Hình anh Việt Trúc gặp bạn hữu bên VN. Cám ơn anh Trúc đã gởi hình. KTCTUC.
* Trang này được xem 7100 lần
Hình anh Việt Trúc gặp bạn hữu bên VN. Cám ơn anh Trúc đã gởi hình. KTCTUC.
* Trang này được xem 7100 lần
Đây là lần thứ hai Xlan được tham dự lễ tri ân thầy cô. Lần này thì thật sự dành cho các nàng Ct5 bất ngờ cũng vì bất ngờ nên đợt này các nàng Ct5 khg biết nên ít tham gia hơn năm trước. Cũng không sao, tri ân thầy cô là mình tưởng nhớ đến các thầy cô đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho chúng ta thêm vững trãi để vào đời. Một năm chỉ có một lần, nếu các anh em bạn bè mình quá bận rộn khg đi được thì cũng đành chịu! Nhưng đây cũng là dịp dành cho các thầy cô gặp lại bạn hữu cùng dạy trong ngôi trường, cũng như chúng ta có cơ hội gặp lại những màu áo xanh thân thương của 38 năm về trước. Tại sao chúng ta lại để thời gian vàng son của tuổi học trò được lập lại này vuột mất? Nói chung em rất…rất là vui vì được cụng …cụng…rất là vui vì được nhìn lại các thầy lớp mình, gặp vậy chứ khg nói được nhiều với thầy vì biết thầy còn bạn và mình cũng… bạn còn nhiều để tám. Cái nầy thì sorry các thầy, con bị bệnh “ham vui, và nhiều chuyện ” hic…
Nói một chút về buổi lễ tri ân. Tuy Xlan cũng như nhiều anh chị bên nước ngoài mỗi người một ít tấm lòng gởi chút quà về tri ân các thầy cô, nhưng công cán các anh chị và bạn bè bên Vn thì vô cùng to lớn. Không ai biết được trong những tấm lòng đáng trân trọng của các anh bên nhà nó cực khổ và lớn lao như thế nào? Chỉ nhìn thấy Lan B và Thoại Vân (đợt này anh Bình trao quyền nhận tiền đóng góp của hai nhóm Mỹ và Úc). Tiền thì khg có nhiều nhưng các cô nàng này ôm trọng trách chắc thấy nặng nề và lớn lao quá, nên cứ hoang mang lo lắng. Các nàng Ct5 ơi làm như vậy là tốt lắm rồi, hết viết thư cám ơn lại viết thư xin phép được làm như thế này thế kia…thấy tội nghiệp ghê…Xlan biết các đại gia, tiểu gia ở Vn đã chơi hết mình, hết tình vì thầy, vì bạn, có cả các anh cựu học sinh từ khóa sáu mươi mấy tham gia, nhìn các anh họp nhóm sau lễ và chắc cũng trước lễ tri ân và dài dài sau lễ, cảm nhận tình cảm bạn bè còn giữ được em thấy vui và thương lắm! Tiếc là khg có sức để dô dô với các anh, Không có công các anh trong ban tổ chức tập hợp và mang lại cho các thầy ngày lễ tri ân một cách trân trọng này thì cho dù tiền bạc tụi em có gởi về thì cũng chẳng có ý nghĩa mang niềm vui như vậy đến các thầy cô, em nghĩ như thế! Một lần nữa xin chân thành ngã nón cám ơn các anh em Cao Thắng VN.
Em tiếc là mình khg kịp chuẩn bị mua băng dán để viết tên và lớp các anh lên ngay khi bước vào tham dự, em nghĩ có bảng tên thì có thể biết mình đang được nói chuyện với ai, nhất là em không phải một lát hỏi “xin lỗi anh tên gì học lớp nào?” thiệt là ngượng hết sức, em khg muốn các anh nghĩ em bị lẫn rồi cứ hỏi đi hỏi lại hoài anh Châu anh Bình ơi! Có bảng tên em thấy mình cũng hãnh diện, có bảng tên để mình biết mình là trò… nghe nói hôm bữa Thoại Vân bị trao nhầm bì thư lì xì cho một anh cựu.. cựu học sinh vì tóc anh bạc trắng hết, thì phải vì hình như ảnh đeo cái bông hồng…làm nhỏ này cứ áy náy… Đây chỉ là ý kiến nhỏ của em thôi! Em bị hơi nhiều chuyện mong các anh thông cảm, kỳ sau em sẽ đóng góp băng keo hén, để cho mấy nàng Ct5 nhà em có việc làm một chút, tội nghiệp. Hồi đó nhớ lớp em có về trường Cao Thắng dự lễ truyền thống má ơi trong sổ truyền thống khg có một tấm hình nào của lớp Ct5 các anh lên đọc diễn văn diễn thuyết khg hề nhắc đến cái tên lớp em. Một hồi tụi em quê quá góp một ít tiền cho quĩ học bổng nhà trường rồi rút êm về nhà…
Tổ chức chương trình nào cũng sẽ gặp vài thiếu sót nhưng tri ân thầy cô là một dịp mà chúng ta rất vui để nhắc nhở về thời đi học, thấy thầy ốm yếu, thấy trò già nua, thấy cuộc sống chúng ta đang ngắn dần lại, tự nhiên thấy buồn. Biết bao giờ và đến khi nào trong mỗi chúng ta sẽ có một lần cuối, nhớ hình ảnh anh Sáng con thầy Thê học lớp 12Ct1 của điện xí nghiệp và anh Mai già (em khg nhớ lớp) nhưng anh Mai rất là vui, cứ để lại cho em những nụ cười khi nghĩ về anh. Lễ tri ân thầy cô đầu tiên ở nhà anh Châu em được gặp 2 anh dù chỉ là tay bắt mặt mừng chào đón một chút, vài năm sau thì lần lượt nghe tin 2 anh mất em thấy buồn vậy mà em trong lòng em cũng được mãn nguyện một chút, vui vì hơn 30 năm được một lần được gặp lại 2 anh, nhất là anh Sáng người mà mỗi ngày em ra, vào chạm mặt trong xưởng điện. Cám ơn 2 anh đã đến dự lễ tri ân để Xlan được nhìn thấy các anh lần cuối.
