Hẳn trong tất cả cựu học sinh trường kỹ thuật CT chúng ta, dù muốn hay dù không chúng ta hãy còn vương vấn rất nhiều về màu áo xanh một thời của bậc trung học. Ngày đó nếu mình nhớ không nhầm thì đối với hệ trung học phổ thông họ chỉ đi học hàng ngày một buổi, riêng về học sinh kỹ thuật CT thì chúng ta phải học ngày hai buổi sáng và chiều. Số lượng giờ học gấp hai lần so với học phổ thông, quả thật là rất căng thẳng.
Tinh thần của học sinh kỹ thuật có lần mình đã nói: Luôn gắn bó, tương trợ và đoàn kết. Thời gian vào khoảng những năm 71 đến 75 học sinh CT luôn dẫn đầu về mọi mặt so với học sinh phổ thông: Học giỏi, biểu tình chống đối chính quyền thời bấy giờ cũng giỏi, cua gái ở các trường trung học nữ nổi tiếng ở Saigon lúc bấy giờ như: Gia Long, Trưng Vương cũng đạt thành tích đầy bản lãnh và tài giỏi hơn người, cũng xin bật mí thêm thời đó: Trường nữ trung học Trưng Vương thì các Anh CT nhà mình đến sớ rớ, thì đụng phải các anh học ở trường trung học nam Võ Trường Toản, đến trường nữ trung học Gia Long thì gặp phải các anh đang học trường trung học Pestrus ký. Nói chung cái gì cũng giỏi, tự khen quá không khéo có lẽ mèo lại khen mèo dài đuôi.
Nếu điểm chung thời gian nêu trên có một số nhóm của trường CT, thường xuyên họi hộp vui chơi ở vườn Tào Đàn vào mỗi cuối tuần. Nếu mình nhớ không nhầm lúc đó có những nhóm như sau: Nhóm Xã Hội, Học Tập (hình như có ba nhóm), Đoàn Kết, Lên Đường, Kết Thân, v.v.
Có một điều mình thật thắc mắc không hiểu vì lý đó gì? Hầu như các nhóm trưởng của các nhóm lúc bấy giờ, đều là những anh mang bảng hiệu trên ngực màu trắng và vàng (sau nầy đổi thành màu trắng) và nhưng người tham gia sinh hoạt nhóm thường là những bạn đang học ban toán và ban đặc biệt sau này chuyển thành ban toán. Hình như những bạn mang bảng hiệu màu đó trên ngực vào sau này không có nhóm họp như những bạn cấp lớp khác, có lẽ họ đang bị giao động về chương trình học thay đổi hệ kỹ thuật của trường. Ngược lại, thời gian đó nhiều Cô của lớp CT5 vẫn thường tham gia nhóm Xã Hội: Sinh hoạt hàng tuần tai vườn Tao Đàn cũng như đi làm công tác xã hội với nhóm Xã Hội ở nhiều nơi khác nhau.
Tuổi trẻ đã qua chúng ta nhìn lại để thấy rằng: Tuổi trẻ đầy sôi nổi và nhiệt huyết. Đấy cũng chính là cái cốt lõi đã tạo thành nhiều nhóm sinh hoạt khác nhau tại trường. Mỗi nhóm đều có tôn chỉ và mục đích riêng, bằng chứng đã cho chúng ta thấy. Những bạn vẫn còn tiếp tục học sau biến cố 75, một số anh trưởng nhóm đã trở thành những thành phần trọng yếu, đều ở vị trí trong bản chấp hành và điều hành sinh hoạt thanh niên trường CT, sau nầy đổi thành Đoàn trường CT v.v. Nhưng cũng không thiếu một số Anh có tên tuổi trong bản chấp hành trường trước đó cũng biến mất và không để lại lời từ biệt. Hầu như nhiều sinh hoạt vui chơi và thể thao của trường ở khoảng thời gian ấy, cũng đã bị chôn vùi trong ký ức của các Anh còn tiếp tục ở lại trường.
Những ngày tháng sinh hoạt vui chơi vô tư của tuổi học trò ở vườn Tao Đàn, cùng hoa đồng với nhóm và đôi khi kết thân với các nhóm học sinh, học các trường khác cùng nhau sinh hoạt chung. Họ đã tạo nên sư đoàn kết và một buổi kết thân vui chơi, cười đùa bất tận sau những giờ học và tuần lễ miệt mài với đèn sách. Nó cũng đã chính thức bị khai tử sau biến cố 75, và những hình ảnh thân thương ấy chỉ còn lại trong ký ức của nhiều anh em chúng ta. Vâng đúng vậy các bạn ạ!
