng (tu hú nuôi cà cưỡng), không thất tín như vịt trời, không bất nghĩa như chim bắt-cô-trói-cột, không tham như già đảy, không mê tín như chim bói cá, không xa lạ như chim khách, không cò kè như chim trả, không khoe của như bạc má, không tục tỉu như cu cườm, không thâm như chim sâu, không hời hợt như bồ nông, không nói suông như vẹt, không lắm điều như chèo bẽo, không lêu lổng như sáo, không cãi cọ như bồ chao, không khóc như ri, không hèn như cút, không nhát như đà điểu, không dữ tợn như ác là, không tương tàn như kên kên, không phi cầm bất thú như dơi, .. Thế thì việc gì “sẻ” phải mặc cảm để mang mãi mối hận thâm căn cố đế với ông Mạc Đĩnh Chi, khi ở đời còn lắm thứ đáng giận hơn.
Kim Thu ơi !
Nếu nói là biểu tượng theo mùa thì người ta cũng treo tranh tứ quí là TÙNG CÚC TRÚC MAI ( từ trái qua phải ) đó là đại diện cho 4 mùa ĐÔNG THU HẠ XUÂN ( vì ngày xưa theo chữ Hán thì viết và đọc từ phải qua trái nên sẽ đọc là Xuân Hạ Thu Đông )
Còn tứ quân tữ thì vẫn là Mai Lan Cúc Trúc nếu theo kiểu VN, theo kiểu tàu thì lại xếp Trúc ở vị trí thứ 3 là Mai Lan Trúc Cúc.
Mấy cái vụ này hơi lộn xộn chưa kể viết và đọc từ phải sang trái hay từ trái sang phải nữa. Ngoài ra có loại tranh tứ quý chỉ 4 mùa xuân hạ thu đông là Đào Lan Cúc Trúc . Trong đó từng loại đại biểu cho các mùa như sau : Đào = Xuân; Trúc = Hạ; Cúc = Thu; Lan = Đông
Có lẽ do quan điểm quan niệm mỗi vùng khác nhau nên loại biểu tượng họ cũng chọn khác nhau. Chỉ có điều là Trúc và Cúc thì luôn được chọn trong tứ quân tữ, có thễ do nó quân tữ dữ dội chăng ?he.he.he…..
Lan là mùa đông hèn chi em cứ hoài lạnh giá hic…
Đọc bài này trên web nên bưng nguyên vô đây tham khảo. Sorry nhà văn Đỗ Thành vì tội … chôm chưa xin phép này.
Đọc bài này thì Mai Lan Cúc Trúc là đọc âm trại từ Hán Việt chớ cũng chẳng ăn nhập gì tới Xuân Hạ Thu Đông cũng như không phải chỉ có hoa mà còn thêm cây ở trỏng nữa
Đỗ Thành – NGÀY XUÂN TÌM NGHĨA CỦA MAI, LAN, CÚC, TRÚC
08.02.2012
Hàng nghìn năm nay phương Đông quen với bốn vị quân tử của loài hoa là Mai, Lan, Cúc, Trúc. Đọc những âm âm Hán Việt này cho người ta cảm giác có vẻ đặc mùi Tàu khiến cho nhiều người nghĩ rằng, những cái tên ấy cùng tục thưởng hoa cũng từ Trung Hoa truyền tới. Xin thưa, đó là điều ngộ nhận từ xa xưa, khiến người ta quen dần mà tưởng là thực.
Nếu căn cứ vào âm Hán Việt, ta chỉ thấy đó là tên của bốn loài hoa mà không còn ý nghĩa nào khác. Nhưng khi đọc chúng theo dạng chữ Nôm (chữ Việt cổ) thì lại khác.
Hoa Mai (梅). Chữ (梅)được ghép bởi 木-Mộc + 每-Mỗi. Quảng Đông đọc ”每-Mủi/mụi”. Triều Châu đọc là “每-Muýi”. Đó chẳng phải là vết tích chữ nầy chính là 每-Mới thời xưa sao ? Tiếng Việt cổ là Mơ rối chuyển thành Mới rối thành Mai và cũng là cách đọc Hán Việt từ thời Đường. Người Bắc Kinh đọc là Mỉ, Quảng Đông đọc là Mùi.