Nhiều thầy cô quá, ai cũng tranh nhau bắt tay thầy mình ân cần thăm hỏi, ai biết được trong tim các thầy lớp khác khg có học trò mình đến dự sẽ có một chút nhói đau! Hy vọng là tri ân thầy cô năm sau và năm sau nữa chúng ta sẽ có mặt đông hơn và đông hơn nữa để được nối vòng tay run rẩy của tuổi xế chiều chặt lại hơn, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ bị mất dần và thưa dần vì tuổi thầy cô đã cao khg còn sức chờ đợi hay đón nhận những ngày tri ân kế tiếp, qui luật của tạo hóa, thôi thì chúng ta kết tình lại. Kính mong các thầy cô có thật nhiều sức khỏe để tham dự các mùa tri ân tiếp theo. Cũng xin chúc ban tổ chức và toàn thể các anh chị em Cao Thắng nhà mình một lòng đoàn kết yêu thương chơi hết mình, hết tình đúng tinh thần Cao Thắng.
Xlan ký bút. (May quá ông ngoại và cháu nội quên có mình rồi, viết vội nếu có điều chi phạm lỗi xin ban tổ chức lễ tri ân bỏ qua và thông cảm)
* Trang này được xem 2020 lần
Bây giờ mình đang ngồi ở sân bay Sydney chuẩn bị cho ngày về họp mặt. Trong lòng nữa vui nữa buồn nữa lo lắng nói chung là tùm lum thứ trong đầu.
(Rồi, phải dừng viết lại, một ông Vn ở phòng chờ ngồi cứ lải nhải hỏi chuyện hoài mất tập trung 10:35 phút).
12: 20 ngồi trên máy bay
Quyết định book vé về Vn để tham dự cho được lễ tri ân thầy cô đợt này để được gặp lại bạn bè và các thầy cô trong vòng có mấy tiếng đồng hồ. Thằng con mình ngồi ăn cơm kể lại với mẹ rằng hôm nay nó đi xe lửa gặp hai mẹ con cùng đi trên xe, cô gái thì giống vợ hắn còn bà mẹ khoảng trên 70 già da nhăn nheo, bà mẹ xăm xoi chiếc vòng vàng đeo trên cổ tay và hỏi cô con gái “sao cái vòng này mắc hơn cái kia vậy con?” Cô gái giải thích cho bà mẹ hiểu. Rồi ân cần trìu mến nhìn mẹ rất hài lòng vì những món quà đã mua cho mẹ, họ mới đi shopping về có rất nhiều túi đựng. Rồi thằng con mình nói chắc là bà mẹ đó cả đời qua bên Úc này vất vả với con cái nhiều lắm bây giờ con cái lớn rồi có điều kiện muốn đền đáp tấm lòng với cha mẹ, nhưng con nghĩ bây giờ cho dù có mua đồ đắc tiền đeo vào cánh tay mẹ nhưng nhìn cổ tay bà khg còn đẹp nữa làm con nghĩ đến mẹ, mẹ khg thích đeo trang sức, sống cả đời vất vả chỉ vì mỗi mình con, thôi thì mẹ cứ sống như thế nào mà mẹ cảm thấy mỗi ngày mẹ vui là được đừng bận tâm lo nghĩ đến con hay đến người khác. Mẹ có dự tính hay mong muốn gì thì cứ cố mà thực hiện con sẽ giúp mẹ.
Thế là mình nói ngay: “ hay là mẹ book vé về Vn cùng chờ để kịp dự lễ tri ân thầy cô của mẹ!” (số là cũng đang chờ con dâu và cháu nội có visa mới về Vn đón nó qua, mới nộp hồ sơ được 1 tháng) Quyết định đột ngột nhanh đến mức độ khg kịp suy nghĩ và không ngờ luôn, đúng là tâm linh có rối loạn thật! Vậy là mình sáng hôm sau chạy ngay ra agent với credit card của hắn trên tay “nó bảo mẹ phải làm liền đi nếu không mẹ sẽ đổi ý” (nó biết mình có bệnh sớm nắng, chiều mưa trưa có bảo chính giữa có mù sương mà!) may quá còn vé đến tp HCM 6 giờ chiều ngày thứ 6 và sẽ làm vị khách bất ngờ cho mấy nhỏ bạn CT5 và ban tổ chức lễ tri ân ngạc nhiên, thích quá thế là… Không thèm so đo mắc rẻ ( có kịp nữa đâu mà so đo), nó nói rồi cứ làm cái gì mình thích và mình thấy vui là được nên… kệ…khg có quan tâm nữa! Vậy mà …trời ơi, má ơi với 4 ngày lại còn một ngày làm việc, rồi chuẩn bị nấu vài món bỏ tủ đông cho thằng nhỏ đi làm về để có vài cái ăn! Chết rồi gấp quá còn nhiều thứ phải lo quá!( Xuân Lan mà nếu sống mà khg phải lo lắng chắc khg còn là mình nữa)….Bắt đầu thấy sợ và thấy hối hận, nói ngay với nó “hay là mẹ cancel cái vé, về 4 tuần nhở khg kịp vi sa cho con vợ con con thì sao?” Đi bỏ thằng con ở nhà một mình thui thủi cũng thương quá, rồi về Vn xui gia bạn bè gia đình con cháu kẻ ở xa lâu lâu mới về mà, quà cáp chắc xỉu quá. Thôi thì đành mặt dầy một chút nha các nàng ct5 của tụi ơi. Một người một ly đầu đỏ bánh lọt coi như xong hén! ( giải quyết nhanh gọn lẹ kiểu chợ chồm hổm).
(Thằng nhó tiếp viên hàng không mời bà lảo ngồi bên cạnh uống nước bà hỏi nước gì vậy nó nói có bia có rượu…(bà lão mĩm cười khg thấy răng trông cũng xinh, hồi nảy con bé tiếp viên đến mời bà lảo ăn đậu phộng, nói xong nó nhìn bà khg còn răng nó cũng cười gượng. Mình cũng sắp sữa như vậy rồi buồn nhỉ.)