Cách nay không lâu lắm, tình cờ mình có xem được một vài cái clip trên you tube. Được dịp thưởng lãm cảnh ngày nay của vườn Tao Đàn! Đẹp thật và nhiều cây xanh tươi trông rất trữ tình và lãng mạng nếu mang so với cách nay hơn 45 năm về trước. Những cây cổ thụ cao vời vợi, vẫn đang hiên ngang đứng nhìn dòng đời thay đổi, và là nhân chứng của lịch sử. Đúng vây! Những thanh niên thời khoác trên người chiếc áo màu xanh vào những năm đó, họ cũng đã đến đây sinh hoạt vui chơi hàng tuần, với những bài hát thật vui nhộn cùng với những điệu múa tự chế, hồn nhiên và thoải mái v.v. Họ cũng đã trở thành những người dọc ngang, ngang dọc và cũng không ít người rời bỏ quê hương nói chôn nhau cắt rốn để chấp nhận cuộc đời tha phương. Nhiều bạn đã rất thành công nơi xứ người về trình độ văn hóa cũng như kỹ thuật và ngay cả lãnh vực thương mại. Đồng thời xin thắp một nén nhang dành cho các bạn đã từ giã cõi đời ra đi và trở về cát bụi, mà các bạn ấy đã một thời đến sinh hoạt và thân tình cùng màu áo Xanh kỹ thuật.
Thời gian đã giết chết tuổi thanh xuân, mọi thứ chỉ còn trong ký ức để rồi một ngày nhìn lại thì đã đến lúc cần chuẩn bị cho mình một mảnh vườn nhỏ nhỏ, một vài thú vui tiêu khiển để sống cuộc đời còn lại trên quê hương, cũng như một số anh em đang lưu lạc nơi quê người.
Cũng xin lỗi trước, sau hơn 40 năm từ khi mình rời khỏi ghế nhà trường, đã không một lời từ giã bạn bè thân thương và không có lần trở lại thăm trường. Vì thế có thể đưa mình đến những cái nhìn không chuẩn về mái trường CT thân yêu.
Thôi thì chúng ta không còn đủ thời gian để mơ ước và mộng tưởng những việc xa vời vợi và những việc mà chúng ta không thế nào với tới. Hăy dành thời gian này, để mình nhìn lại và tìm kiếm những gì thân thương nhất trong cuộc sống mà mình đă bỏ quên hoặc đă đánh mất.
Chúc các bạn nhà mình những ngày tháng vui vẻ và hạnh phúc bên mái gia đình thân thương.
P/S! À các bạn ơi! Nếu các bạn còn ủng hộ trang WEB do nhóm CT Úc Châu thiết lập cộng với công sức không nhỏ của Anh Đạt hình thành, xin các bạn vui lòng hãy để lại lời phê bình “khen, chê” không sao cả các bạn: Khen thì mình phát huy thêm, chê thì mình sửa sai. Hy vọng mình còn đủ trí nhớ để tiếp tục viết những khoảnh khắc của những ngày ngồi ghế nhà trường CT.
Cảm ơn các bạn nhé.
* Trang này được xem 1995 lần
Lâu lắm rồi mới có thêm một bài viết nữa. Hồi trước mổi ngày mình mở trang web này cả chục lần để xem. Sau này mở ra hoài mà hổng thấy có ai comment hết, riết rồi cũng lười mở ra.
Nhiều khi chỉ có mình comment mà hông ai tham gia gì đâm ra cũng vô duyên và cảm thấy sao mình nhiều chuyện quá thiệt là quê độ. Phải chi có cái nút LIKE như facebook để ít ra mình cũng biết là có người đọc những gì mình chịu khó viết ra thì cũng đở tủi lắm. Không biết anh Đạt có làm được không ?…..mà nói thiệt tui cũng không biết là anh Đạt có nên tốn công sức cho nó thêm nữa hay không ?
Bài này post lên hơn 2 tuần rồi mà tui mới biết đó ! Thường thì tui mở xem mục phản hồi, nếu có bài mới thì sẽ có người comment nhưng không thấy ai comment cả cho nên lần này tổ trác. Có bài mới mà hông biết.