Trong tiếng Việt có những từ Mơi, Mơ, Mai để chỉ cái mới: sớm mơi, sớm mai, sáng mai, sáng tinh mơ…Loài hoa nở cuối Đông, đầu Xuân đi đầu trong bách hoa để tạo nên mùa hoa mới, đón xuân mới, năm mới nên được đặt tên là Hoa Mới. Rồi Mới biến âm thành Mai. Hoa Mai đứng đầu loài hoa trong vị thế hoa quân tử.
– Hoa Lan : 蘭 gồm bộ thảo và Môn với Đông. Đông là đang, đang đọc thành Lan. Thật ra chữ nầy là “Đang”, cây hoa Lan đang dính vào bản gổ, cây rừng, v v… Đang dần biến thành “Lan”. Ngày nay tiếng Triều Châu/ Mân Việt vẫn đọc Đông là Tang/Đang; trong tiếng Việt Nam thì là lan tràn. Loài Hoa lan tràn khắp nơi. Trên cành cây, thân cây, bản gỗ mục, trong chậu đất, dưới đất đều mọc lan tràn. Hiện nay người ta thống kê được hơn 80.000 ngàn loại “Lan” trên Trái đất! Chính vì cái sự lan tràn như vậy cho nên gọi là “Lan”. Và cho dù lan tràn khắp nơi nhưng vẫn đẹp, thơm, sạch, “gần bụi trần mà chẳn nhiễm bụi trần” nên được tôn trọng là có tính cách “quân tử “.
菊-Cúc: Tiếng Việt xưa có những từ “Cúp”, Gút- thắt gút/ nút áo-khuy áo. Ngày xưa dùng vải thắt gút lại làm nút áo dùng, cho nên gọi là “gút”. Gút là kết (tụ lại), kết/tụ, kết/dính, hợp lại gọi là “Gút” rối thành Cúc. Hoa có cả trăm cánh nhỏ “gút” lại cho nên gọi là Hoa Gút – Hoa Cúc. 菊 là chữ tượng hình vẽ bông “gút” gồm bộ “thảo”/ cỏ ở phía trên, bên dưới là mượn chữ “米-mễ” để vẽ ra hình ảnh các cánh hoa nhỏ dính kết “gút” lại. “Gút” dần biến thành “Cúc”. Tiếng Quảng Đông đọc là “Cúc”, Triều Châu đọc là “Kếk”, Bắc Kinh đọc là “júya/chíê” ( phát âm Juýa hay chiế của Bắc kinh lại trùng với âm của chữ “tụ” cũng đọc là “juýa/Chiế”- điều nầy chứng tỏ tiếng Bắc kinh vẫn ngầm nói lên ý nghĩa bông Gút/cúc nhiều cánh hoa nhỏ thành ra 1 đóa “Gút”. Trong không khí mùa Thu mát lạnh, dù đôi khi vàng rực, có hơi rực rỡ thì cũng không bao giờ có nét kiêu sa như Mẫu đơn hay hoa Hồng.vì vậy được tôn vinh là có tính cách “quân tử”
竹-TRÚC: Cây Mọc thẳng, khi nở hoa thì cây trúc sẻ bị chết…tre tàn thì măng mọc. Chỉ có loài trúc/tre là loài cây thân có từng “đốt”, mỗi đốt là một khúc. 竹 = chữ tượng hình vẽ chữ “đốt”/đốt tre gồm 2 lá tre và 2 đốt của cây tre. “Đốt” dần biến thành “trúc”
Dĩ nhiên, dân nào nói được “đốt” thì cũng đọc và nói được phát âm “Trúc”, chúc, khúc như đã thấy trong tiếng Việt Nam. Những nơi phương ngôn không đọc được “Đ” thì gọi “Đốt” thành ra : Trúc, chúc, chủa …
“Trúc”/ Đường âm-Hán Việt; “chúc”/tiếng Quảng Đông; “chủa”/ tiếng Bắc kinh. Cây trúc luôn đứng thẳng và sống được ở khắp nơi dù là đất cằn cổi vì vậy được tôn trọng là có tính cách “quân tử”.
Như vậy, bốn vị quân tử trong loài hoa:
-Hoa “Mới” chịu lạnh để nở ra chào đón năm mới
-Hoa “Lan” lan tràn khắp nơi trên cả thân cây, dưới đất v. v… để đem cái đẹp và hương thơm cho đời mà khiêm nhường không kiêu sa như hoa Hồng…
-Hoa “Gút” đã gút/cúc/kết các cánh hoa nhỏ lại mà đẹp dịu dàng trong cái lạnh mùa thu, thời tiết càng lạnh thì hoa “Gút” càng đẹp…
– Trúc là cây “Đốt” có “đoạn”/ và luôn mọc thẳng.