Hai tối rồi khg ngủ được vì nôn nao tối hôm qua đi làm về nấu bửa cơm tối chờ con về ăn với nó cho vui từ hôm tết đến giờ hai mẹ con ăn qua quất mình thì diet khg muốn ăn trễ sợ mập, bỏ thằng nhỏ ăn một mình cũng thương, nhưng thương nó rồi ai thương mình… kệ.
Tối qua nhà dơ quá định lau chùi cho nó sạch sẽ trước khi đi, nhưng nó bảo khuya lắm rồi mẹ đi ngủ đi, sáng mai đi sớm rồi để thứ bảy con dọn cho, mừng quá…đây là cảm giác sung sướng trước khi đi chơi xa không bận tâm, hồi còn sống với ông chồng mỗi lần đi xa mình luôn dọn dẹp nhà cửa cho ổng sạch sẽ, khi về thấy bãi chiến trường… xanh mặt như người đang bị bại trận, vì vậy mà mình rất sợ đi xa, nhất là về Vn khi quay trở lại người thì nặng nề vì ăn nhiều… tăng trọng lại cứ bị lâng lâng như bay vào… cõi mộng lâu lắm mới thoát ra khỏi sợ lắm. Thôi thì sống ngày nào vui ngày đó, enjoy cuộc sống cho mình trước đi còn có vài năm nữa.
Bây giờ ngồi trên máy bay, bay về thì mới chợt nhớ đại ca đang bay trở lại Mỹ. Hai đứa đang gặp nhau trên bầu trời đầy mây nên khg nhìn thấy nhau hic.
Chào những người anh em của sứ chuột túi. Lần này Xuân Lan thử giữ kín cái miệng của mình để dành một sự bất ngờ cho các bạn Ct5 đến bây giờ thì coi như kín bưng hai người đồng lõa giữ kín nữa còn trong vòng bí mật.
Xì to ri được viết vội trên máy bay.
Xuân Lan ấn ký
QF359 hãng hàng không Vn Airline. Sao 1 giờ rồi không ai cho ăn cơm hết vậy ta!? Đói quá hic.
* Trang này được xem 3025 lần
Năm 2013 kỷ niệm 71 năm cuộc đánh bom cuả Nhật Bản vào thành phố Darwin thuộc tiểu bang Northern Territory cuả Úc Đại Lợi.
Darwin là thành phố lớn nhất ở phía bắc của Australia, là một vị trí phòng thủ quan trọng đối với Nhật Bản. Úc phát triển cảng hàng không cũng là cảng quân sự Darwin, được xây dựng ven biển và súng chống máy bay và dần dần mở rộng đơn vị đồn trú của quân đội. Darwin được coi như là một cổng chính cho các tàu Đồng Minh, máy bay và các lực lượng bảo vệ Đông Ấn Hà Lan (tại Indonesia và Đông Timor).
Hằng năm lễ kỷ niệm đánh bom ở Darwin được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 tại Công viên Bicentennial , Darwin nơi có dựng Bia kỷ niệm những người đã tử vong trong cuộc tấn công. Ngày này đã thu hút nhiều cựu chiến binh từng phục vụ ở Darwin trong khoảng thời gian chiến tranh năm 1942.
Lần đầu tiên trong lịch sử, vụ đánh bom ở Darwin vào ngày 19 tháng 2 năm 1942, là cuộc tấn công lớn nhất được đìều khiển bởi một thế lực nước ngoài đánh vào Úc . Trận chiến được ghi nhận có 242 máy bay Nhật Bản tấn công vào bến cảng Darwin và 2 sân bay của thị trấn. Với nỗ lực ngăn chặn Đồng Minh sử dụng Darwin làm cơ sở bàn đạp để tấn công xâm lược vào Timor và Java.
Sự kiện này được gọi là “Trân Châu Cảng của nước Úc”. Cuộc đột kích của Nhật Bản không giống như cuộc tấn công Pearl Harbour, kể từ khi Australia đã tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản ngày 08 Tháng 12 năm 1941. vì vậy người Nhật đã lấy cớ này phản công Úc. Mặc dù Úc chỉ là mục tiêu quân sự ít quan trọng hơn,nhưng một số lượng lớn bom được thả xuống Darwin nhiều hơn được sử dụng trong cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công cuả Nhật vào Darwin
Vào ngày 19 tháng 2 năm 1942, ngay trước khi 10:00 sáng, lực lượng Nhật Bản đã phát động các cuộc không kích bằng máy bay vào Darwin, đây là cuộc tấn công cuả ngoại quốc đầu tiên vào đất Úc. Quân đội của Nhật Bản đã chuẩn bị và lập kế hoạch hai cuộc không kích vào Darwin.
Hai vụ tấn công đã được lập kế hoạch và lãnh đạo bởi chỉ huy chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng mười tuần trước đó,
Hơn 260 máy bay cuả đối phương, bao gồm cả máy bay ném bom và máy bay trên đất liền bay ra khỏi tàu sân bay ở vùng biển Timor. Để tấn công vào Úc, mục đích vào các bến cảng của thị trấn, căn cứ quân sự, dân sự và bệnh viện địa phương. Cuộc tấn công chấm dứt sau khoảng 40 phút.
Cuộc tấn công thứ hai, bắt đầu một giờ sau đó, liên quan đến vụ đánh bom tầm cao cơ sở Không quân Hoàng gia Úc tại Parap kéo dài 20-25 phút.
Kết quả sau hai lần đánh bom các mục tiêu trên hoàn toàn bị phá huỷ.
Người Nhật chuẩn bị xâm lược Timor, và dự đoán rằng một cuộc tấn công gây rối cản trở tiềm năng của Darwin như là một cơ sở mà từ đó quân Đồng minh có thể khởi động một phản công, và đồng thời cùng một lúc sẽ làm tổn hại tinh thần của người Úc.
Sự thiệt hại ít nhất là 243 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, và có hơn 400 người bị thương.
Hai mươi máy bay quân sự đã bị phá hủy và tám tàu chiến bị đánh chìm trong bến cảng.