Có lẽ những kỷ niệm xưa cũ đã kể cho nhau nghe 2 – 3 năm qua đã hết sạch rồi, những hoài niệm cũng nghe cả rồi. Bây giờ chỉ còn sáng tác mới và tin tức mà thôi.
Hông lẻ bây giờ bà con bận rộn làm ông bà nội ngoại hết rồi sao ta ?
Đọc tác phẩm của các anh sáng tác thì phải khen để còn được đọc tiếp chứ không chê bao giờ ,đôi khi ghé vào cũng muốn đóng góp cho xôm tụ nhưng ngặt cái …nặn không ra đề tài nên đành ngóng xem lỡ có các sư huynh sư tỉ nào làm trước đặng bắt chước hùa theo cho xôm .
Vả lại thằng em này tài cán loại xoàng nên cũng không dám hó hé gì lỡ người ta biết mình …dốt thì quê độ lắm đa . Chỉ được cái ham chơi thích trốn nhà trốn nhiệm vụ lang bang đây đó .
À nói mới nhớ,em đi nhiều nơi nên có nhiều chuyện kể trên bước đường du lịch nếu trang nhà các huynh đài và sư tỉ hứng thú thì kêu một tiếng em viết nhật kí hành trình “vòng quanh thế giới trong 80 năm ” kèm hình ảnh liền tù tì ngay tút xuỵt.
Vậy thì kể đi chớ còn gì nữa. Anh cạn đề tài rồi nên đâu có viết gì được nữa. Nếu Thăng kể chuyện mà có kèm hình ảnh là quá tuyệt rồi đó. Tới luôn bác tải !
Rồi thầy Trúc ơi,em sẽ lo làm liền vì thật ra bài vở viết sẵn sau mổi chuyến đi và gửi trong một trang web nọ ,nhưng trốn kĩ trong club nội bộ vì em chỉ viết lại hành trình để mà không quên chứ nếu lỡ mai này già mắc bệnh “xi khờ người già ” run rẩy tay chân run luôn đầu óc và quên ráo trọi thì hơi uổng.
Lúc đó dẫu mình có muốn dơ hai tay lên trời nhưng mắt nhìn xuống đất, mà thều thào ta thán câu ;”chao ơi thời oanh liệt nay còn đâu !” chưa biết có phun được tiếng nào hay không nữa ?
Giờ chỉ chờ anh Đạt bật đèn xanh và nhín cho câu thần chú để được tự dán hình ảnh vào bài viết mình ên là chữ ngĩa và hình ảnh sẽ tuôn ra ào ạt như nước trào khỏi miệng cống ….
Chào hai ông bạn! Sáng nay mở trang web ra xem, thì đọc được những lời nói chân thành của hai ông bạn. Vâng! Hai ông bạn nói rất đúng và lời đề nghị của VT và NT rất hay. Nói chung đều năm vào tâm trạng của người viết cũng như người đọc, rồi không để lại lời bình luận. Mặc dù người việt rất mong sự đóng góp, để viết càng hay hơn và chuẩn hơn. Những đề nghị của hai ông bạn tôi tin rằng Anh Đạt cũng sẽ đọc và quyền quyết định là tùy Anh Đạt. Những ngày ngồi ghế nhà trường CT có lẽ nó vẫn còn nhiều lắm. Vì tớ là người có dính dáng rất nhiều với sinh hoạt thanh niên trường từ khoản thời gian sau cuộc biểu tình chống đôn quân bắt lính cho lúc tới ngày tớ rời bỏ trường không một lời từ giã bạn bè thân thương. Thôi thì có dịp tớ sẽ khơi lại trong bài khoảnh khắc nầy.
(Một lần để nói và không bao giờ nói nữa). Hẹn các bạn nhé.
Chà chắc anh Đức Hiếu sẽ hé lộ nhiều tình tiết bí mật và hấp dẫn lắm đây,hồi hộp chờ đón xem .
Vậy trong khi chờ được anh Đạt ok thì em thử post 1 tấm hình xem sao nha .
“Sanh, Lão, Bệnh, Tử.” một định luật tạo hóa mà mọi người trong chúng ta đều chấp nhận và tuân theo.
Thời gian không bao giờ quay trở ngược lại với tuổi đời của chúng ta ngày một lão hóa! Hai lần trong cuộc đời mình được tham dự ngày lễ Vu Lan, có lẽ là một dấu mốc để nhớ .