Do biến âm theo từng vùng địa lý, và qua cách dùng chính thống của các triều đình cả ngàn năm thời phong kiến đã biến Tứ Quân Tử Hoa với phát âm “Nôm” gốc là Mới-Lan-Gút-Đốt trở thành Mai-Lan-Cúc-Trúc! Ngày nay, dù tra tự điển Hán hay Việt thì không bao giờ tìm thấy nghĩa của Tứ quân tử Hoa với các chữ “Mai” “Lan” “Cúc” “Trúc” có nghĩa là gì!!! Chỉ khi nào người ta nhận ra cái gốc của phát âm “nôm” thì mới hiểu rõ vì sao tên của Tứ quân Tử hoa đã được gọi tên cùng với ý nghĩa thật rõ ràng.
Từ tìm hiểu nghĩa Mới của Mai, ta có cách hiểu khác về bài thơ của thiền sư Mãn Giác.
告 疾 示 衆 : Cáo tật thị chúng
春去百花落
Xuân khứ bách hoa lạc
春到百花開
Xuân đáo bách hoa khai
事逐眼前過
Sự trục nhản tiền quá
老從頭上來
Lão tùng đầu thượng lai
莫謂春殘花落盡
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
庭前昨夜一枝梅
Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai.
Thích Thanh Từ dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
Có điều không nhất quán của bản dịch là: hai câu đầu đều nói tới trăm hoa với nghĩa loài hoa nói chung, không đề cập riêng loài hoa nào. Trong khi đó câu kết lại nói về một loài hoa Mai cụ thể.
Mặc khác, khi đã Xuân tàn hoa lạc tận… thì không thể nào lại có hoa Mai nở.
Phải chăng là sẽ hợp nghĩa hơn khi hiểu chữ Mai không phải hoa Mai mà theo nghĩa Mới: Đêm qua sân trước nảy cành tươi
Mình cũng đọc nhiều cách giải thích ý nghĩa về Mai Lan Cúc Trúc nhưng phải công nhận cách giải thích của tác giả Đổ Thành là đầy đủ và hợp lý hơn cả.
Về sự quân tữ mà người ta gán ghép cho các loại này thật ra đầy sự khiên cưỡng, suy cho cùng lại cũng tuỳ theo quan niệm của mỗi người mà quân tữ hay không.
Cách giải thích về chữ Mai thật thú vị và có lý nếu suy từ hai câu thơ mà ta thường nghe
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Vậy thì ” Mai ” là từ chữ Mới được đọc trại đi lâu ngày mà thành……nhưng như vậy đoá hoa đó là hoa gì ? Nếu đó là hoa Mai của bây giờ thì không hợp lý bỡi vì sau mùa xuân thì tới mùa hạ, đó là mùa mà hoa Mai không bao giờ nở.
Riêng chữ Trúc thì nếu chữ Tàu cũng là tre, người Tàu gọi chung là tre cho các loại chứ không phân biệt như mình là tre, trúc, lồ ô, bương nứa, v.v…..Họ tre này có đến hàng trăm loại trong đó có trúc .
Lan theo ý nghĩa là lan tràn khắp nơi, nó có thễ mọc từ mảnh gổ gốc cây dưới đất.v.v….như vậy chẳng lẽ quân tử cũng tràn lan khắp nơi hay sao ?
Cúc có sắc màu rực rở như vậy mà cứ cố tình cho là không kiêu sa như Hồng hay Mẩu Đơn rồi cho nó là quân tữ hơn loại khác thì đích thị là khiên cưỡng lắm lắm.
Nếu chúng ta đã quen thuởng lãm và trưng bày những loại này theo ý nghĩa của mình hiểu từ trước đến nay thì cứ tiếp tục như vậy. Trong chuyện này chẳng có gì đúng hay sai cần phải thay đổi cã, nếu bày trí trong nhà mình cho phù hợp với cái mà thiên hạ cho là đúng trong khi mình không cãm thấy thích thì mình đã phụ bãn thân mình rồi. Trang phục ra đường thì cần phải vừa phù hợp ý thích của mình vừa không gây phãn cãm với mọi người xung quanh nhưng vật dụng trong nhà thì mình chọn cái nào mình thích chứ đâu có ai chọn cái mà thiên hạ thích.