Các cuộc tấn công trên không vào Darwin tiếp tục cho đến tháng 11 năm 1943, khoảng thời gian này người Nhật đã ném bom Darwin 64 lần. Trong chiến tranh, các thị trấn khác ở miền bắc Úc cũng là mục tiêu của cuộc tấn công của Nhật Bản, với những quả bom được thả xuống Townsville, Katherine, Wyndham, Derby, Broome và Port Hedland.
Các phản ứng
Trong những giờ sau các cuộc tấn công trên không vào ngày 19 tháng 2, mọi người tin rằng một cuộc xâm lược sắp xảy ra, người dân ở Darwin bắt đầu hướng về phía Nam. Khoảng một nửa dân của Darwin cuối cùng bỏ chạy. Cơn hoảng loạn trong thị trấn đã được lặp đi lặp lại, cướp bóc và rối loạn xảy ra.
Lý do gì đã dẫn đến các cuộc tấn công?
Trong những năm 1930, Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng phần lớn của Trung Quốc.
1941, Nhật Bản cũng được kiểm soát Đông Dương (một liên bang các thuộc địa Pháp và bảo hộ ở Đông Nam Á).
Trong tháng 12 năm 1941, Nhật Bản đã đánh bom Mỹ tại Trân Châu Cảng và bước vào chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời hạn mười tuần, Nhật Bản kiểm soát Hồng Kông, Mã Lai, Singapore và lãnh thổ của Úc New Britain (Rabaul).
Quân đội đã lên kế hoạch , và một mạng lưới chống tàu ngầm bùng nổ đã được xây dựng qua Darwin Harbour, hệ thống mạng lưới tuyến nổi, phao hỗ trợ dài sáu km đã được thực hiện.
Tôn vinh người chết
Hằng năm vào ngày 19-02 một buổi lễ đã được tổ chức tại bia kỷ niệm ở thành phố Darwin để đặt vòng hoa và ghi nhớ những người đã chết trong trận không kích cuả Nhật Bản.
Chính phủ Nhật xin lỗi
Chính phủ Nhật Bản đã thu xếp một cuộc họp ở Darwin để xin lỗi về vụ đánh bom vào nước Úc và các thành phố trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II.
Thứ trưởng cao cấp của Nhật Bản Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Tadahiro Matsushita, phát biểu tại một buổi lễ ký kết cho dự án $ 34 tỷ dollar cuả khí Ichthys.
Ông đã xin lỗi về hành động của nước ông.
“Tôi nhận thức được rằng năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 70 của vụ đánh bom của Darwin và trong một khoảng thời gian nhất định trong quá khứ không-quá-xa, Nhật Bản đã gây ra thiệt hại to lớn và đau khổ cho người dân của nhiều quốc gia,” ông Matsushita.
“Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ cảm xúc của tôi hối hận sâu xa và phát biểu lời xin lỗi chân thành của tôi.”
“Sau chiến tranh, Nhật Bản đã tái sinh và phát triển với một hiến pháp hòa bình để đóng góp cho hòa bình thế giới”, ông nói.
Quan chức Nhật Bản trong quá khứ đã xin lỗi về hành động của quốc gia trong Thế chiến II, nhưng ông Matsushita được cho là chính trị gia cấp cao nhất để xin lỗi trên lãnh thổ phía Bắc Úc cho vụ đánh bom của Darwin.
Ông nói rằng “Thật may mắn sau cuộc chiến tranh Australia và Nhật Bản đã phát triển một tình bạn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau”.
Nhìn lại lịch sử cuộc tấn công của lực lượng Nhật Bản tại Darwin làm rung chuyển của cả quốc gia lẫn công dân Úc, trước đó dân Úc sống gần như tách biệt và chưa nhận thức được mối đe dọa xâm lược của các quốc gia láng giềng. Biến cố Nhật thả bom trên Darwin, còn hơn những gì họ đã làm trên Trân Châu Cảng. Lúc này Úc mới nhận ra mối đe dọa lớn của cuộc xâm lược của Đế quốc Nhật Bản. Đồng thời cũng thấy rõ địa thế đã cản trở sự hỗ trợ của các cường quốc bên ngoài Úc.
Nhờ đó Úc đã thiết lập một hệ thống phòng thủ, và thay đổi quan niệm “lục điạ Úc quá xa nên không ai dòm ngó để gây hấn” dù sao nhờ lục điạ Úc tách biệt và xa hẳn phiá dưới – Úc mệnh danh là xứ “Down under” do đó dân chúng sống rất an bình và nhàn nhã. Cuộc tấn công đã là một kỷ niệm khó quên cho dân chúng Úc đồng thời cũng là một bài học thức tỉnh nước Úc về tầm quan trọng vị thế của lãnh thổ Úc.
Tài liệu tham khảo:
* Trang này được xem 4122 lần
* Trang này được xem 2394 lần
Sydney Mardi Gras (10-02-2013 to 02-03-2013)
Lễ Hội Đồng Tính Luyến Ái
Sydney Mardi Gras là một lễ hội đồng tính luyến ái được tổ chức hằng năm tại thành phố Sydney thuộc tiểu bang New South Wales.
Năm 2013 cũng đánh dấu kỷ niệm 35 năm của lễ hội, với chủ đề “Thế hệ của tình yêu”. Thời gian bắt đầu từ 10-02-2013 và sẽ chấm dứt vào ngày 03-03-2012.
Ý nghĩa của Mardi Gras
Sydney Madi Gras là cuộc diển hành lớn nhất và là niềm tự hào của thành phố Sydney.
Hằng năm thu hút hăng trăm ngàn người từ các tiểu bang khác của Úc và du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến tham dự. Ước tính đã mang vào cho nền kinh tế tiểu bang NSW trên 40 triệu đô la.
Lễ hội Sydney Mardi Grad được đánh dấu vào năm 1978, là một ngày đoàn kết quốc tế của cộng đồng những người đồng tính . Ngày nay đã thể hiện được là một sự kiện văn hóa quy mô đấy đủ và ăn mừng niềm tự hào, đồng tính nữ , đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính và đa giới tính.