Lần thứ nhất cách nay cũng hơn 10 năm, sau khi nghe bài giảng về ý nghĩa Lễ Vu Lan nhân ngày lễ Vu Lan được tổ chức tại chùa Phước Huệ ở Sydney. Sau đó là lễ cài hoa hồng:
Nhiều bé gái VN, với trên tay một rỗ hoa hồng đỏ và hồng trắng. Đến từng người để được cài lên ngực một đóa hoa đỏ hoặc hồng trắng tùy theo mỗi người.
Một bé gái đứng trước mặt tôi và hỏi:
Chào Chú: Cháu có thể cài hoa màu gì lên ngực của Chú?
Tôi trả lời: Cho chú cánh hoa hồng đỏ.
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong cuộc đời của mình được cài lên ngực cánh hoa hồng đỏ, để tượng trưng cho những người hãy còn Cha hoac Mẹ. Cành hoa ấy đã được mình lưu giữ đến khi bị thất lạc khi đổi chiếc xe khác.
Lần thứ nhì cách nay 3 năm, cũng được dịp tham dự buổi lễ Vu Lan tại ngôi chùa ngày nào, lần này cũng như lần trước:
Một bé gái đến hỏi:
Chào Bác: Cháu có thể cài hoa màu gì lên ngực của Bác?
Tôi trả lời: Cháu cho Bác xin cành hồng trắng.
Vâng đúng vậy, tôi đã không còn Cha và Mẹ hiện diện trên thế gian này nữa.
Được cài cành hồng trắng trên ngực, có lẽ không ai tránh được cảm giác lòng bùi ngùi thương nhớ hình bóng của hai đấng sanh thành, đã tạo ra cái hình hài mình đang có ngày hôm nay. Lòng tự thầm cảm ơn Cha Mẹ và luôn ghi nhớ công lao của hai đấng sanh thành đã tạo ra mình.
Cánh hoa hồng trắng dã được mang dán lên trong xe, phía trước mặt nơi người ngồi kế tài xế, xe của mình. Cành hoa trắng này là là một sự nhắc nhở mỗi ngày và bất cứ lúc nào tôi lái xe đi, luôn trông thấy và luôn nhắc nhở rằng: “anh có ngày được như ngày hôm nay là từ hai đấng sanh thành đã tạo ra Anh”.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu ngày 25 – 8 – 2018. Thân mời các Bác, các Cô, Anh Chị Em và các Cháu đọc lại bài viết:
http://www.ktctuc.net/?p=14761
Thời gian ngồi ghế nhà trường của mình không như các bạn vào sau này nam nữ học sinh ngang ngửa. từ năm đầu tiên có sự hiện diện của lớp nữ CT5. Sự biến đổi rõ ràng trong công viên trường Cao Thắng, có những chiếc áo dài tha thướt mà luôn bị hàng trăm cặp mắt của các thanh niên vào những năm đó đang học lớp 12, 11 và 10 v.v. Có lẽ khung viên nhà trường có phần ướt ác hơn, nhưng vẫn không thiếu phần trổ tài của các anh, để chứng tỏ cho vài nàng có sắc đẹp đoan trang thuỳ mị và duyên dáng của người con gái VN, luôn luôn vẫn là điểm chính để các Anh chú ý và theo đuổi. Lớp 10CT5 lúc bây giờ có vài cô phải nói là làm nhiều chàng trai mang bệnh tương tự và yêu một chiều. Mình vẫn còn nhớ gương mặt các Cô ấy nhưng sinh được không tiếc lộ tên các Cô. Biết đâu tương lai có lần gặp lại, mình sẽ nhắc lại vài hình ảnh mà các Cô ấy một thời là những bông hoa rạng rỡ và sáng chói trong bãi sa mạc hoan vu.
Một sa mạc với cảnh hoan vu toàn là các và ánh nắng cháy da, nay lại có sự xuất hiện của những bông hồng tươi thắm. Dù muốn hay không thì những đóa hồng nầy vấn giá trị cao hơn những nơi có cả vườn hoa hồng. Năm đó các Anh học lớp 12 ban toán chuẩn bị thi tú tài đôi kỹ thuật, cả một chân trời mới đang chờ các Anh. Đa phần các Anh có tú tài đôi kỹ thuật bây giờ con đường đến đại học Kỹ Thuật Phú Thọ, cao đẵng kỹ thuật Thủ Đức khá thuận tiện để các Anh chen chân vào. Còn ngược lại các Anh vẫn có vị trí ngồi khá vững vàng sau này khi tham gia vào quân đội. Sự thay đổi và thực tế thì các Anh đã trải qua những năm đó biết rất rõ. Riêng về phần các Anh đang học lớp 11 thì khả căng thẳng, cuộc chiến giữa Nam Bắc ngày càng khốc liệt.