Trong đây mình tức cười là chữ Lan thôi. ý nghĩa của chữ này cũng có lý. Bằng chứng là chỉ riêng lớp CT5 mà đã có đến 5 – 7 Lan rồi….đúng là tràn lan he.he.he…..
Anh Trúc ơi, lan là loài … Vương giả chi lan vì dù có lan tràn khắp nơi vẫn có được nét đẹp khác với tất cả mọi loài hoa khác, vẫn có được hương thơm cũng giống như sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, vì vậy mới được xếp vô hàng quân tử, chớ không có nghĩa quân tử tràn lan …
Nói đến đây em mới nhớ đến cái logo của Úc , có 2 chú nhóc Kangaroo và Emu làm biểu tượng . Đố các anh chị lý do gì và 2 chú nhóc này có cái đặc trưng gì khiến được chọn làm biểu tượng trên cái logo của Úc?
Bởi vì người di dân khi mới đặt chân lên lảnh thổ hoang vu này thì thường hay …đói. nên hè nhau cắt tiết những động vật gì mà nhiều và dễ tìm,nên hai loại này được chiếu cố chớ gì,dễ ẹc mà chị Thu cũng đố ..Ây dà !
Hello! chào cả nhà ,em mới trở về nhà từ chuyến du lọt nên còn hơi ấm ớ .thần hồn nát thần tính vì mổi khi đi tới quê người xứ lạ thăm thú,thì em thường trở về mà bỏ quên con….ứ ư ừ …tim .
Ayai Thăng ơi, sao cứ nhìn thấy con gì cũng nghĩ ngay tới cái bao tử trước hết vậy???
Người ta chọn 2 con này làm biểu tượng vì nó có đặc tính … không đi thụt lùi được đó Thăng.
Đất nước phải tiến lên phía trước nên họ chọn 2 con này . Còn nhiều con hấp dẫn ở Úc lắm Thăng ơi, tỷ dụ như con ‘ Cá mỏ vịt ‘ Platypus cũng là con vật chỉ có ở Úc thôi
Chị KT !
Hôm trước nghe chị nói cây “thunia” ở Úc có , tưởng là chị chỉ nói chơi thôi nhưng hôm nay đọc mấy bài viết về cây lan củă chị mới “tin thật” tôi cũng vừa tìm được 5,6 năm trước kể từ lúc mới bước chân đến Úc 1987… nhưng chỉ có màu trắng thôi ,họ hàng nhà này có 6 giống,tôi chỉ có một giống ,khi nào chị gặp cây màu khác cây tôi chụp trong hình mua giùm …gọi điện thoại là có mặt ngay .
Số điện thoại tôi 0449084804
Cám ơn trước
Chuyện nhỏ như con thỏ anh Chí Dân, đã có lần KT thấy màu hơi nâu , có mua rồi và Sydney khá lạnh năm đó nên cũng … dấu xác nó mất rồi
Cây Thunia thuộc loài “ngủ đông” nên cần phài đề nơi khô ráo và nhất là “không tưới nước,vô phân” … đến mùa sau,khi có chồi trên 6cm mới bắt đầu tưới ;trong thời gian cây tăng trường phải tưới mỗi ngày ,đến khi cây ra hoa hết và lá rụng là thời kỳ ngủ đông,ngưng tưới nước như vậy chúng sẽ “mạnh giỏi”.Lần đầu gặp,tôi mua một lúc 5 cây (sợ nó chết nữa) nhưng vẫn bị chết gần hết do theo “sách vở” (mùa đông 1 tháng tưới/lần….chết liền) ;Bây giờ thì mọc rất tốt ,Sydney trồng được vì nó có nickname là “Chinese Christmas orchid”.
Mùa này bắt đầu ra chồi rồi,ra xem có kíu được Khg?
Chúc may mắn,
Chị Thu,em có hình chộp mấy cành lan trong vườn ,chị cho em ké cái topic này để nhờ chi XLan khoe dùm được hông? So với vườn lan của chị thì lan của em không được chủ nhân chăm sóc kỹ càng từ chậu đến thân đến rễ rồi đến cành hoa như của chị nên nhìn hoang tàng lắm,nhưng thấy người ta khoe hàng thì em cũng bon chen.
Chị ừ đi !
Ồ được quá đi chớ Thăng , gởi qua ktctuc đi để khoe hàng liền ha.