Lịch sử cuả Mardi Gras
Diễn hành đầu tiên đã diễn ra vào thứ Bảy 24 năm 1978 lúc 10 giờ tối và nó đã được đáp ứng bằng bạo lực cuả cảnh sát.
Hàng trăm người đồng tính nam, đồng tính nữ và những người ủng hộ, một số trong trang phục lạ mắt và một số chỉ đơn giản là khoác y phục nhìn kỳ dị lên chống lại cái lạnh và tụ tập tại Taylor Square với một chiếc xe tải và hệ thống âm thanh xuống Oxford Street Hyde Park.
Khi đoàn người đang vui chơi tham gia trong vùng Oxford St, cảnh sát đã được huy động giữ an ninh trật tự dọc theo tuyến đường và khi diễu hành dừng lại ở Hyde Park, nơi để được đọc bài diển văn, cảnh sát đã tịch thu chiếc xe tải và bắt giữ người điều khiển Lance Gowland. Tức giận bởi điều này, 1500 người vui chơi chuyển hướng lên William St Darlinghurst Road, nơi cảnh sát đã khoá đường. Tại thời điểm này, cảnh sát đột kích và dùng bạo lực bắt giữ 53 người đàn ông và phụ nữ, nhiều người trong số họ bị hành hung. Trong những tháng tiếp theo sau các cuộc biểu tình và bắt giữ xảy ra, mà các hành động của cảnh sát được nhìn thấy được coi là đã nặng tay. Một số không ít người đã ủng hộ cho quan điểm tẩy chay nạn kỳ thị nhóm người đồng tính luyến ái. Nhờ vậy sau cuộc diễu hành năm 1978 Sydney đã bắt đầu cuộc diễn hành hàng năm. Từ đó mọi người góp sức huy động bài trừ nạn kỳ thị trong cộng đồng đồng tính ở Úc. Xa hơn nữa những người đồng tính trên khắp thế giới đã bắt đầu huy động nhiều hơn và nhiều hơn nữa khi nhận biết tầm quan trọng của quan điểm này. Nhờ vậy Mardi gras bành trướng ra một quy mô rộng rãi hơn. Và gần đây cảm giác của Mardi Gras đã được nhiều người biết đến và ủng hộ xem như đó là lễ kỷ niệm, chứ không phải là một nhu cầu để chống lại xã hội.
Khi Mardi Gras đầu tiên bắt đầu vào năm 1978, đồng tính luyến ái vẫn còn bất hợp pháp và xã hội vẫn chưa thể chấp nhận được vì số người trong cộng đồng này vẫn chưa phổ biến và rất ít. Tuy nhiên ngày nay, bình đẳng pháp lý đã gần như đạt được và lợi nhuận lớn đã được thực hiện trong việc chấm dứt phân biệt đối xử.
Lấy một ví dụ, vai trò của cảnh sát trong cuộc diễu hành năm 1978, cảnh sát đứng vai trò áp đảo để giữ trật tự xã hội vì đứng trên quan điểm nhóm người này quấy phá trị an xã hội. Nhờ vậy cũng vô tình làm Mardi Gras tự nhiên trở thành rất quan trọng. Tuy nhiên ngày nay, diễn hành bao gồm tổ chức từ cảnh sát tham dự.
Mâu thuẫn này được giải thích và chứng minh được sự hài hòa về trị an xã hội và nhân viên bảo vệ trị an cho xã hội. Thật là tuyệt vời khi quan điểm về đồng tính luyến ái được xã hội chấp nhận.
Diễn hành cuả Mardi Gras
Sydney Gay và Lesbian Mardi Gras lễ hội lên đến đỉnh điểm nổi tiếng của Sydney Mardi Gras Parade. Cuộc diễu hành có hơn 8.500 thí sinh trong trang phục đầy màu sắc , hoặc được sử dụng mỹ thuật về vẽ trên thân thể rất đẹp mắt và ngọan mục tham dự. Bao gồm những người đại diện cho một nhóm cộng đồng, với bất cứ chủ đề gì ngay cả những thông điệp chính trị vẫn được chấp nhận. Họ được công nhận vì nhóm người đồng tính luyến ái gần như có mặt trong tất cả mọi ngành nghề và góp phần không nhỏ trong công việc xây dựng đất nước.
Tham gia cuộc diễu hành bao gồm các thành viên của các bậc phụ huynh, gia đình và bạn bè của người đồng tính nữ và đồng tính nam, các Lực lượng Quốc phòng Úc, Tổ chức Ân xá Quốc tế Australia, Bình đẳng Hôn nhân tại Úc , thành phố Sydney, Fire và Rescue NSW, Taronga Hiệp hội bảo tồn và DNA (tạp chí) cùng một số nhiều thành phần khác.
Mỗi cuộc diễn hành bắt đầu với khoảng 200 nhóm khác nhau từ các nơi trên thế giới. Họ đi dọc theo đường Oxford Street. Nó thường đi kèm với đốt pháo, được đưa ra từ những nóc nhà của các tòa nhà dọc theo tuyến đường diễu hành. Khoảng tr ên 300.000 khán giả xem lễ diễu hành trên đoạn đường dài 1,7 km thông qua trung tâm thành phố Sydney và Darlinghurst.
Chương trình lễ hội Mardi Gras
Chủ Nhật 10 tháng 2 năm 2013
Sydney Mardi Gras được coi là lớn nhất và được ưa thích nhất trong cộng đồng, và là một niềm vui rất thân thiện, dã ngoại trong ánh nắng ngoài trời cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.
Victoria Park Sydney, trở nên sống động như ngày hội chợ, đây là ngày chính thức khai mạc Sydney Mardi Gras.
Thứ Bảy 16 tháng 2 năm 2013
Quan điểm về đồng tính luyến ái được hợp thức hóa dưới mắt thế giới, được phản ánh qua văn học, nghệ thuật nhờ một số nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới đồng tính. Họ quảng cáo, thảo luận về công việc của họ, niềm đam mê và những gì cộng đồng họ phải đối mặt trong xã hội . Những kinh nghiệm của giới đồng tính thường đối mặt như quyền tư duy khám phá chúng tôi là ai, chúng tôi được toàn quyền lựa chọn người chúng tôi yêu quý mà không cần để ý đến phái tính, lý do tại sao chúng tôi đang có và những gì chúng tôi làm. Ngoài ra nó được kích thích, nó thách thức xã hội phải suy nghĩ về sự đa dạng, kinh nghiệm đồng tính và đặt mình trong vị trí của người khác. Những người đồng tính nổi tiếng trong quá khứ bao gồm Peter Tatchell, Sarah Waters, Jack Halberstam và Brent Corrigan.