Không riêng gì Nam hoặc Bắc hầu như nhiều thanh niên có ngày ra đi tham gia cuộc chiến nhưng ngày về người có, người không! Sự lo lắng này không riêng gì cho các Anh đang học mà đã ảnh hưởng rất nhiều đến bậc Cha Mẹ, đó là điểm chính để Cha Mẹ luôn nhắc nhở con mình hãy cố gắng nhiều hơn nữa để có một tương lai tươi sáng hơn.
Có lẽ các Anh cũng như các bạn đang học vào năm đó lớp 12 và 11 đều không thoát khỏi vòng lo lắng nầy. Hầu như đa số các Anh cũng đều phải: Yêu từ từ, yêu chậm lại và thậm chí một số tạm gác qua yêu đương vớ vấn để lo việc học là chính. Tất cả các Anh cũng như mình thời bây giờ ai cũng thấy hai con đường quả rõ rệt: Một là trở thành ông kỹ sư hoặc một chuyên viên kỹ thuật phòng bảo trì trang thiết bị quân sự. Hai là ngồi trên bàn thờ trước Ông Bà Cha Mẹ. Có lẽ ai cũng phải chọn cho mình một hướng di.
Tình yêu của tuổi học trò trong thời chiến tranh cũng không ít phần gian nan và khó trở thành cặp đôi. Trong lớp 11T6 bây giờ trước 75, một người bạn học chung cũng nên duyên chồng vợ với một chị CT5, họ sống rất hạnh phúc ngày hôm nay (xin chúc mừng hai bạn). Có lẽ còn vài cặp đôi nữa nhưng mình không biết, còn các lớp vào sau năm 75 thì xem như mình không biết hoàn toàn có bao nhiêu cặp nên vợ, nên chồng.
Thời ấy sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn và khóc liệt chấm dứt, có lẽ cũng không ít nhiều sự thay đổi cho nhiều anh em chúng ta. Một số biến mất không một lời từ biệt, một số trở lại trường và chấp nhận sự thay đổi trong chương trình giáo dục hệ kỹ thuật, Thật tội nghiệp cho các Anh đang học lớp 12 được nhà trường chuyển ra ngoài dự thi Tú Tài đôi phổ thông. Còn các Anh học 11 ban toán tiếp tục học lớp 12 và cũng không tránh được sự thay đổi trên.
Thời kỳ thay đổi hệ thống giáo dục: Từ ban giám hiệu trường, ban đại diện học sinh và cơ câu tổ chức của lớp ra đời, cùng nhiều cơ cấu tổ chức của trường v.v. Đã không ít thì nhiều ảnh hưởng rất lớn với các bạn đang tiếp tục học. Có lẽ mọi thư diễn tiến đều quay ngược 180 độ, hầu như không có sự lựa chọn nào khác hơn. Một là phải tuân theo vòng quay, hai là bạn phải thoát ra ngoài quỹ đạo đó, thời gian tiếp tục trôi qua các lớp học dần dần biến mất những người bạn ra đi hoàn toàn khong một lời từ giã? Cuối cùng ban giám hiệu trường phải cho dồn lớp lại, hình như hai lớp thành một để đủ số lượng học sinh cho mỗi lớp. Mọi thứ đều mới, nên có lẽ ảnh hưởng khá nhiều việc học tập cho tất cả các Anh đang tiếp tục học sau biến cố 1975.
Còn tiếp.
he he anh cũng thường dùng cái bang này đễ gỏ tiếng Việt nên cũng có lần post nhầm
Em hỏi nhỏ thầy cái này,thế ….có bao giờ thầy gửi e-mail thư tình lộn nhầm người chưa ?
ai cha cha cảm giác rùng rợn lắm đa ,vừa mới lỡ tay nhấn nút “send” xong cái mà chưng hửng tứa mồ hôi hột ,cảm giác như hụt trúng SuperLotto dzậy đó ?