Thứ Bảy 23 tháng 2 năm 2013
Như các buổi chiều muộn khác lễ hội được tụ tập đằng sau nhà Con Sò-Opera house- và Harboure Bridge, hàng ngàn người tham dự lễ hội tuyệt đẹp từ khắp nơi trên thế giới tụ tập trong công viên gần bờ biển, biêủ diển những điệu nhảy ngoạn mục nhất trên trường quốc tế.
Thứ Sáu 01 tháng 3 năm 2013
Giải Mardi Gras Races (đồng-tạo ra bởi Vanessa Wagner và RuPaul) là một trong các sự kiện mang tính biểu tượng nhất của mùa lễ hội, Mười bốn năm trước RuPaul và Vanessa Wagner-. cả hai là vị vua và hoàng hậu đoạt giải đầu tiên của Sydney – đã tạo ra cuộc thi đua tại bãi biển Bondi. Mọi người được vui đuà được nhảy nhót trên các đôi giày cao gót, gấu giả và cát mềm khiến cảnh tượng rất vui nhộn, những người chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư đều có thể tham dự để chạy đua trên những đôi giày cao gót dẫm trên bãi cát của bãi biển nổi tiếng trên thế giới Bondi Beach!
Thứ Bảy ngày 02 Tháng Ba năm 2013
Sydney Mardi Gras Parade là sự kiện lớn nhất của Lễ hội diễn hành Đồng tính trên thế giới. Nếu phân tích kỹ lễ hội có những đặc điểm như: sôi động, miễn phí,ấn tượng kỷ niệm của sức mạnh và vẻ đẹp của đa dạng, bùng nổ với màu sắc, sáng tạo và tự hỏi được thiết kế để kích động và giải trí. Từ thời điểm đê điều trên Bikes đá khởi động động cơ, tiếng gầm rú của sự phấn khích phát nổ vào một extravaganza cầu vồng nổi xa hoa và quân đội diễu hành tràn đầy năng lượng, với gần 10.000 người làm theo cách của họ dọc theo Phố Oxford và Flinders.
Sydney Mardi Gras
The Gay Sydney và Lesbian Mardi Gras được mang tính quốc tế, là một trong những tổ chức thế giới lớn nhất và tốt nhất c ủa LGBTQI. Cuộc tuần hành và lễ hội, đã được mô tả như một sự tuyệt vời phải một lần trong cuộc đời cuả những người đồng tính nên đi du lịch đến Úc tham dự lễ hội. Mardi Gras là đặc trưng trong các chương trình của các nhà khai thác chương trình du lịch nhắm vào thị trường cuả những người đồng tính.
Chỉ trích của Sydney Mardi Gras có lẽ là mạnh nhất của nó trong những năm đầu của các cuộc khủng hoảng về bệnh AIDS , và bùng lên một lần nữa khi vào năm 1994 đài truyền hình quốc gia ABC truyền hình cuộc diễu hành lần đầu tiên vể cuộc diểu hành.
Mardi Gras, vào các thời điểm khác nhau, đã thu hút sự chỉ trích từ các thành viên của mình, cộng đồng LGBTQI, và một loạt các nhóm tôn giáo và chính trị. Một số người cho Mardi Gras vốn đã lật đổ truyền thống giá trị Kitô giáo . Mỗi năm sự kiện này được tổ chức, một thành viên của Hội đồng lập pháp xứ New South Wale và một cựu bộ trưởng của Giáo Hội tại Úc , dẫn một lời cầu nguyện cho mưa vào ngày diểu hành và hoàn toàn chống đối việc diễn hành.
Ghi chú: LGBTQIA là một từ viết tắt là viết tắt của đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính, chuyển đổi giới tính, đồng tính, đa giới tính và sinh sản vô tính.
Tài liệu tham khảo:
* Trang này được xem 3176 lần
Sáng nay gỡ tờ lịch ôi chao đã 20 tết thật rồi. Theo thói quen tôi nhẩm tính chỉ còn mười ngày thôi mình thêm tuổi thêm già. Xuân đã về, đường phố vắng hẳn người nhập cư thay vào đó những chợ hoa, những gian hàng bánh mứt, dưa hấu bắt đầu dọn ra. Trong Chợ Lớn khu Hải Thượng Lãn Ông đỏ rực những câu đối, liễn chúc tết chộn rộn khách lựa chọn tìm kiếm lời hay ý đẹp để trang hoàng ngày tết. Tôi chọn một cặp rắn thật dễ thương kèm theo chữ phúc với mong muốn bình an hạnh phúc cho mọi nhà.
Trên đường Thành Thái hoa đã bày đầy xuống lòng đường nào là lan hồ điệp, địa lan, cattleya, moncara… hồng Sa Đéc, hồng Đà Lạt, dã yên thảo, dừa cạn, trạng nguyên, sống đời, cát tường còn cúc thì đủ loại đủ màu như mâm xôi, đại đóa, kim cúc…Riêng mai thì khỏi nói cả một rừng lớn nhỏ có đủ mai vàng mai trắng đua nhau khoe sắc.
Chợ lá dong ở ngã ba Ông Tạ cũng không kém phần nhộn nhịp, người mua kẻ bán tấp nập. Với tôi những ngày này mới thật sự là tết, đi đâu cũng thấy náo nhiệt chỉ còn thiếu tiếng pháo nổ đì đùng mà thôi.
Sài Gòn buổi tối rực rỡ hơn với mỗi con đường trang trí theo từng chủ đề và muôn ngàn ánh đèn li ti họp lại tỏa sáng khắp nơi, tây cũng như ta người người đi chơi ngắm cảnh chụp hình rất nhiều. Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ kỷ niệm vừa tròn mười tuổi. Cái tên chợ hoa Nguyễn Huệ ngày xưa đã đi vào lòng người Sài Gòn mỗi dịp xuân về. Chợ hoa là nơi mọi người đến để đón nhận năm mới chia sẻ niềm vui, hạnh phúc cho nhau và đi dạo ngắm cảnh mua vài chậu hoa, cành mai về chưng trong mấy ngày tết. Khi chợ hoa bị dời đi người ta cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối cho một hinh ảnh truyền thống đã có mấy chục năm qua. Và rồi cám ơn những người đã thay đổi diện mạo con đường này xinh đẹp hơn, ý nghĩa hơn mỗi khi tết đến xuân về.
Nhớ ngày trước cưới xong cũng chỉ còn mươi ngày nữa là tết, tôi lo năm nay mình sẽ phải ôm đồm nhiều thứ nào làm kiệu, làm mứt, kho thịt và chuẩn bị dọn dẹp tổng vệ sinh nhà cửa. Nhưng mỗi chiều đi làm về chẳng nghe mợ bảo con phụ trách việc này hay giúp anh chị việc kia, tôi thắc mắc với chồng, chồng cười và nói nhà này chẳng bày vẻ chi cho mệt. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng khác. Lại nhớ đến nhà mình năm nào cũng vậy, má tôi bày đủ thứ làm mấy chị em tôi chạy theo trối chết, tuy cực mà vui vì không khí tết đầy ắp trong nhà. Thức ăn chuẩn bị tới mền cũng còn, từ 25 tết trở đi nhạc xuân mở suốt ngày, hết băng này tới băng nọ hay nhất vẫn là ” Shotguns Xuân 73 ” Những bài “Xuân đã về”, “Xuân họp mặt” nói lên sự sum họp những người thân trong gia đình, gắn kết những người bạn lại với nhau.
Ngày 30 tết, buổi cơm họp mặt gia đình đầu tiên. Mợ nấu toàn món bắc xưa khẩu vị hoàn toàn khác hẳn thật lạ lẫm vô cùng. Đêm giao thừa lòng buồn rười rượi trong xóm vắng ngắt như tờ, nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm xóm đạo có khác. Xa xa tiếng pháo vọng lại, giờ này nhà tôi như mọi nhà đã bày ra cúng giao thừa ngoài sân. Đúng 12g đêm pháo nổ giòn dã khắp nơi. Có nhà dây pháo dài 5m treo từ sân thượng xuống, nhà ít nhất cũng 1m, cả nhà tôi thi nhau đếm xem nhà nào đốt nhiều nhất dài nhất. Ba má tôi qui định đêm giao thừa, sáng mùng 1, mùng 3 mỗi lần chỉ 1m mà thôi. Khi tiếng pháo ngừng như mọi năm ba tôi là người đầu tiên xông đất nhà mình. Bánh mứt cúng xong được đem ra nhâm nhi với trà nóng và quây quần xem chúc tết, ca nhạc mừng xuân trên tivi. Hình ảnh nhà tôi đón giao thừa là như vậy đó còn năm nay… Lên gác chồng tôi lôi ra một phong pháo treo lên cửa và châm ngòi, tiếng pháo tuy ngắn nhưng cũng làm lòng tôi ấm áp ít nhất tôi không thấy lạc lõng nơi này.
Vậy đó mà ba mươi năm đã trôi qua.
Nguyễn Thoại Vân
Xem hình Sắc Xuân và Đường Hoa Nguyễn Huệ Xuân Quý Tỵ
* Trang này được xem 2571 lần
Hình đám tang Mẹ Ly Lan. Cám ơn Kim Hoa và các bạn CT5 đã gởi hình. KTCTUC.
* Trang này được xem 3594 lần
Từ hôm nhận được thông tin nhóm Cao Thắng San Diego lên kế hoạch tổ chức một buổi cơm trưa thân mật để chào đón các thầy, nhìn lại hình ảnh mình vô cùng xúc động. Xúc động vì bây giờ mình không còn nhận ra được ai là thầy ai là trò nữa, sao chúng ta già đều với thầy vậy hic…
Nhiều thầy Xlan không nhận ra vì ngày xưa chắc mình không được học nhưng riêng thầy Vũ Mộng Hà với hàng lông mày đen rậm cùng dáng vẻ mảnh khảnh ngày nào bây giờ có mập lên một chút. Kỷ niệm với thầy Hà thì Xlan không có nhưng tiếng đồn về thầy thì tràn ngập. Nhớ hồi xưa khi lớp Ct5 kéo vào rạp Vĩnh Lợi xem phim ngày thứ năm. Cả nhóm đang chờ trước rạp thì có các nam sinh trường khác trêu ghẹo thì một trong các anh đó la lên “Tụi bây đừng có chọc tụi nó, tụi nó là học trò của thầy Vũ Mộng Hà đó, không thấy tụi nó đeo phù hiệu Cao Thắng sao?” Cám ơn cái danh của thầy Hà đã bảo vệ cho tụi em. Nhưng mà các anh chàng đó quên rằng phía sau lưng thầy còn có biết bao nhiêu anh lúc nào cũng sẵn sàng cờ lê, mỏ lết, và thước T sẵn sàng kéo nhau đi bênh vực nếu ai dám đụng đến học sinh Cao Thắng. (Bây giờ mới thú thiệt hồi xưa mình dốt toán lắm, nghe nói thầy Hà dạy toán giỏi cũng có ý nghĩ ước gì được học thầy, nhưng sau đó biết tin thầy Hà dạy kêu lên bảng, nếu mà không giải được thì úp mặt vào tường nên thấy sợ, sợ vì hỏng chừng mình bị úp hoài không lật thì sao, may quá không có học thầy Thanks God hihi….)
Thật ra sau biến cố 75 trong trường chúng ta có rất nhiều thầy và trò chạy tứ tung khắp nơi trên thế giới và San Diego là tiểu bang có nhiều thầy mà ít trò hơn ở San Jose chính vì vậy mà lần Reunion trước anh Duy đã viết thư mời gọi các thầy, chắc phần tuổi cao và đường đi thì lại xa không giống như Vn nên các thầy không đến tham dự được, nên khi Xlan qua không có cơ hội gặp lại các thầy đông đủ. (Hôm bữa xớn xác còn nghĩ thầy Nhữ Đình Hùng ở Mỹ mới quê chứ!)
Cuộc sống bên Mỹ có quá nhiều bận rộn, và chắc cũng lâu lắm rồi các thầy chưa được các anh chị bên đó tổ chức buổi họp mặt nào mời đông đủ được các thầy trò để có buổi hàn huyên tâm sự, cái này là có công góp phần của thầy Nhuận. Thỉnh thoảng em hay gọi điện về thăm thầy Nguyễn Duy Hải, thầy Hải bây giờ về Bến Tre sống, thầy xếp mấy hóa chất hữu cơ vô cơ gì đó của thầy vào kho rồi, thầy trồng cam, quít… (í quên thầy vẫn còn sử dụng hôm bữa thầy gọi em dạy cách bón phân như thế nào để trồng cam sai trái và ngọt). Thầy Hải rất hớn hở và chờ đợi ngày tri ân thầy cô để lên sài Gòn gặp lại bạn bè và học trò mình thương lắm!
Em biết ở VN bây giờ cứ mỗi năm các anh chị em Cao Thắng nhà mình cố gắng 1 lần họp mặt vào khoảng mùng 7 tết để tri ân thầy cô, đây là ý nghĩ tuyệt vời mà các anh Hiếu Nguyễn, Thọ Bình, Đình Đức và anh Châu đã làm được, một lần nữa cám ơn các anh.
Chúng ta những người cựu học sinh Cao Thắng chắc phải bổ sung thêm câu “Luôn tưởng nhớ công ơn dạy dỗ thầy cô” thôi thì ngày hôm nay chúng ta được lưu lạc nới xứ người, khó khăn vất vả trăm đường chúng ta đã, đang và phải trãi qua, có qua đây mới nếm được…Nhưng mà chúng ta đang được hít thở bầu không khí trong lành được ăn những thức ăn ngon không độc hại và được nhìn thấy tương lai của đời con đời cháu thôi thì người có công, người góp tấm lòng để mang đến cho các thầy chúng ta tuổi xế chiều một chút hạnh phúc, một niềm tự hào vì đã dạy trong trường Kỹ Thuật Cao Thắng và đây là các cô cậu học trò thân yêu của tôi.
Cuối cùng cả năm mới có vài lần họp mặt ban tổ chức dù là ban tổ chức ở đâu ở nơi nào khắp nơi trên trái đât này đã hết sức cố gắng, xin các thầy cô cũng như các anh chị em mình thu xếp để tham dự bảo đảm chúng ta sẽ có được những xúc cảm rất vui. Giống như lần Xlan qua Mỹ mặc dù biết anh Khôi bị bệnh, vậy mà anh Khôi Hương vẫn nén hết những lo lắng vào bên trong, vui vẻ tổ chức một ngày Reunion 2012 ở San Jose đầy ý nghĩa . Em có thể nhìn được đôi mắt tràn ngập niềm vui của hai anh chị này và của cả anh Duy, anh Châu, Hoài Hương, của các anh chị Cao Thắng San Jose sung sướng như thế nào sau khi kết thúc thành công, mặc dù mọi người rất là mệt và vất vả.
Cám ơn những tấm lòng, những tình thâm chúng ta mãi giữ gìn. Chúc cả nhà thật nhiều hạnh phúc, cái hạnh phúc ngoài luồng cao cả mà chúng ta đang có được. Xin mang một chút cái nóng của mùa hè Australia sang Mỹ để tăng thêm sự ấm áp cho gia đình chúng ta.
Cám ơn ban tổ chức họp mặt anh Lâm Hùng, Công Minh và Phương Anh đã gởi hình và cho Xlan một cảm xúc để viết bài này.
Chào đoàn kết và thương yêu.
* Trang này được xem 2040 lần
Mình muốn làm mứt dừa nhưng ngại vụ nạy cùi dừa vì chưa nạy bao giờ… bạn mình làm mứt dừa bằng dừa non mình thích qúa nhưng kiếm dừa non đông đá khắp nơi không có nên đành làm dừa khô,mình mua $2.59/trái… dừa này từ New zealand có người chỉ cách lựa dừa là lựa trái nặng cầm lên lắc nghe tiếng nước dừa óc ách bên trong là dừa ngon không bị gìa và ra dầu
Mua 3 trái dừa làm được nhiêu đây nè
CÁCH TÁCH VỎ DỪA:
-Mang bao tay dùng sóng dao bự chặt thịt chặt vòng quanh trái dừa chừng 3,4 nhát là dừa nứt đôi…lấy nước dừa kho thịt hén
-Dừa bổ đôi cho vô lò vặn 175 độ nướng khỏang từ 30-40 phút để trong lò cho nguội
-Lấy ra khỏi lò dùng dao lách cùi dừa ra…phần này tưởng khó ai dè cũng dễ mình làm lẹ lắm
CÁCH LÀM:
-Gọt bỏ lớp vỏ nâu ,bào lát mỏng
-Trụng qua nước sôi hoặc ngâm qua nước ấm vài giờ cho ra dầu và xả lại nước lạnh nhiều lần cho sạch
-Ướp đường vài tiếng họăc qua đêm:lượng đường bằng nửa luợng dừa thỉnh thỏang đảo cho dừa thấm đường đều
-Ướp màu (nếu muốn):cho màu thực phẩm hoặc màu lá dứa vào ướp chung với đường nhớ cho ít thôi vì khi sên xong màu sẽ đậm hơn
SÊN DỪA:
– Cho dừa vô chảo vặn lửa nhỏ đảo đều cho dừa khỏi khét, dừa gần ráo cho vào ít vani vào dừa màu trắng đảo đều mình không cho va ni vào dừa màu xanh
– Khi dừa khô tắt bếp đợi nguôị bỏ vô keo
Mứt dừa homemade công nhận ngon, béo hơn ở shop nhiều đó các bạn mình ơi!
* Trang này được xem 1513 lần